KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án cụm công nghiệp hùng vương phúc thắng trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 40)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá tình hình cơ bản của thành phố Phúc Yên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Phúc Yên

3.1.1.1. Vị trí địa lý thành phố Phúc Yên

Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng diện tích tự nhiên 11948,6 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phố có vị trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ vĩ độ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đông và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí thành phố Phúc Yên

Thành phố có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 08 phường (Xuân Hòa, Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng, Nam Viêm, Tiền

Thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, thể dục thể thao, trung tâm kinh tế công nghiệp - dịch vụ. Trong xu thế phát triển hiện nay, vị trí của thành phố có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập.

3.1.1.2. Địa hình thành phố Phúc Yên

Thành phố Phúc Yên thuộc vùng trung du, tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và mang tính đa dạng, được chia làm 2 vùng chính:

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Gồm có các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và

phường Xuân Hòa, Đồng Xuân với diện tích khoảng 9.300 ha (chiếm 77,50% diện tích tự nhiên).

- Vùng đồng bằng: Vùng này gồm các phường Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc

Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, với diện tích khoảng 2.700 ha (chiếm 22,50% diện tích tự nhiên).

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn thành phố Phúc Yên

Thuộc trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24oC - 25oC; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 39oC và tháng lạnh nhất là 10oC.

- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.442 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 205 giờ.

- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.650 mm; lượng mưa không đồng đều trong năm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 310 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 80-84%, cao nhất 84-86% (tháng 4), thấp nhất 75 - 77% (tháng 2).

- Gió có 2 hướng chủ yếu là gió Đông - Nam (thổi từ tháng 4 đến 9) vận tốc gió trung bình là 2,4 m/s; gió Đông Bắc (thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3

năm sau) thường kéo theo không khí lạnh và sương muối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân.

Nhìn chung khí hậu của thành phố khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt; tuy nhiên do địa hình của thành phố có đồi núi cao nên khí hậu cũng có sự chi phối của khí hậu vùng cao (chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Thanh).

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên thành phố Phúc Yên

- Tài nguyên đất: Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật, trên địa bàn thành phố hình thành các nhóm đất khác nhau, tiêu biểu:

+ Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 1/3 diện tích của thành phố và phân bổ ở các xã Cao Minh, phường Nam Viêm, Tiền Châu.

+ Nhóm đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích của thành phố, phân bố khá tập trung ở xã Ngọc Thanh, phường Xuân Hòa.

Do đất đai của thành phố khá đa dạng, điều kiện khí hậu, môi trường ít ô nhiễm, cùng với vị trí địa lý thuận lợi (gần thủ đô Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên) đã tạo điều kiện cho đất đai của thành phố trở thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao.

- Tài nguyên nước: Thành phố có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, bao gồm: nguồn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn trong khi nguồn nước mặt của thành phố khá phong phú nhờ hai sông chính là sông Bá Hanh, sông Cà Lồ và hồ Đại Lải ngoài ra còn lượng nước mưa lớn hàng năm. Nhìn chung độ sâu khai thác không chênh lệch lớn giữa các vùng, chất lượng nước tương đối tốt, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên rừng: Hiện trạng đất lâm nghiệp thành phố hiện có 4.476,1 ha, chiếm 38,18% diện tích tự nhiên, trong đó rừng sản xuất có 2.475,33 ha; rừng phòng hộ có 1.189,42 ha và rừng đặc dụng có 811,35 ha. Diện tích rừng phần lớn phân bố trên địa bàn xã Ngọc Thanh (4252,54ha). Trữ lượng rừng của thành phố kể cả động thực vật đều nghèo; chủ yếu rừng phục vụ phòng hộ và kết hợp tạo cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái, chống xói mòn.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản trên địa bàn thành phố không nhiều, trữ lượng và chất lượng các khoáng sản không cao. Nhìn chung thành phố ít có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

- Tài nguyên du lịch: Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng như đồi rừng, bán sơn địa và đồng bằng; có hồ, có núi ... bước đầu đã định hình là khu du lịch, vì vậy có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái. Trên địa bàn thành phố Phúc Yên có một số khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nổi tiếng như Flamingo Đại Lải thuộc xã Ngọc Thanh, sân gofl Ngọc Thanh (đã đưa vào khai thác), dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Âu Cơ (đang triển khai xây dựng)...

- Trên toàn địa bàn thành phố Phúc Yên, đến nay đã có 18 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng. Trong đó có 6 di tích cấp quốc gia gồm: Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn (phường Nam Viêm), Đình Khả Do (phường Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh), Đình Đạm Xuyên (phường Tiền Châu). 12 di tích cấp tỉnh gồm: Chùa Cấm (chùa Báo Ân) thuộc phường Trưng Nhị, Đình chùa Nam Viêm (phường Nam Viêm), Đình Thanh Lộc (xã Ngọc Thanh), Đền Đồng Chằm (xã Ngọc Thanh), Đền Ngọc Mỗ (xã Ngọc Thanh), Đình Xuân Hoà (xã Cao Minh), Khu lăng mộ Đỗ Nhân Tăng - Trần Công Tước (phường Phúc Thắng), Đền Thiện (phường Phúc Thắng), Đình - chùa Hiển Lễ (xã Cao Minh), Đình Đức Cung (xã Cao Minh), Đình Yên Điềm (xã Cao Minh), Đền Đạm Nội (phường Tiền Châu). Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông (1209) và những di tích phi vật thể khác. Những di tích lịch sử không chỉ mang tính giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông mà còn là sản phẩm của du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Phúc Yên

3.1.2.1. Dân số

Dân số hiện nay của thành phố Phúc Yên là 98.543 người (chiếm 9,32% dân số của cả tỉnh Vĩnh Phúc), mật độ dân số của thành phố là 825 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã phường; cao nhất là phường Trưng Trắc 9.451

người/km2 và thấp nhất là xã Ngọc Thanh 151 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên khu vực thành thị năm 2019 là 1,007% so với 2018, khu vực nông thôn năm 2017 là 1,015% so với 2016.

