Quyết toán thu ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 2005-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến sự ổn định tài chính của việt nam giai đoạn 2005 2015 (Trang 49)

Rõ ràng thu ngân sách nhà nước chịu tác động trực tiếp từ cắt giảm mạnh (khoảng 90% số dòng thuế nhập khẩu theo các cam kết mở cửa thị trường) song tổng thu ngân sách nhà nước năm sau vẫn cao hơn năm trước và đều vượt dự toán, kể cả số thu từ xuất nhập khẩu, do ba nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, thuế suất thuế xuất - nhập khẩu giảm đã tạo điều kiện kích thích xuất nhập khẩu hằng năm tăng cao, góp phần tạo thêm nguồn thu ngân sách nhà nước bù đắp cho phần giảm thu do cắt giảm thuế quan khi quy mô thương mại tăng và quy mô các khoản thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế môi trường từ hàng nhập khẩu cũng tăng theo.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 lên mức 150 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2010 và gấp gần 5 lần so với năm 2005; tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 là 148 tỷ USD, tăng gần 75% so với năm 2010 và gấp 4 lần so với năm 2005.

Theo đó, thu cân đối từ xuất nhập khẩu năm 2014 được 160.800 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với năm 2010 và gấp hơn 4,2 lần so với năm 2005.

Năm 2014, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đưa vào cân đối được 77.402 tỷ đồng còn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu được 83.400 tỷ đồng (chiếm 51,9% tổng thu cân đối từ xuất nhập khẩu) trong khi các con số tương ứng năm 2010 lần lượt là 56.283 tỷ đồng và 74.068 tỷ đồng (chiếm 56,8% tổng thu cân đối từ xuất nhập khẩu).

Thứ hai, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thường xuyên ở mức 150- 160% GDP nên khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo các cam kết mở cửa thị trường đã tác động tích cực tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như doanh nghiệp thuần túy hoạt động trên thị trường trong nước. Do đó, những khoản thu tăng thêm từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... nhờ cải thiện kết quả sản xuất, kinh doanh trong nước, bù đắp và thậm chí vượt phần hụt thu do thực hiện cam kết tự do hóa thương mại.

Năm 2014, thu thuế thu nhập doanh nghiệp được 220.423 tỷ đồng (chiếm 26% tổng thu ngân sách nhà nước) còn thu thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất trong nước xấp xỉ 166 ngàn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19,6% tổng thu ngân sách nhà nước) trong khi các con số tương ứng năm 2010 lần lượt là 148.655 tỷ đồng (25,3%) và 98.739 tỷ đồng (16,8%).

Thứ ba, sức ép từ giảm thu thuế nhập khẩu theo lộ trình thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại thúc đẩy cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước cơ cấu lại theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn thu từ xuất khẩu và nhập khẩu, kể cả xuất khẩu dầu thô và khoáng sản thô để chuyển sang khai thác tốt hơn các nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh trong nước, vừa bền vững hơn, chủ động hơn và cũng thực chất hơn.

Thực tế, tỷ trọng thu cân đối từ xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách nhà nước đã tăng từ 16,7% năm 2005 lên 22,1% năm 2010 và giảm xuống còn 19% năm 2014. Như vậy có thể thấy là các cam kết tự do hóa thương mại tuy tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước song đã và đang được hóa giải bởi tác động gián tiếp giúp tăng thu ngân sách nhà nước đồng thời chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, quá trình khả quan này chỉ được phát huy và duy trì chỉ khi khu vực kinh tế trong nước, cơ sở thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước, tận dụng được những lợi thế và cơ hội từ thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại để mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả ngay trên "sân nhà” lẫn khu vực và thế giới trong bối cảnh hàng rào bảo hộ bằng thuế quan không còn nữa. Theo đó, một chính sách thu NSNN nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

3.2.2. Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân vãng lai

Tài khoản vãng lai là bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, nó ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ; thu nhập và chuyển giao ròng từ nước ngoài; và là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hành vi trong tương lai của nền kinh tế. Theo cách tiếp cận liên thời kỳ, cán cân vãng lai phản ánh mức độ chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Thâm hụt cán cân vãng lai đồng nghĩa với việc tiết kiệm trong nước không đủ mức đầu tư lớn hơn trong nước, đòi hỏi phải thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như FDI, kiều hối hay là các khoản vay nợ nước ngoài. Với một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển như Việt Nam hiện nay thì thâm hụt cán cân vãng lai là điều dễ hiểu. Thậm chí, xét ở một góc độ nào đấy, điều này còn là cần thiết để Việt Nam có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài nhằm phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt sâu và kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của một quốc gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động xấu tới sự ổn định của nền kinh tế.

