8. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
1. Thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh nhận thức chƣa đầy đủ vai trò của chƣơng trình VNEN đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh cũng nhƣ vai trò nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học
2. Sự thành công của VNEN bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan do vậy nếu khắc phục đƣợc yếu tố tiêu cực phát huy các yếu tố tích cực thì hoạt động đạt kết quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công tác quản lý trƣờng tiểu học vùng khó khăn theo mô hình trƣờng học VNEN ở huyện Na Hang
Công tác lập kế hoạch đã đƣợc quan tâm đến từng nội dung trong xây dựng mô hình trƣờng học mới, công tác tổ chức đã đƣợc thực hiện tuy nhiên chƣa đồng bộ ở một số nội dung: Chƣa xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình trong tổ chức thực hiện trƣờng học VNEN, trong chỉ đạo thực hiện còn một số nội dung chƣa đồng bộ hoạt động dạy học theo mô hình trƣờng học VNEN đã có sự chuyển biến, chất lƣợng dạy học đã đƣợc nâng cao tuy nhiên còn hạn chế ở một số điểm.
Kết luận chƣơng 2
Mô hình trƣờng học VNEN đã đƣợc triển khai thí điểm bƣớc đầu đã có hiệu ứng tốt, hoạt động quản lý trƣờng tiểu học theo mô hình trƣờng học VNEN đã có nhiều thay đổi trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá.
Tuy nhiên trong quản lý cần phải tăng cƣờng một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo để thực hiện xây dựng và quản lý mô hình trƣờng học mới VNEN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN NA HANG
TỈNH TUYÊN QUANG THEO MÔ HÌNH VNEN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Quán triệt định hướng phát triển mô hình trường học mới VNEN ở tỉnh Tuyên Quang
- Giảng dạy cho các em nắm chắc nội dung kiến thức, kỹ năng các môn học, tạo tiền đề vững chắc để các em có đủ kiến thức bƣớc vào học tập ở bậc trung học cơ sở một cách vững vàng.
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhƣ kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể. Xây dựng lòng tự tin khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo và xã hội.
- Rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và cho các bạn; hình thành thói quen tự giác, tích cực, chăm chỉ trong học tập.
- Bồi dƣỡng thái độ tích cực, tự giác tham gia các hoạt động, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin, ƣớc mơ, tình yêu con ngƣời, yêu cuộc sống, quê hƣơng đất nƣớc.
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp tổ thực hiện xây dựng trƣờng học VNEN và quản lý mô hình trƣờng học mới mang tính khả thi.
- Không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh; biện pháp tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, của nhà trƣờng, lớp học.
- Tạo hứng thú cho ngƣời học và tinh thần trách nhiệm cho ngƣời dạy để thu hút các thành viên trong nhà trƣờng tham gia.
- Xây dựng chất lƣợng giáo dục hiệu quả, tạo dựng niềm tin và tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể các cấp, của cộng đồng của cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục với nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.3. Đảm bảo tính pháp chế
Các biện pháp phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế và điều lệ nhà trƣờng, và thực hiện theo hệ thống các văn bản hƣớng dẫn về trƣờng học VNEN, Cụ thể:
- Việc huy động sự hỗ trợ từ cộng đồng để xây dựng góc học tập, làm đồ dùng dạy học cho nhà trƣờng và các lớp học phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, không ép buộc đặc biệt là với các bậc phụ huynh học sinh.
- Phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục học sinh trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc hài hòa, phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan đơn vị.
- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo mối quan hệ đoàn kết thân ái trên tinh thần “mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình”.
3.1.4. Phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học vùng khó khăn
- Các biện pháp đƣa ra không những phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phƣơng, của nhà trƣờng mà còn phải:
- Phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học nhằm thu hút sự quan tâm, lòng hăng say phấn đấu, sự hiếu học của học sinh, qua đó tạo không khí thi đua sôi nổi hào hứng trong tập thể nhà trƣờng, lớp học.
- Không quá khắc nghiệt, khô cứng, khó thực hiện tránh sự mặc cảm tự ti đối với học sinh; Kích thích chí tƣởng tƣợng để học sinh nuôi dƣỡng những mục tiêu phấn đấu trong quá trình xây dựng môi trƣờng học tập ở lớp, ở trƣờng cũng nhƣ ở gia đình.
- Tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh nhằm xoá bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác, tâm lý, hòa mình cùng các em giúp học sinh hăng say hơn trong mọi hoạt động ở nhà trƣờng
- Các biện pháp không gây tâm lý trái ngƣợc với quan niệm, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 76 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ
Các nội dung đổi mới phải đƣợc tiến hành đồng bộ và có hệ thống nhằm chuyển đổi căn bản phƣơng thức sƣ phạm theo mô hình trƣờng học VNEN ở huyện Na Hang.
Việc đổi mới phƣơng thức sƣ phạm phải gắn liền với việc nâng cao năng lực trình độ của giáo viên và cơ sở vật chất của trƣờng học và đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới quản lý giáo dục nhà trƣờng.
