Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Nội dung dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông
1.2.3. Phát triển năng lực tư duy của học sinh thông qua dạy học sinh
ở trường trung học phổ thông
Theo cách tiếp cận mới về quá trình dạy học thì việc truyền tải thông tin đến học sinh là rất quan trọng nhưng dạy học sinh cách tư duy lại càng quan trọng hơn. Nội dung kiến thức phải được coi là phương tiện để học sinh rèn luyện cách tư duy cũng như năng lực giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực tư duy phân tích, tổng hợp
Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất, có sự liên hệ mật thiết với nhau. Đối với việc học tập môn sinh học, tư duy
phân tích, tổng hợp được sử dụng để nhận thức được các yếu tố hợp thành, các đặc tính riêng biệt cũng như nhìn nhận một cách tổng thể các hiện tượng, quá trình sinh học đang diễn ra. Từ đó, cho phép chúng ta đưa ra các suy luận, phán đoán về sự vận động hay các quy luật bên trong của đối tượng nghiên cứu.
Ví dụ, khi Menđen nghiên cứu về sự di truyền các tính trạng ở cây đậu Hà Lan. Ông dựa trên những quan sát, phân tích và tổng hợp số liệu thống kê của thí nghiệm để đưa ra những suy luận về “nhân tố di truyền” mặc dù ông không trực tiếp nhìn thấy nó.
- Phát triển năng lực tư duy so sánh
So sánh là quá trình xác định những đặc tính giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trong sinh học, quá trình so sánh có ý nghĩa rất quan trọng để phân loại sinh học. Việc rèn luyện kỹ năng sử dụng các khóa lưỡng phân để sắp xếp các đối tượng thành từng nhóm sẽ hình thành khả năng tư duy hệ thống rất có giá trị cho sự phát triển cá nhân của học sinh. Kỹ năng so sánh cũng được sử dụng khi học sinh nghiên cứu về sinh học cơ thể động vật và thực vật. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật sẽ cho thấy đó là sự biểu hiện của các hoạt động chức năng của cơ thể sống ở những dạng khác nhau. Do đó, học sinh cần được tiếp cận một cách tổng thể từ các nguyên lý chung của các hoạt động chức năng của cơ thể sống rồi mới nghiên cứu sự biểu hiện trên các cơ thể khác nhau để thấy được tính thống nhất trong sự đa dạng của sinh vật.
- Phát triển năng lực tư duy trừu tượng và khái quát
Trong khi nghiên cứu sinh học, có những đối tượng hay những quá trình được mô tả dựa trên những khái niệm trừu tượng đối với học sinh. Ví dụ như các khái niệm về quá trình lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Điều này đòi hỏi học sinh phải có khả năng gạt bỏ một số thuộc tính hay mối liên hệ không có tính bản chất của đối tượng để tập trung vào phản
ánh bản chất của quá trình diễn ra như thế nào. Tương tự như vậy, khả năng khái quát hóa tức là nhìn nhận các đặc điểm chung, các quy luật chung trong sự biểu hiện đa dạng của sinh vật.
Như vậy, việc phát triển năng lực tư duy của học sinh thông qua các phương pháp, biện pháp logic chính là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của quá trình dạy học ở trường THPT. Khoa học nói chung và sinh học nói riêng đều có những thành tựu mới trong từng ngày từng giờ, ta không thể thông báo hết tri thức cho học sinh mà cần hỗ trợ, hướng dẫn các em tìm ra và sử dụng các phương pháp tư duy để tự học, tự phát triển bản thân.
* Tiểu kết chƣơng 1:
Tư duy là hoạt động trí tuệ cấp cao của con người, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của con người. Tư duy vừa là công cụ vừa là sản phẩm của quá trình nhận thức. Dạy tri thức nói chung và dạy học sinh học nói riêng phải đạt được các yêu cầu: cung cấp kiến thức và cách tư duy. Ở đây tri thức vừa là mục đích, vừa là chất liệu, phương tiện. Không thông qua những tri thức cụ thể, không lấy gì để dạy cách nghĩ, cách tư duy. Nhưng nếu chỉ cung cấp những kiến thức cụ thể thì nhà trường đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vì vậy dạy học phát triển năng lực tư duy luôn là vấn đề thời sự của khoa học tâm lý và giáo dục.