Kiến nghị đối với Chính phủ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín001 (Trang 82 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ:

4.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ:

Sự đổi mới của NHTM nói chung và hoạt động TTQT nói riêng không thể tách rời các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp lý đã đƣợc ban hành, tạo môi trƣờng pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng nhƣ: luật thƣơng mại, luật các tổ chức tín dụng, luật đầu tƣ nƣớc ngoài, luật doanh nghiệp,…. Để ổn định môi trƣờng pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động TTQT của các NHTM, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xem xét lại các nội dung sau:

4.3.2.1. Hoàn thiện và ổn định các chính sách:

Hiên nay, hệ thống các chính sách của Việt nam chƣa đƣợc thống nhất và hàng năm vẫn còn phải sửa đổi, bổ sung. Tuy những sửa đổi, bổ sung đó không tạo ra những biến động lớn nhƣng nó cũng gây ra tâm lý hoang mang đối với Ngân hàng và các doanh nghiệp vì Ngân hàng chƣa kịp làm quen với các chính sách cũ thì lại có thêm những sửa đổi, bổ sung mới. Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và doanh nghiệp mất đi tính ổn định.

Việc hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp lý là rất cần thiết nhƣng việc sửa đổi bổ sung nên đƣợc tiến hành định kỳ. Nếu các cơ quan chức năng thấy cần phải sửa đổi, bổ sung các chính sách, văn bản pháp luật cho phù hợp với điều kiện hiện tại thì nên có thông báo trƣớc tới các đối tƣợng liên quan để họ có thời gian chuẩn bị và giải thích.

4.3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động thanh toán quốc tế:

+ Ban hành luật ngoại hối vì đây là một công cụ đắc lực cho việc thực thi chính sách tiền tệ. Các chính sách quản lý ngoại hối, tiền tệ,…. có tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn trong và ngoài nƣớc của các NHTM và hoạt động kinh doanh XNK của các doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hƣởng lớn đến hoạt động TTQT.

+ Nghiên cứu, ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng các quy tắc chung về TTQT của thế giới mà chƣa xây dựng đƣợc hệ thống luật TTQT riêng cho mình. Điển hình là việc vận dụng UCP600 tại nƣớc ta gần nhƣ tuyệt đối mà không có sự điều chỉnh nào. Các văn bản pháp lý quy định, hƣớng dẫn TTQT đối với Việt Nam rất cần thiết không chỉ đối với Ngân hàng mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài sử dụng làm căn cứ khi xét xử các vụ tranh chấp trong thƣơng mại quốc tế.

Các văn bản pháp lý này không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế nhƣng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam và phù hợp với môi trƣờng đầu tƣ, đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam

4.3.2.3. Thực hiện cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và cải thiện thanh toán quốc tế:

Trong nhiều năm qua, cán cân thƣơng mại quốc tế của Việt Nam thƣờng trong tình trạng thâm hụt, mức độ thâm hụt ngày càng lớn, đây là một vấn đề nan giải. Cải thiện cán cân TTQT là việc làm cấp bách. Để cải thiện cán cân TTQT thì nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động XNK, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu. Mục tiêu đó chúng ta có thể sẽ đạt đƣợc nếu chúng ta tiến hành một số biện pháp sau:

trình độ quản lý, hƣớng phát triển kinh doanh…..thì mới cấp phép xuất khẩu trực tiếp. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp thì phải chuyển sang uỷ thác xuất khẩu tránh những rủi ro gây ra bởi trình độ quản lý của họ. Tuy nhiên các thể chế, thủ tục XNK cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát XNK.

+ Để giảm thiệt hại do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gây ra cho các doanh nghiệp XNK, Chính phủ cần thúc đẩy mạnh trợ cấp mức nhập khẩu thông qua chế độ lãi suất ƣu đãi, cân đối cung cầu, hạn chế những cơn sốt hàng hoá.

+ Chính phủ cần ban hành các luật thuế XNK phù hợp ổn định. Trên thực tế, biểu thuế thay đổi thƣờng xuyên làm cho các doanh nghiệp XNK không dự đoán đƣợc diễn biến thị trƣờng nên đã gặp phải không ít khó khăn gây thiệt hại cho chính bản thân doanh nghiệp và rủi ro cho các ngân hàng phục vụ họ.

4.3.2.4. Về hiện đại hoá công nghệ thanh toán Ngân hàng:

Đây là một kế hoạch mang tính dài hạn, một chiến lƣợc phát triển tổng quát nên chỉ riêng ngành Ngân hàng không thể thực hiện đƣợc mà cần phải có sự đầu tƣ hỗ trợ của Chính phủ. Đó là Chính phủ cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ, thẩm định chính xác các chƣơng trình đầu tƣ cũng nhƣ các hợp đồng mua bán công nghệ trang thiết bị máy móc với nƣớc ngoài để tránh trƣờng hợp biến thị trƣờng Việt nam thành “bãi rác công nghiệp”, gây lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia.

