Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam và thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến sự ổn định tài chính của việt nam giai đoạn 2005 2015 (Trang 66 - 79)

Xuất, nhập khẩu thời gian qua qua đạt được những kết quả vượt trội nhờ mở rộng thị trường. Nổi bật, năm 2015, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt 162,4 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007, tăng 8,1% so với năm 2014, trong đó khu vực FDI (không kể dầu thô) đạt 111,3 tỷ USD, tăng

18,5%. Năm 2015 có 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Giai đoạn 2011-2015 mức nhập siêu được cải thiện hơn và năm 2012 Việt Nam đã có thặng dư thương mại trên 700 triệu USD, năm 2014 là 2,337 tỷ USD và năm 2015 Việt Nam trở lại nhập siêu 3,17 tỷ USD, bằng 2% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu giảm là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực tăng tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Mức thâm hụt thương mại Việt Nam tuy được cải thiện nhưng tỷ trọng của thâm hụt thương mại trên GDP và trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn cao. Điều này chứng tỏ, các nước đã tận dụng tốt cơ hội mà tự do hóa mang lại để đưa hàng hóa vào Việt Nam ngày càng nhiều, trong khi Việt Nam lại chưa tận dụng tốt cơ hội đó.

Lạm phát nước ta giai đoạn 2004-2011 có xu hướng tăng cao, có những năm lên đến hai con số. Từ năm 2012 lạm phát dần đi vào ổn định và giảm xuống 4,09% năm 2014 và chỉ còn 0,63% năm 2015. Tuy nhiên, bên cạnh việc kiềm chế lạm phát do thắt chặt chính sách tiền tệ đã gây ra nhiều hệ lụy. Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, nguồn vốn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn vào vốn vay các ngân hàng thương mại; việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ tác động đến hoạt động doanh nghiệp, việc làm, tăng trưởng kinh tế và tác động đến cả chính sách tài khóa (điển hình như việc giảm nguồn thu ngân sách nhà nước). Khó khăn của các doanh nghiệp lại cũng tác động ngược đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Quá chú trọng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, có thể dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế dưới tiềm năng, mà hậu quả của nó là trong tương lai có thể gây mất cân đối cung - cầu hàng hóa và tạo ra lạm phát do thiếu cung. Bên cạnh đó, nếu để tình trạng lạm phát đang trong xu hướng giảm sẽ kéo theo sức mua ì ạch, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo.

Những mối lo ngại về hụt thu ngân sách nhà nước do cắt giảm thuế quan khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã không bị hiện thực hóa. Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2015 vẫn giữ được mức tăng đều qua các năm với mức tăng dao động từ 102 đến 136%. Cơ cấu nguồn thu đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô ngày càng giảm, tỷ trọng thu từ nội lực của nền kinh tế ngày càng tăng. Nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn này cũng trong xu hướng tăng nhưng vẫn ngưỡng an toàn cho phép (tỷ trọng nợ nước ngoài tính trên GDP khoảng 40% trong khi ngưỡng cho phép của Bộ Tài chính là 50%). Chỉ số nợ của Việt Nam ở mức trung bình so với các nước đang phát triển có cùng độ tín nhiệm.

Có thể nói thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy chất lượng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế như hiệu quả thấp, tăng trưởng kinh tế phát triển thiếu bền vững, hoạt động thương mại chưa tương xứng với tiềm năng cũng như lợi thế quốc gia nhưng tự do hóa thương mại cùng những cải cách trong chính sách điều hành của nhà nước trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc tăng khả năng chống đỡ cú sốc cho từ bên ngoài cho nền kinh tế nước ta, góp phần lan tỏa tích cực trong nền kinh tế, tạo thêm việc làm, tiếp thu khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực. Kết quả của quá trình thực hiện chính sách chủ động hội nhập đã giúp Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế trong khu vực cũng như trên thế giới.