Tổng số lao động của thành phố có 57.456 người, chiếm 61% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các ngành kinh tế chiếm 50% trong tổng số lao động. Đời sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tiếp tục được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 5,63% thấp hơn nhiều so với mặt bình quân của tỉnh.

3.1.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động thường xuyên được quan tâm. Trong năm giải quyết việc làm cho 2.250 lao động (đạt kế hoạch), trong đó xuất khẩu lao động được 180 người (đạt 120% kế hoạch) (Nguồn niên giám thống kê 2019).

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt ở mức cao so với toàn tỉnh, năm 2017 toàn thành phố có 27,03 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 45,48% tổng lao động trong độ tuổi.

Giải quyết việc làm vẫn là vấn đề lớn của thành phố trong thời gian qua. Với số lượng lao động hàng năm tăng từ 1.500-1.800 người, số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng do thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2.3 Tăng trưởng kinh tế

Thành phố Phúc Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm vừa qua chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế là 99,51%. Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn chiếm trên 2/3 tổng thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Phúc Yên luôn xứng đáng là vùng trọng điểm kinh tế, là đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc.

Chỉ lấy năm 2017 làm dẫn chứng, tổng thu ngân sách toàn tỉnh đạt 26.370 tỉ đồng (riêng thu nội địa đạt 23.000 tỉ đồng) thì tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã

Phúc Yên (không kể thu chuyển nguồn) đạt 21.801 tỉ đồng (trong đó thu nội địa 18.594 tỉ đồng).

Bức tranh phát triển kinh tế của Phúc Yên mươi năm trở lại đây thật sáng với cơ cấu kinh tế mũi nhọn là ngành công nghiệp, xây dựng chiếm trên 95%; dịch vụ, du lịch chiếm trên 4% và dưới 1% là ngành nông, lâm, thủy sản. Tuy gặp không ít khó khăn, nhưng năm 2017, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 0,44% so với cùng kì; các lĩnh vực văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh đều có bước tiến mới; bộ mặt đô thị mở mang sầm uất, bề thế, khang trang...

Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố trong 3 tháng đầu năm 2018 về cơ bản được ổn định và tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn ước đạt 20.515 tỷ đồng tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp trong nước đạt 450 tỷ đồng, tăng 12,5%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19.800 tỷ đồng, tăng 10%, giá trị xây dựng là 265 tỷ đồng tăng 6% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt 77,1 tỷ đồng, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn quý I năm 2018 ước đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt khá, các chỉ tiêu pháp lệnh cơ bản hoàn thành, lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tình trạng vi phạm về lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép được các cấp chính quyền phát hiện và xử lý kịp thời.

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Phúc Yên

Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2019 thành phố Phúc Yên đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 07/5/2019, toàn thành phố có tổng diện tích đất tự nhiên 11.948,60 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp là 8.162,42 ha, chiếm 68,31 %; Đất phi nông nghiệp là 3.768,29 ha, chiếm 31,54%; Đất chưa sử dụng là 17,89 ha, chiếm 0,15 %.

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 thành phố Phúc Yên STT LOẠI ĐẤT Diện tích STT LOẠI ĐẤT Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 11.948,60 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 8.162,42 68,31

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.440,57 28,79

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.449,24 20,50

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.969,77 16,49

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 479,47 4,01

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 991,33 8,30

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.526,59 37,88 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.363,09 19,78 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.532,69 12,83 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 630,81 5,28 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 186,26 1,56 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 9,00 0,08

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.768,29 31,54

2.1 Đất ở OCT 1.309,08 10,96

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 650,71 5,45

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 658,37 5,51

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.052,95 17,18

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 25,16 0,21

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 191,69 1,60

2.2.3 Đất an ninh CAN 3,99 0,03

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 220,10 1,84

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 397,58 3,33

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.214,43 10,16

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 9,40 0,08

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,85 0,03

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ NTD 54,36 0,45

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 162,49 1,36

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 172,85 1,45

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,30 0,03

3 Đất chưa sử dụng CSD 17,89 0,15

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 17,89 0,15

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Hình 3.2: Cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn thành phố Phúc Yên năm 2019 3.1.4. Sơ lược công tác quản lý đất đai của thành phố Phúc Yên 3.1.4. Sơ lược công tác quản lý đất đai của thành phố Phúc Yên

* Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản: Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và của các huyện, thành phố nói riêng đi vào nề nếp.

* Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đến hết năm 2017 thành phố đã xây dựng xong bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2019 và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 7/5/2019 làm căn cứ để triển khai thực hiện các công trình, dự án theo quy định tại Điều 52 Luật đất đai 2013; huyện đã lập xong bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Về việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016-2020: Căn cứ chỉ tiêu Chính phủ phân bổ tại Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/5/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối giai đoạn 2016-2020 tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 19/6/2018 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 1390/QĐ-UBND phân bổ chỉ tiêu cho các huyện, thành phố, trên cơ sở đó các huyện, thành phố nói chung và thành phố Phúc Yên nói riêng đang rất quan tâm chỉ đạo sát xao việc triển khai, thực hiện để trình UBND tỉnh phê theo quy định làm cơ

sở để thực hiện các thủ tục về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và giao đất theo đúng quy định pháp luật.

* Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, cho 4 loại đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và một số loại đất phi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án cụm công nghiệp hùng vương phúc thắng trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)