Bởi quá trình hiện đại hoá Ngân hàng là một kế hoạch lâu dài nên yêu cầu đặt ra phải có một đội ngũ các nhà khoa học có khả năng tự thiết kế, cải tạo các hệ thống công nghiệp hợp lý. Để làm đƣợc nhƣ vậy, ngay từ bây giờ Chính phủ cần phải có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đào tạo các chuyên ngành khoa học cơ bản cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các đề án nghiên cứu khoa học liên quan mang tính khả thi.

KẾT LUẬN

Hiện nay với chính sách mở cửa của nền kinh tế, việc giao lƣu buôn bán của Việt nam với các nƣớc trên thế giới diễn ra ngày càng sôi động. Các ngân hàng có vai trò quan trọng, đảm bảo cho khâu thanh toán diễn ra một cách an toàn và có hiệu quả nhất, là một nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một hợp đồng XNK.

TTQT là khâu kết thúc của một hợp đồng ngoại thƣơng, nó khép lại một chu trình mua bán hàng hoá, dịch vụ, là cầu nối giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu thụ thông qua việc chi trả lẫn nhau trong giao đổi quốc tế. Yêu cầu đặt ra trong TTQT là phải đảm bảo an toàn cho các hợp đồng XNK, thu hồi đầy đủ tiền, hàng để tiếp tục guồng máy sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Nhƣ vậy, TTQT góp phần chủ yếu giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, góp phần không nhỏ vào việc tạo ra nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp XNK, cũng nhƣ tạo cơ sở vật chất ban đầu cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Hoạt động TTQT là một hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Mở rộng và phát triển hoạt động này luôn là vấn đề ƣu tiên của các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thƣơng mại quốc tế nhƣ vũ bão hiện nay.

Cũng nhƣ các ngân hàng khác đang hoạt động tại Việt Nam, Sacombank là ngân hàng dẫn đầu về hoạt động TTQT, coi giao dịch TTQT nhƣ một công cụ đắc lực trong hoạt động của mình, đáp ứng mọi nhu cầu đặt ra trong hoạt động XNK và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để có thể kinh doanh tốt, đủ sức cạnh tranh, Sacombank cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khẩn trƣơng khắc phục những hạn chế nhằm đổi mới và hoàn thiện ngiệp

thân ngân hàng cùng với sự phối hợp của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan bộ, nghành có liên quan.

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn công tác thực hiện hoạt động TTQT tại Sacombank, tác giả đã hoàn thiện đề tài này. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

-Khái quát chung nhất những vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế: Những khái niệm liên quan đến thanh toán quốc tế tại NHTM; các nhân tố ảnh hƣởng, ...

- Tìm hiểu thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế, công tác phát triển hoạt động TTQT, những thành công, hạn chế và nguyên nhân;

- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank, tác giả xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTQT tại Sacombank;

Tuy nhiên, đây là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, không những đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và cần sự hiểu biết rộng, sự nhạy cảm và kinh nghiệm. Do đó, bài viết không tránh khỏi thiếu sót, tác giả cần phải nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn nhiều hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện đề tài, tiếp thu những ý kiến đóng góp, chia sẻ, khắc phục những thiếu sót và hạn chế của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phùng Mạnh Hùng, 2007. Rủi ro trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 8, tr.19-22.

2. Trần Hoàng Ngân, 2003. Thanh toán quốc tế. Hà Nội: NXB Thống kê. 3. Sacombank, 2014-2016. Báo cáo Tổng kết hoạt động Sacombank các

năm 2014, 2015, 2016. Hà Nội.

4. Sacombank, 2014-2017. Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank các năm 2014, 2015, 2016 và 7 tháng năm 2017.

5. Võ Thanh Thu, 2006. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội.

6. Nguyễn Văn Tiến, 2006. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Hà Nội: NXB Thống Kê

7. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch

Kinh doanh ngoại hối. Hà Nội: NXB Thống kê.

8. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Giáo trình Thanh toán quốc tế cập nhật UCP 600. Hà Nội: NXB Thống Kê.

9. Đinh Xuân Trình, 2006. Giáo trình thanh toán quốc tế. Hà Nội: NXB Lao động- Xã hội.

10.Đinh Xuân Trình, 1992. Sổ tay thanh toán quốc tế. Trƣờng Đại học

Ngoại Thƣơng.

11.Đoàn Thị Hồng Vân, 2005. Giáo trình kỹ thuật ngoại thương. Hà Nội:

NXB Thống kê.

Tiếng Anh:

12. International Standard Banking Practice for the examination of documents

13.Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, 1993 revision.

ICC publication number 500 và bản dịch.

14.Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, 2007 revision.

ICC publication number 600 và bản dịch.

15.Uniform rules for collections, 1995 revision. Publication number 522.

Các website tham khảo

16.http://cafef.vn 17.http://www.adb.org 18.http://www.gso.gov.vn 19.http://www.mot.gov.vn 20.http://www.mpi.gov.vn 21.http://www.sacombank.com.vn 22.http://www.vietrade.gov.vn 23.http://www.vinanet.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín001 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)