Sau khi gia nhập WTO vào năm 2007, cán cân vãng lai của Việt Nam lập tức đạt thâm hụt kỷ lục trong 2 năm 2007 và 2008 với mức tương ứng là 9,8% GDP và 11,9% GDP. Còn nếu xét theo quý thì mức thâm hụt còn có phần nghiêm trọng hơn, nếu như quý II năm 2007 chỉ là thâm hụt 9,5% GDP thì sang đến quý I năm 2008 đã lên tới 38,8% GDP.

Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra khiến nước ta cũng chịu nhiều tác động lớn tới kênh xuất nhập khẩu, tuy nhiên thời kỳ này lại là thời kỳ nước ta nhận được một lượng kiều hối lớn gửi về. Điều này đã giúp cho cán cân vãng lai có xu hướng giảm dần mức độ thâm hụt chỉ còn ở mức 6,8% GDP năm 2009 và 4,0% GDP năm 2010.

*: 2012sử dụng số liệu 3 quý đầu năm

Nguồn: IFS (IMF)

Hình 3.2: Cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 1996 - 2011

Sang đến năm 2011, nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy giảm tăng trưởng sau những dấu hiệu phục hồi tạm thời năm 2010 nhờ vào chính sách kích cầu. Tốc độ tăng trưởng cả năm chỉ đạt 5,89% so với 6,78% năm 2010. Cùng với đó

là mức tăng trưởng tổng tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng đều âm đã khiến cho tổng cầu năm 2011 suy giảm so với năm trước. Đồng thời, nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất cũng thấp hơn nhiều do lãi suất tăng cao, hạn chế tốc độ tăng tín dụng và điều kiện tín dụng ngặt nghèo. Những điều này dẫn tới nhu cầu nhập khẩu giảm, tốc độ tăng nhập khẩu trong 2 năm 2011, 2012 luôn thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu. Do đó mà kể từ nửa cuối năm 2011 cho tới nay, cán cân vãng lai nước ta đã chuyển sang trạng thái thặng dư.

Hình 3.3: Cán cân vãng lai Việt Nam giai đoạn 2009 – 2015

Giai đoạn 2011-2015, cùng với quá trình mở cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới đã tăng hơn gấp 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25% năm 2001 lên tới 0,8% năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nông sản Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng đóng góp còn ở mức thấp song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu

và rộng của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng. Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm dần, góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Giai đoạn 2011-2015, nhập khẩu Việt Nam trung bình tăng trên 14,36%/ năm, thấp hơn hẳn 2 giai đoạn (2001-2010).

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 3.4: Cán cân thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015

Tuy nhiên, giai đoạn này, sự cải thiện cán cân thương mại chưa thực sự bền vững, nguyên nhân là:

(1) Xuất khẩu của khu vực FDI có xu hướng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất nhập khẩu cho thấy sự lấn át của khu vực FDI cũng như những khó khăn và sự yếu thế của khu vực trong nước.Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt từ sau năm 2008 đã góp phần củng cố vị thế của khu vực này trong tổng xuất khẩu chung của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng của Việt Nam có những thay đổi, tỷ trọng nhập khẩu các nguyên nhiên phụ liệu cho khu vực FDI liên tục tăng trong khi tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa cho khu vực trong nước liên tục giảm.

(2) Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù tỷ trọng giá trị các mặt hàng nông lâm thủy sản và công nghiệp nặng và khoáng sản (trừ năm 2012) có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng của các

mặt hàng công nghiệp nhẹ tăng, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều là các mặt hàng gia công, thâm dụng lao động cao như dệt may, giày da, điện thoại, máy tính… do đó giá trị tăng thêm thực tế đối với Việt Nam ngày càng giảm.

(3) Cơ cấu thị trường xuất khẩu chậm thay đổi. Thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam vẫn là khu vực ASEAN, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này làm tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào các quốc gia này, đặc biệt là Trung Quốc. Trong giai đoạn 2001-2015, tốc độ nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc do đó cũng tăng không ngừng, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc trên tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc là 13,32% năm 2001 và tăng lên tới trên 192% tính tới thời điểm 9 tháng đầu năm 2015.

3.2.3. Tác động của tự do hóa thương mại lên lạm phát

Từ năm 2004 đến 2011, lạm phát ở nước ta có xu hướng gia tăng, cao điểm đã lên mức 2 con số.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 3.5: Ch số CPI của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015

Nếu như lạm phát năm 2006 ở mức 7,5 %, sang năm 2007 đã tăng lên 8,3 % và tăng đột biến vào năm 2008, đạt mức 22,97%. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 đã góp phần làm giảm lạm phát ở Việt Nam năm 2009, xuống còn 6,88%. Lạm phát gia tăng trở lại vào năm 2010 (9,19%) và

lên đến đỉnh điểm vào năm 2011 (18,58%). Có thể lý giải nguyên nhân lạm phát trong những năm 2006 – 2011 ở Việt Nam theo hai yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy như sau:

Nguyên nhân do cầu kéo: Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa đạt mức sản lượng tiềm năng, vẫn còn nhiều nguồn lực cho tăng trưởng như nguồn nhân lực dồi dào và trẻ, nguồn vốn trong và ngoài nước phong phú, nguồn tự nhiên chưa khai thác hết, nhưng lạm phát trong những năm 2007-2011 vẫn có nguyên nhân từ phía cầu. Cụ thể:

- Thu nhập quốc dân tăng lên do kết quả tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền trước đó làm cho thu nhập của dân cư tăng lên (năm 2001: 6,89%, năm 2002: 7,08%, năm 2003: 7,34%, năm 2004: 7,79%, năm 2005: 8,44%, năm 2006: 8,23%; năm 2007: 8,46%; năm 2008: 6,31%; năm 2009: 5,46%; năm 2010: 6,78% và năm 2011 tăng 5,34% ). Điều đó làm cho cầu tiêu dùng cá nhân gia tăng từ 2005 đến năm 2011, dẫn đến giá cả tăng liên tục nhiều năm liền.

- Tốc độ tăng đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế (bao gồm khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài) cao trong nhiều năm liền (khoảng 25%- 35%/năm), nhất là đầu tư nước ngoài tăng cao trong các năm 2006 (vốn FDI đăng ký trên 12 tỷ USD); năm 2007 là 21 tỷ USD và đặc biệt nhảy vọt trong năm 2008 (vốn FDI đăng ký trên 71 tỷ USD), trong những năm 2009, 2010 và 2011 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khoảng 11-12 tỷ USD/năm và thực tế giải ngân khoảng 8-9 tỷ USD/năm đã làm cho cầu đầu tư tăng lên nhanh chóng, đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu và nhân công tăng cao. Tiền lương tối thiểu trong khu vực hành chính, sự nghiệp đã tăng lên kéo tiền lương trong khu vực sản xuất cũng tăng theo, làm gia tăng thu nhập bằng tiền và tiêu dùng trong dân cư cũng tăng theo. Bên cạnh đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đầu tư và chi tiêu công của Chính phủ cũng gia tăng mạnh qua các năm, bội chi ngân sách những năm gần đây luôn tăng trên 5%, vượt mức phê duyệt của Quốc hội hàng năm.

- Đồng thời, với chính sách đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách

tiền tệ mở rộng, khi giữ mức lãi suất thị trường thấp, tỷ giá hối đoái VND cao. Điều đó thể hiện trong năm 2007 Ngân hàng Nhà nước đã phát hành khối lượng tiền mặt tăng thêm 30%, chủ yếu để mua ngoại tệ nhằm giữ giá trị VND thấp, với mục đích thúc đẩy xuất khẩu.

Bên cạnh đó, do lãi suất thị trường thấp nên lượng tín dụng từ các ngân hàng cũng tăng lên đến trên 35%, nhất là cho vay mua chứng khoán và kinh doanh bất động sản, nhưng thiếu biện pháp để thu hút tiền về ngân hàng. Riêng trong năm 2008, do thực hiện các gói giải cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái kinh tế nên lượng tiền trong lưu thông tăng lên rất nhanh điều này cũng làm gia tăng lạm phát trong năm 2008. Chính sách mở rộng tiền tệ tiếp tục được thực hiện trong năm 2009, 2010 khi dư nợ tín dụng tăng trên 35- 36%/năm càng làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông.

Nguyên nhân do chi phí đẩy: thể hiện như sau

- Trong năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, đánh dấu sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Do đó, các biến động trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Chẳng hạn như giá dầu trên thị trường thế giới tăng cao ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, mặc dù, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu, nhưng khi giá dầu lên lại ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, bởi vì, Việt Nam chưa có công nghiệp hóa dầu mạnh nên chủ yếu phải nhập xăng dầu và các nguyên liệu sản xuất từ dầu hỏa với giá cao, trong khi phải xuất khẩu dầu thô với giá thấp. Giá dầu tăng cao và giá cả các hàng hóa nguyên, nhiên vật liệu khác trên thế giới tăng cao quả thật đã đè nặng lên chi phí sản xuất của Việt Nam, bởi vì, Việt Nam phải nhập nhiều thứ hàng hóa máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất kinh doanh trong nước và cho xuất khẩu. Từ năm 2007 mức nhập siêu của Việt Nam luôn tăng cao, trong đó, đến 80% là nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu phục vụ

sản xuất. Giá nhập khẩu tăng đã đẩy giá thành sản xuất trong nước tăng cao, để không bị lỗ, buộc nhà sản xuất, kinh doanh phải nâng giá bán lên, đẩy mức giá cả chung tăng lên (các nhà lý luận kinh tế gọi đây là hiện tượng nhập khẩu lạm phát). Trong khi đó, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, việc ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến sự ổn định tài chính của việt nam giai đoạn 2005 2015 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)