Đổi mới có tính kế thừa, không phủ nhận sạch trơn những phƣơng pháp và cách thức làm cũ.
3.2. Các biện pháp quản lý trƣờng tiểu học vùng khó khăn theo mô hình trƣờng học mới VNEN trƣờng học mới VNEN
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV cha mẹ HS và HS về mô hình chương trình tiểu học mới hình chương trình tiểu học mới
i. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua nhiều hình thức khác nhau giúp cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh hiểu biết về mục tiêu, nội dung, vai trò ý nghĩa của việc xây dựng mô hình trƣờng học VNEN, từ đó kích thích các đối tƣợng tích cực tham gia phát triển nhà trƣờng.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Nhận thức là cơ sở của thể hiện thái độ và hành vi của con ngƣời. Muốn tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình trƣờng học VNEN ở vùng khó khăn đòi hỏi Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải tăng cƣờng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về mô hình trƣờng học mới từ mục tiêu của nhà trƣờng đến nội dung chƣơng trình, tài liệu học tập, mối quan hệ thầy trò, mối quan hệ giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội vv...
Tổ chức các hội thảo chuyên đề về mô hình trƣờng học mới VNEN và tổ chức các chuyên đề dạy học theo mô hình VNEN, nhằm giúp giáo viên, cán bộ quản lý hiểu sâu hơn về bản chất của mô hình trƣờng học VNEN, thông qua các hình thức đó giúp giáo viên, cán bộ quản lý hiểu, nắm vững các nội dung sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ban giám hiệu cần phổ biến tuyên truyền về mô hình trƣờng học mới, nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ, cha mẹ học sinh về các đặc điểm của mô hình trƣờng học VNEN và sự tham gia của các lực lƣợng trong phát triển mô hình trƣờng học VNEN. Đồng thời phải làm rõ các trách nhiệm sau đây của từng lực lƣợng tham gia xây dựng mô hình trƣờng học mới VNEN.
Trách nhiệm của cán bộ quản lý trong đổi mới phƣơng thức quản lý, trong chuẩn bị đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần cho xây dựng mô hình trƣờng học mới VNEN.
Trách nhiệm của giáo viên trong chuyển đổi phƣơng thức sƣ phạm và tổ chức hƣớng dẫn Hội đồng tự quản của học sinh, quản lý hội đồng tự quản của học sinh, trong việc phối hợp với cộng đồng, cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh.
Trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong phối hợp với nhà trƣờng, giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Thông qua các cuộc họp giữa nhà trƣờng và gia đình học sinh làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu về trƣờng học mới và vai trò trách nhiệm của cha mẹ trong tham gia cùng với giáo viên để giáo dục học sinh và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Sử dụng các quảng cáo nhằm phổ biến rộng rãi tới cán bộ, chính quyền địa phƣơng và ngƣời học về mô hình trƣờng học mới.
iii. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Hiệu trƣởng phải có tầm nhìn, phải có năng lực phân tích môi trƣờng và đánh giá đúng năng lực đội ngũ giáo viên và các thành viên mời tham gia xây dựng mô hình trƣờng học mới, có những biện pháp nâng cao nhận thức cho các thành viên một cách hiệu quả, thiết thực.
- Hiệu trƣởng phải hiểu đúng về bản chất của mô hình trƣờng học VNEN và chuyển đổi phƣơng thức sƣ phạm truyền thống sang phƣơng thức sƣ phạm VNEN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 78 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Cán bộ giáo viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của mô hình trƣờng học mới và trách nhiệm của giáo viên trong mô hình trƣờng học mới.
- Có đủ tài liệu tuyên truyền quảng bá về trƣờng học mới để các cá nhân và tập thể đƣợc biết.
3.2.2. Chỉ đạo chuyển đổi phương thức sư phạm truyền thống sang phương thức sư phạm mới
i. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm giúp giáo viên chuyển đổi phƣơng thức sƣ phạm thầy giảng trò nghe sang phƣơng thức sƣ phạm theo quy trình giảng dạy 5 bƣớc và trò học tập theo quy trình 10 bƣớc để nâng cao năng lực tƣ học của học sinh, hình thành phát triển các kĩ năng bổ trợ cho ngƣời học.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên nghiên cứu nội dung chƣơng trình dạy học, các tài liệu dạy học theo mô hình VNEN.
Chỉ đạo giáo viên thiết kế bài học. Bắt đầu từ thiết kế nội dung dạy học. Mỗi một bài học đều đƣợc thiết kế cho một vấn đề học tập, trong đó chia làm 5 bƣớc:
- Gợi động cơ; tạo ứng thú; - Trải nghiệm;
- Phân tích,khám phá, rút ra bài học; - Thực hành
- Vận dụng
Nội dung dạy học đƣợc thiết kế nhƣ vậy đã đảm bảo đƣợc kiến thức có tính thực tiễn và đảm bảo học sinh đƣợc tự học chứ không phải chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài.
