Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả lí thuyết
3.1.2. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm phát
năng lực tư duy của học sinh
- B1- Phân tích chương trình môn học
+ xác định mục tiêu muốn phát triển năng lực tư duy nào + các mục tiêu có nội dung chuyển tải tương ứng
+ tầm quan trọng của các mục tiêu phải được phản ánh trong khi xây dựng CH - B2 - Viết câu hỏi trắc nghiệm theo các tiêu chí về mặt nội dung và hình thức như đã đề cập đến ở mục 3.1.1
Trước khi câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng, nó cần được xét duyệt kỹ lưỡng về cách diễn đạt, về tính chính xác của kiến thức hoặc những lỗi có thể gây hiểu nhầm cho học sinh
Việc duyệt câu hỏi có thể được tiến hành thông qua hoạt động chia sẻ, thảo luận với các giáo viên cùng bộ môn hoặc có thể thông qua thử nghiệm trên một số lượng ít học sinh.
- B4 - thực nghiệm kiểm định câu hỏi: các câu hỏi dù được soạn thảo cẩn thận đến đâu cũng chỉ là ý tưởng chủ quan của người soạn. Muốn biết được các chỉ tiêu của từng câu hỏi đưa ra chính xác đến đâu, chất lượng câu hỏi như thế nào thì phải qua thực nghiệm và xử lý các thông số theo các chỉ tiêu đặt ra (về độ khó, độ phân biệt của câu hỏi cũng như độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm).
Khi các câu hỏi đã được kiểm định, nó sẽ được đưa vào một kho câu hỏi hay còn gọi là ngân hàng câu hỏi để sử dụng cho mục đích dạy học thường xuyên hoặc kiểm tra đánh giá.