CHƢƠNG 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH THẾ GIỚI, TRONG NƢỚC THỜI GIAN TỚI VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

4.1. Dự báo tình hình thế giới, trong nƣớc thời gian tới

Trên bình diện quốc tế xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo, song tình hình chính trị và an ninh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa sự phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như ở một số khu vực do hậu quả khủng hoảng tài chính, tiền tệ, nợ công,... chậm được khắc phục; xung đột vũ trang khu vực chưa được ngăn chặn và chủ nghĩa khủng bố quốc tế hoành hành. Bên cạnh đó hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ ở các khu vực và trên phạm vi toàn cầu trong khung khổ các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mang lại những cơ hội phát triển to lớn đi kèm với những thách thức cho các quốc gia và dân tộc.

Theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB) tháng 01/2016, nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới năm 2015 chỉ đạt khoảng 2,4%, không cao như dự báo trước đó. Đáng chú ý, 2015 được coi là năm tồi tệ nhất đối với thương mại toàn cầu kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu do nguồn cầu yếu từ các thị trường mới nổi, từ đó làm dấy lên những lo ngại gia tăng về sức khỏe của nền kinh tế thế giới trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Theo Cục Phân tích chính sách thế giới Hà Lan, giá trị hàng hóa xuyên biên giới quốc tế năm 2015 đã giảm 13,8% theo giá USD, đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2009 mà nguyên nhân chính là do sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác. Một số ý kiến khác lại cho rằng, giá trị của cả xuất khẩu và nhập khẩu

tại mọi khu vực trên thế giới giảm vào năm ngoái chủ yếu là do biến động tiền tệ và sự giảm mạnh của giá hàng hóa.

Những khó khăn của thương mại toàn cầu năm 2015 dự báo tiếp tục kéo sang năm 2016. Trong những tháng đầu tiên của năm 2016, tình hình thế giới cũng không mấy khả quan, nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ “bị mắc kẹt trong tình trạng tốc độ tăng trưởng thấp, lạm phát thấp, cân bằng lãi suất thấp”. Tình hình xuất nhập khẩu của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đều có xu hướng suy giảm. Ngày 18/2/2016, Nhật Bản công bố số liệu thương mại cho thấy, xuất khẩu tháng 1/2016 giảm 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái - sụt giảm tháng thứ tư liên tiếp và là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, trong khi đó, nhập khẩu giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo hoạt động thương mại mới đây của Trung Quốc và Ấn Độ cũng cho thấy, một “bức tranh” thương mại ảm đạm và dường như đang ở trong khoảng thời gian tồi tệ. Số liệu ngày 15/2 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, tính theo Nhân dân tệ, xuất khẩu tháng 1/2016 của nước này giảm 6,6%, trong khi nhập khẩu giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính theo USD, xuất - nhập khẩu tháng 1/2016 của Trung Quốc lần lượt suy giảm 11,2% và 18,8 % so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ cũng thông báo xuất khẩu của nước này trong tháng 1/2016 giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm 8% trong năm 2015, mức giảm tồi tệ nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng… Theo dự đoán của Văn phòng phân tích chính sách kinh tế Hà Lan, nhịp độ tăng trưởng thương mại toàn cầu trong cả năm 2016 chỉ ở mức từ 1% - 2%.

Theo một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế, thương mại thế giới đang bị tổn thương bởi nguồn cung dư thừa, gây ra một phần do tình trạng mở

rộng công suất sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cho dù vòng xoáy suy giảm này là theo chu kỳ hay do thay đổi cơ cấu gắn với quá trình toàn cầu hóa thì viễn cảnh thương mại toàn cầu trong những tháng tới sẽ không mấy sáng sủa.

Đối với Việt Nam, dưới tác động của thương mại toàn cầu, thương mại tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ không cao, trong đó xuất khẩu tăng trưởng cao hơn nhập khẩu. Doanh nghiêp FDI vẫn là đầu tàu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Về hàng hóa, cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng vẫn tập trung vào các nhóm hàng có giá trị gia tăng thấp, còn nhập khẩu tập trung vào hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Liên quan đến thị trường, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tiếp tục là những đối tác lớn nhất của Việt Nam, trong đó, Việt Nam vẫn có được thặng dư lớn nhất với Mỹ và thâm hụt lớn nhất với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, thương mại Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức nhất định, liên quan đến giá trị gia tăng của hàng hóa, sự phụ thuộc vào Trung Quốc, sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI hay khả năng tận dụng FTA,… Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam có thể vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu xuất khẩu khó có thể đạt được nhưng mục tiêu về nhập siêu ngược lại có khả năng hoàn thành.