Bài học đƣợc thiết kế theo 5 bƣớc nhƣ vậy, mỗi em có hoàn cảnh, có năng lực khác nhau có thể hoàn thành bài học trƣớc hoặc sau so với bạn mình. Em nào hoàn thành trƣớc thì có thể chuyển sang các bài học mới trƣớc hoặc là sẽ đƣợc giáo viên đặt ra các yêu cầu cao hơn để các em phát huy đƣợc năng lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 79 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
riêng của mình. Cách dạy học này cũng góp phần rèn luyện tính năng động, sáng tạo, góp phần hình thành nên nhân cách của con ngƣời mới.
Chỉ đạo giáo viên tổ chức lớp học theo từng nhóm, các em hoạt động cá nhân, khi cần thiết thì có trao đổi trong nhóm. Nhƣ vậy vừa phát huy đƣợc từng cá nhân vừa phát huy đƣợc sự hỗ trợ, cộng tác, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm.
Chỉ đạo giáo viên quan sát từng học sinh và các nhóm học sinh để phát hiện những em nào có vấn đề trong học tập thì giúp đỡ kịp thời và đánh giá các em hoàn thành công việc theo từng bƣớc một. Mỗi bƣớc thì có động viên, khích lệ các em để chuyển sang bƣớc tiếp theo đƣợc tốt hơn. Chính thiết kế nội dung và quy trình dạy học nhƣ vậy đã đảm bảo kiến thức vừa thực tiễn, vừa tránh hàn lâm vừa đảm bảo tính tự giác học tập của các em.
Chỉ đạo giáo viên phát huy tối đa các công cụ học tập trong lớp học để trợ giúp học sinh học tập hiệu quả:
- Các góc học tập. - Thƣ viện lớp học
- Mở nhiều hộp thƣ để học sinh chia sẻ: Thƣ bạn bè; hộp thƣ “ Cam kết”, hộp thƣ “Điều em muốn nói”,
- Mô tả sơ đồ cộng đồng. - Lập sổ theo dõi chuyên cần, - Xây dựng nội quy lớp học.
- Trƣng bày sản phẩm của học sinh.
- Tổ chức thực hiện 10 bƣớc học tập của học sinh.
Chỉ đạo giáo viên phân nhóm học sinh và rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh, bồi dƣỡng kĩ năng điều hành Hội đồng tự quản cho cán bộ lớp và các nhóm trƣởng ngay từ đầu năm học. Phát huy vai trò của từng thành viên học sinh trong Hội đồng tự quản qua các giờ học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Thực hiện luân phiên các vị trí trong Hội đồng tự quản của học sinh để phát triển năng lực quản lý, lãnh đạo cho học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 80 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đối với việc tổ chức sinh hoạt của lớp, mô hình này coi trọng tính tự quản của học sinh. Chỉ đạo các em tự bình bầu Hội đồng tự quản. Trong lớp cũng có những ban nhƣ ban tuyên truyền, ban học tập, ban lễ tân... Tại mỗi ban này, các em phải có đề án ứng cử, rồi trong lớp bình chọn và phân công nhiệm vụ theo nhiệm kỳ. Chính những điều này làm các em tự quản lấy lớp học. Trong lớp học cũng có hòm thƣ góp ý nhƣng đƣợc gọi một cách nhẹ nhàng là "Điều em muốn nói." Học sinh có thể góp ý với bạn, kế cả khen bạn thông qua hòm thƣ này. Từ những lá thƣ nhỏ này các em xây dựng đƣợc các mối quan hệ tốt với nhau và chính học sinh giáo dục lẫn nhau.
Trong lớp học cũng có bản đồ cộng đồng của em, trong đó cho biết nhà bạn nào ở chỗ nào, đƣờng đi lối lại thế nào, làm cho các em sinh hoạt với nhau và với cộng đồng một cách gần gũi... Phụ huynh cũng đƣợc thoải mái đến thăm xem các em học nhƣ thế nào, có điều kiện thì giúp đỡ các em.
Lớp học còn có những góc khác nhau nhƣ góc tìm hiểu về tự nhiên, về xã hội, về thực hành... Chính những góc này tạo điều kiện cho các em học sinh chủ động tìm tòi tƣ liệu thông tin và đƣợc trình bày, biểu diễn những kết quả học tập của mình. Nhƣ vậy việc học tập không còn đơn giản là đọc chép mà là có học, có nghiên cứu, có trình bày, có báo cáo nên rèn luyện học sinh đƣợc rất nhiều.
iii. Điều kiện thực hiện
Giáo viên phải đƣợc tập huấn về phƣơng pháp dạy học theo mô hình trƣờng học VNEN.
Nhà trƣờng phải có đủ tài liệu học tập phục vụ cho việc dạy và học. Lớp học phải đƣợc bố trí thuận tiện cho thực hiện phƣơng thức sƣ phạm mới.