Quy hoạch lãnh thổ và định hướng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

2. Lựa chọn phương án

2.3.6. Quy hoạch lãnh thổ và định hướng sử dụng đất

2.2.6.1. Quy hoạch lãnh thổ

Trung tâm huyện Phù Ninh, thị trấn Phong Châu đã đƣợc quy hoạch và phê duyệt. Theo đó, thị trấn Phong Châu là đô thị, là trung tâm hành chính, chính trị - kinh tế - văn hóa, xã hội - dịch vụ của huyện Phù Ninh và theo lộ trình sẽ trở thành thị xã vào năm 2020.

Quy hoạch phát triển các khu dân cƣ nông thôn theo hƣớng kết hợp giữa phát triển tập trung thành các cụm dân cƣ nông thôn với các điểm phân bố dân cƣ truyền thống. Cần tôn trọng, duy trì và phát huy các yếu tố truyền thống của làng xã gắn với văn hóa dân tộc; bảo tồn các giá trị lịch sử văn hoá của làng Việt xƣa trong đời sống hiện đại.

2.3.6.2. Định hướng phát triển cho một số địa bàn

Những địa bàn kém phát triển, khó khăn: Gồm các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Trạm Thản, Tiên Phú, Liên Hoa, Gia Thanh, Trung Giáp có những điều kiện phát triển kinh tế khó khăn hơn. Đối với những xã này, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đƣờng giao thông, các công trình thuỷ lợi, hệ thống lƣới điện; tổ chức sắp xếp lại dân cƣ tạo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống phát triển. Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, nguyên liệu giấy, phát triển chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm; cây ăn quả; kết hợp với các tour du lịch văn hóa để khai thác và phát huy bản sắc văn hóa của mỗi địa phƣơng. Đẩy mạnh phát triển sản

Những địa bàn có vai trò động lực: Gồm các xã Phú Lộc, Bảo Thanh, Phú Nham, Phù Ninh, thị trấn Phong Châu. Đây là vùng vừa phát triển công nghiệp quy mô lớn, trình độ công nghệ cao của sản xuất giấy, điện tử, linh kiện máy móc, hóa chất, nhựa tổng hợp, may mặc, dày da, chế biến nông sản; vừa phát triển dịch vụ thƣơng mại, du lịch, vui chơi giải trí.

Các xã tiểu vùng ven sông Lô: Gồm các xã Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Vĩnh Phú, Lệ Mỹ, Tử Đà tuy tiềm năng không lớn; nhƣng cũng có nhiều thuận lợi. Đây là địa bàn có tiềm năng để phát triển các công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; trồng lúa, ngô chất lƣợng cao, khoai tây; sản xuất rau, cây thực phẩm, trồng hoa, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

2.3.6.3. Định hướng sử dụng đất

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp: Đến năm 2020, đất nông nghiệp

giảm còn 10.520,33 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm còn 6.945,85 ha (chủ yếu giảm đất thuộc vùng quy hoạch các khu công nghiệp, dịch vụ và mở rộng khu dân cƣ). Trong đất sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa 3.016 ha do chuyển sang nuôi trồng thủy sản, cây thực phẩm và mục đích phi nông nghiệp; một số diện tích chƣa sử dụng đƣợc khai thác trồng rừng, tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp còn 3.085 ha. Đặc biệt, trong kỳ quy hoạch sẽ có 210 ha đất chƣa sử dụng đƣợc chuyển vào sử dụng nông, lâm nghiệp.

Định hướng sử dụng đất phi nông nghiệp: đến năm 2020, đất đai giành

cho các chức năng phi nông nghiệp sẽ tăng lên 983,07 ha, ở mức 4.722,0 ha. Về nguồn tăng cho mục đích phi nông nghiệp có 954 ha tăng từ đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 162 ha là đất lúa, 263 ha là đất trồng cây lâu năm, 399 ha là từ đất rừng sản xuất. Đặc biệt có 118 ha đất chƣa sử dụng đƣợc chuyển vào đất phi nông nghiệp.

Về mục đích sử dụng tăng thêm: 797,18 ha cho đất ở, trong đó 398,04 cho đất ở nông thôn và 599,14 ha cho đất ở đô thị. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 0,64 ha. Đất sử dụng cho mục đích an ninh quốc phòng ở mức 330 ha, tăng 30 ha so với năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)