Những thành quả to lớn về phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong thời gian qua đã củng cố và tăng cường thế và lực của đất nước. Với việc đạt được hầu hết các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, nước ta đã tạo ra các nền tảng và điều kiện cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,7 -

7%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 3.200 - 3.500 USD. Trong thời kỳ 2016 - 2020, bên cạnh thời cơ, thuận lợi nước ta cũng phải đối mặt và vượt qua những khó khăn, thách thức không nhỏ trên con đường phát triển. Quá trình hội nhập sâu rộng của đất nước một mặt đem lại thời cơ thuận lợi nhưng mặt khác phải đối mặt với sự cạnh tranh rất quyết liệt, gay gắt trong khi nền kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế và năng suất lao động còn chưa cao.

Các yêu cầu phát triển rất lớn, nhất là yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, yêu cầu phát triển giáo dục, y tế, bảo đảm quốc phòng - an ninh ngày càng lớn trong khi nguồn lực của Việt Nam còn rất hạn chế. Thêm vào đó là hạn chế về quản trị nhà nước đối với nền kinh tế, những hạn chế về cơ cấu kinh tế, thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển và hội nhập quốc tế.

Để đẩy nhanh quá trình phát triển, đạt các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước.

4.2. Hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm bảo đảm sự ổn định tài chính trong tiến trình tự do hóa thƣơng mại chính trong tiến trình tự do hóa thƣơng mại

Trên cơ sở dự báo tình hình thế giới và khu vực thời gian tới, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết 22-NQ/TW, chủ trương « chủ động, tích cực hội nhập quốc tế » phải là một nội dung trọng tâm trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và phát triển bền

vững; đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển dịch và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh; tích cực tham gia sâu và rộng vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Trong phát triển kinh tế và thương mại, cần chú trọng việc đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ nước ta trên trường quốc tế.

Theo đó, các chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo ổn định tài chính của nước ta phải được thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản sau :

- Phải đặt lợi ích kinh tế của tổng thể toàn xã hội, dân tộc trong dài hạn lên trên hết mọi tính toán mang tính cục bộ, ngắn hạn khác.

- Quán triệt, theo sát chủ trương, chính sách của Đảng.

- Trong dài hạn các chính sách, biện pháp phải hướng tới giảm thiểu thất thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, tái cơ cấu nguồn thu ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng thu từ nội lực của nền kinh tế, giảm nợ nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với các chính sách cải cách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tỷ giá, tiền tệ, cải cách hành chính, cải cách trong các khu vực kinh tế.

Về phía Chính phủ

Một là, các bộ, ngành và địa phương cần chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch toàn diện và cụ thể thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW trong bối cảnh thế giới cũng như trong nước có nhiều thay đổi lớn. Đồng thời, cần quán triệt chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong từng giai đoạn về hội nhập quốc tế, xác định vai trò trọng tâm của hội nhập kinh tế quốc tế trong tiến trình hội nhập trong quan điểm, nhận thức và hành động của tất cả các các cấp, các ngành, các ngành,

địa phương, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp; cần có sự thống nhất mục tiêu hội nhập từ trung ương đến địa phương.

Hai là, gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế với đẩy mạnh cải cách trong nước, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đất nước; nhằm bảo đảm tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu chính trị ngoại giao và mục tiêu chiến lược trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, đảm bảo khả năng tiếp nhận và hoàn trả các khoản vay nợ nước ngoài.

Ba là, chú trọng thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh mức độ cam kết và tự do hóa thương mại ngày càng cao hơn, đồng thời có các điều chỉnh thương mại trên cơ sở cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện các cam kết thương mại.

Bốn là, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm là, tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến sự ổn định tài chính của việt nam giai đoạn 2005 2015 (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)