Tác động của tự do hóa thương mại đến ổn định tài chính quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến sự ổn định tài chính của việt nam giai đoạn 2005 2015 (Trang 29 - 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý thuyết

1.2.3. Tác động của tự do hóa thương mại đến ổn định tài chính quốc

phân tích, nắm bắt được các nguyên nhân sâu xa gây ra bất ổn tài chính, từ đó áp dụng các giải pháp một cách có hệ thống và liên tục.

- Sự khủng hoảng tài chính quốc gia

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:

- Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. - Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.

- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Khủng hoảng an ninh tài chính quốc gia thể hiện ở khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ3

(đã được phân tích rõ trong phụ lục 7).

1.2.3. Tác động của tự do hóa thương mại đến ổn định tài chính quốc gia quốc gia

An ninh tài chính và an ninh kinh tế có mối liên hệ với nhau. Dưới ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước phải hội nhập thương mại, cùng với những mặt tích cực như mở cửa thị trường tăng nguồn vốn nhàn rỗi bằng cách huy động tích luỹ trong nước và đầu tư nước ngoài, quá trình này bộc lộ những khía cạnh tiêu cực: tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia, khu vực phát triển không đồng đều... Điều này dẫn đến các nước phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính trở thành mối đe doạ đối với an ninh kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và an ninh kinh tế thế giới nói chung.

Có thể xem xét cụ thể tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là tác động của tự do hóa thương mại để từ đó thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc kiểm soát sự ổn định tài chính nói riêng và an ninh kinh tế nói chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tự do hóa thương mại được thực hiện trên các nguyên tắc là mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ thông qua cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, thực hiện quy chế tối huệ quốc, không phân biệt đối xử và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa và dịch vụ từ các nước thành viên. Về mặt lý thuyết, trong quá trình tự do hóa thương mại, giữa các nước thành viên của khu vực kinh tế diễn ra các dạng biến chuyển luồng thương mại sau:

- Tạo mở thương mại: việc cắt giảm thuế quan tạo điều kiện tăng luồng thương mại giữa các quốc gia. Mỗi nước sẽ hướng tới sản phẩm có lợi thế so sánh đối với nước khác và luồng thương mại sẽ được mở rộng hơn.

- Chệch hướng thương mại: chỉ việc thay đổi, chuyển hướng luồng thương mại sau khi mở cửa thương mại giữa các nước thành viên và không thành viên. Trong nhiều trường hợp, trước khi khu vực mậu dịch tự do được thành lập, các quốc gia thường mua sản phẩm được sản xuất bởi các nước ngoài khu vực (tương lai) với giá rẻ hơn. Nhưng sau khi mở cửa thương mại, do hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực đã được cắt giảm, hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên khác trở nên rẻ hơn so với hàng hóa từ ngoài khu vực nên các quốc gia thành viên lại chủ yếu mua hàng hóa của nhau mà không mua hàng từ các nước ngoài khu vực, gây ra hiện tượng chệch hướng thương mại.

- Biến cải thương mại: chỉ việc hội nhập thương mại của các nước thành viên làm tăng hoặc giảm thương mại với các nước ngoài khu vực, phụ thuộc vào mức quan trọng tương đối vủa hàng hóa thay thế và bổ trợ. Quá trình biến cải thương mại không gây ra sự phân biệt giá cả như chệch hướng thương mại mà gây sức ép làm thay đổi mức thuế quan.

Nhìn chung, tác động chung của tự do hóa thương mại phụ thuộc chủ yếu vào tác động ròng của tạo mở thương mại (có lợi) và chệch hướng thương mại (có hại), đến lượt nó, tùy thuộc vào ngữ cảnh trước hội nhập. Nếu trước đó thành viên đã mua phần lớn hàng hóa của nhau (do giá rẻ hơn) thì tạo mở thương mại sẽ đóng vai trò vượt trội hơn và mức chệch hướng thương mại sẽ không lớn. Trong trường hợp ngược lại, mức tác động ròng giữa chúng sẽ khó định rõ. Tuy vậy, thực tế cho thấy tự do hóa thương mại làm gia tăng mức chu chuyển của các luồng thương mại (hàng hóa và dịch vụ), luồng đầu tư (máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, giấy tờ có giá). Những luồng thương mại và đầu tư này tác động lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế một quốc gia với mức độ khác nhau.

Trong điều kiện các quốc gia như Việt Nam có mức lạm phát cao, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tự do hóa thương mại sẽ tác động đến an ninh tài chính và tăng trưởng kinh tế trên một số mặt sau:

1.2.3.1. Đối với nguồn thu ngân sách nhà nước

Nhìn chung trong ngắn hạn, tự do hóa thương mại có những tác động tiêu cực lên thu ngân sách như sau:

- Trong thời gian đầu việc cắt giảm thuế quan xuất nhập khẩu sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách, đặc biệt từ thuế nhập khẩu. Tự do hóa thương mại thường gây ra chệch hướng thương mại cũng làm giảm nguồn thu ngân sách. Mức thất thu từ thuế nhập khẩu do chệch hướng thương mại có xu hướng giảm dần theo quá trình gia nhập vào các khối, các liên minh kinh tế lớn hơn với số thành viên ngày càng nhiều.

- Nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp làm ăn có lãi từ khu vực công nghiệp thay thế nhập khẩu sẽ giảm sút và sự thâm hụt này chưa được bù đắp tức thời từ các doanh nghiệp xuất khẩu mới làm ăn hiệu quả.

1.2.3.2. Đối với cán cân vãng lai (thu chi ngoại tệ)

Các hoạt động của quá trình tự do hóa thương mại hầu hết được phản ánh trong các hạng mục của cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại. Một khi hàng rào phi thuế quan bị dỡ bỏ, khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng cán cân thương mại, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Cán cân thương mại một quốc gia sẽ thâm hụt hay thặng dư phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu hay là giá quốc tế của hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất, chính sách thương mại của chính phủ. Khi cán cân thương mại gây ra thâm hụt cán cân vãng lai một cách trầm trọng, triền miên thì hậu quả làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài, dễ bùng phát khủng hoảng cán cân vãng lai.

Như vậy tự do hóa thương mại có tác động đáng kể lên cán cân thương mại và cán cân vãng lai, có thể gây nên thâm hụt hay thặng dư qua đó gây ra sự lên giá của đồng nội tệ và tăng gánh nặng nợ nước ngoài và gây ra thiệt hại khác nhau cho ngân sách. Mức thâm hụt lâu dài với mức độ lớn dễ gây ra khủng hoảng cán cân vãng lai, nguy hại tới an ninh tài chính quốc gia.

1.2.3.3. Đối với lạm phát

Với giả định là quốc gia mở cửa thương mại có mức lạm phát thấp, duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức cung tiền tệ cố định thì tự do hóa thương mại sẽ dẫn đến sự giảm mức giá chung trong nước và suy giảm dự trữ ngoại tệ (Michel Mussa. 1987). Bản chất của hiện tượng trên ở chỗ, trong điều kiện tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự giảm giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ (với mức tương đương mức cắt thuế quan). Tương tự, giá hàng xuất khẩu tính theo nội tệ lại tăng. Mặt khác, giá hàng hóa thuộc ngành thay thế nhập khấu (tính bằng nội tệ) cũng sẽ giảm một mức gần như hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, với giả định cung và cầu co giãn, hàng không thương mại

được cũng sẽ giảm đáng kể, với mức giảm ít hơn so với hàng thay thế nhập khẩu. Do vậy, mở cửa thương mại có thể dẫn đến mức giảm giá chung các mặt hàng trong nước đặc biệt là hàng nhập khẩu và xác lập mức cân bằng mới.

Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định, trong dài hạn mức giá nội địa giảm xuống sẽ kéo cầu đối với đồng bản tệ giảm xuống khỏi mức cân bằng (sự suy giảm cầu đồng bản tệ trong dài hạn có thể ít hơn sự giảm giá nội địa do tự do hóa thương mại dẫn đến sự gia tăng sản lượng thực tế và do đó tăng cầu đồng bản tệ). Với mức cung tiền tệ trong nước không đổi, sự giảm cầu tiền dẫn đến sự hao hụt dữ trữ ngoại hối. Tuy vậy, trên thực tế ở nhiều quốc gia (đang phát triển, chuyển đổi), lượng dự trữ ngoại hối thường được bù đắp từ nguồn ngoại tệ khác nên dự trữ ngoại hối quốc tế thường tăng lên.

1.2.3.4. Đối với nợ nước ngoài

Chính phủ các nước đang phát triển có chính sách tín dụng khác nhau. Tại nhiều nước, khu vực doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên hơn trong việc nhận tín dụng từ hệ thống ngân hàng trong nước, đặc biệt gần như độc quyền trong các khoản vay nợ từ nước ngoài do nhà nước bảo lãnh.

Một trong những hệ quả của quá trình tự do hóa thương mại là sự mở rộng xuất khẩu, đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tăng thêm vốn. Khi thương mại tự do bắt đầu, các doanh nghiệp từng được bảo hộ cao sẽ lâm vào khó khăn tài chính, nguồn tín dụng có xu hướng chuyển sang các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu. Đối với các nhà xuất khẩu, mối nguy hiểm sẽ xuất hiện nếu các nguồn vay vốn nước ngoài nhằm tài trợ cho nhập khẩu không được kiểm soát một cách thích hợp khi rào cản thương mại được nới lỏng.

Như vậy, tự do hóa thương mại kéo theo nguồn nợ nước ngoài tăng theo hạng mục vay thương mại của các nhà xuất khẩu cũng gia tăng. Nếu nguồn vay nợ không được quản lý tốt sẽ tổn hại đến khả năng thanh toán, qua đó đặt nền tài chính quốc gia vào vị thế dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến sự ổn định tài chính của việt nam giai đoạn 2005 2015 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)