Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Nội dung dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông
1.2.2.2. Nội dung chương trình sinh học bậc trung học phổ thông
Chương trình sinh học bậc trung học phổ thông được xây dựng theo trình tự tổ chức của thế giới sống, bắt đầu từ tế bào đến cơ thể rồi quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.
Đề tài nghiên cứu dựa trên chương trình thí điểm phân ban của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, chương trình sinh học bậc THPT được phân thành hai Ban, Ban KHTN và Ban KHXH&NV với thời lượng khác nhau chừng 20% nhưng chỉ tập trung vào lớp 12. Chương trình sinh học ở lớp 10 và 11 của hai Ban là như nhau. Chương trình cụ thể ở các lớp được phân bố ở các lớp như sau:
Bảng 1.1 Phân bố chương trình sinh học bậc trung học phổ thông
Lớp Ban Khoa học Tự nhiên Ban Khoa học Xã hội & Nhân văn
10
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống.
Phần II: Sinh học tế bào Phần III: Sinh học vi sinh vật
Ôn tập, kiểm tra
6 tiết 25 tiết 15 tiết 6 tiết
Phần I: Giới thiệu chung về thế giới sống.
Phần II: Sinh học tế bào Phần III: Sinh học vi sinh vật
Ôn tập, kiểm tra
6 tiết 25 tiết 15 tiết 6 tiết
11
Phần IV: Sinh học cơ thể Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
Chương 2: Cảm ứng Chương 3: Sinh trưởng và phát triển
Chương 4: Sinh sản Ôn tập và kiểm tra
46 tiết 21 tiết 11 tiết 7 tiết 3 tiết 6 tiết
Phần IV: Sinh học cơ thể Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng
Chương 2: Cảm ứng Chương 3: Sinh trưởng và phát triển
Chương 4: Sinh sản Ôn tập và kiểm tra
46 tiết 21 tiết 11 tiết 7 tiết 3 tiết 6 tiết 12 Phần V: Di truyền Phần VI: Tiến hoá Phần VII: Sinh thái Ôn tập và kiểm tra Số tiết/tuần 30 tiết 16 tiết 18 tiết 6 tiết 2 tiết Phần V: Di truyền Phần VI: Tiến hoá Phần VII: Sinh thái Ôn tập và kiểm tra Số tiết/tuần 13 tiết 8 tiết 10 tiết 4 tiết 1 tiết Nguồn: [26, tr. 103] - Những vấn đề cập nhật của chương trình sinh học bậc THPT hiện hành:
Phần sinh học tế bào được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại. Nội dung được đi từ thành phân hoá học (chương I) đến cấu tạo tế bào (chương II), chuyển hoá vật chất và năng lượng (chương III) và cuối cùng là sự phân chia tế bào (chương IV). Như vậy, học sinh sẽ thấy tế bào được cấu tạo từ các phân tử ra sao, các phân tử tương tác với nhau tạo nên các bào quan, rồi các bào quan lại tương tác với nhau tạo nên tế bào có khả năng thực
hiện các chức năng quan trọng của sinh vật như trao đổi chất và năng lượng cũng như sinh sản ra sao.
Để cho học sinh thấy mỗi bậc tổ chức của thế giới sống đều là hệ mở tự điều chỉnh, SGK thí điểm đã giới thiệu tế bào điều khiển tốc độ chuyển hoá vật chất của mình thông qua các enzim với cơ chế điều hoà ngược ra sao. Tương tự, cơ thể đa bào cũng có cơ chế điều hoá quá trình phân bào như thế nào và nếu cơ chế này bị hỏng thị bệnh ung thư sẽ xuất hiện. Đây cũng là nội dung mới và khó nhưng nếu cho học sinh hiểu được thì các em sẽ nắm kiến thức tốt hơn và có một cái nhìn tổng thể hơn là chỉ nhớ kiến thức một cách rời rạc mà không biết cách vận dụng vào thực tiễn.
Sách giáo khoa thí điểm chú trọng đến dạy theo cách tích hợp cũng như gắn kiến thức với việc giải quyết những vấn đề của đời sống nên đòi hỏi giáo viên phải có một sự hiểu biết sâu rộng về các phân môn khác nhau của sinh học cũng như có kiến thức tốt về hoá học và các môn khoa học khác.
- Nội dung dạy học sinh học ở trường THPT hiện nay thể hiện xu hướng tích hợp nhiều lĩnh vực kiến thức bao gồm tích hợp liên môn và tích hợp các chuyên ngành trong môn sinh học
+ Tích hợp các môn học: Sinh học là một môn khoa học đa ngành,
muốn hiểu được sâu sắc các khái niệm cơ bản của môn học cũng như lí giải được các hiện tượng của thế giới sống đòi hỏi học phải nắm được các khái niệm của các môn học khác như toán, hoá, lí vì các đặc điểm của thế giới sống suy cho cùng đều do các chất hoá học cấu tạo nên. Cho nên đặc tính hoá học của các nguyên tử sẽ qui định đặc tính của các phân tử, để rồi các đặc tính lí hoá học của các nguyên tử cấu tạo nên tế bào lại qui định các đặc tính sinh học của tế bào. Chính vì vậy các kiến thức các môn lí, hoá học và toán được kết hợp để dạy học sinh học. Ví dụ, khái niệm S/V với các công thức toán học đã được vận dụng để giải thích kích thước tế bào nhỏ đem lại lợi thế gì cho
việc trao đổi chất của tế bào với môi trường hay đặc tính hoá học của nước tạo nên những đặc tính lí học và rồi các đặc tính lí hoá học của nước làm cho nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống.
+ Tích hợp các phân môn sinh học khác nhau: Sinh học có rất nhiều
phân môn với kiến thức rất sâu và rộng. Làm thế nào để học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản của các phân môn một cách có hệ thống, dễ học dễ nhớ để giúp người học có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt? Cách tốt nhất là phải biết dùng những chủ đề cốt lõi để khâu nối các phân môn lại với nhau tạo nên một hệ thống kiến thức. Những chủ đề khâu nối này như những sợi chỉ xuyên suốt các lĩnh vực sinh học nối chúng lại thành một hệ thống như: cấu trúc phù hợp với chức năng. Nếu biết được cấu trúc có thể suy ra chức năng và ngược lại. Hay dùng chủ đề tiến hoá để khâu nối các lĩnh vực của sinh học lại với nhau. Thế giới sống liên tục tiến hoá tạo nên các đặc điểm và dạng sống thích nghi nhưng cũng duy trì được sự thống nhất. Học sinh cũng học được cách nhìn nhận sự việc một cách biện chứng khi trong các bài học luôn được nhắc nhở rằng sinh vật là hệ thống mở tự điều chỉnh vì thế khi học sinh học nói chung cần phải xem xét một cách tổng thể và cần tính đến sự tương tác giữa sinh vật với môi trường.