BỐI CẢNH, ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 94 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.BỐI CẢNH, ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN

TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. BỐI CẢNH, ĐỊNH HƢỚNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

4.1.1. Bối cảnh

Bối cảnh quốc tế: Hiện nay tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và

tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với nỗ lực vƣợt qua khó khăn, kinh tế thế giới đã và đang có dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn đặc biệt là sự khởi sắc của các nền kinh tế hàng đầu nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu tuy tăng trƣởng chậm nhƣng bền vững hơn. Nhìn chung triển vọng tích cực của kinh tế thế giới dự kiến sẽ mang lại những thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Đặc biệt chúng ta vừa là thành viên của APEC, AFTA, WTO đây là điều kiện thuận lợi để DNNVV của Việt Nam tham gia thị trƣờng thế giới, nhƣng đây cũng là những thách thức chính đối với sự phát triển của các DNNVV Việt Nam, đòi hỏi các DNNVV phải tự vƣơn lên, đủ sức cạnh tranh không những thị trƣờng quốc tế mà ngay cả thị trƣờng nội địa. Các thành tựu khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới không ngừng đƣợc phát minh và đƣa vào ứng dụng. Đây cũng là yếu tố tác động mang tính hai mặt đối với sự phát triển của các DNNVV Việt Nam, đặc biệt là đối với những DNNVV có quy mô nhỏ và vừa. Nếu các DNNVV của chúng ta nắm bắt đƣợc các công nghệ tiên tiến, chúng ta sẽ có đƣợc sự tăng trƣởng nhanh và cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập. Ngƣợc lại, nếu để mất các cơ hội thì nền kinh tế của ta sẽ bị tụt hậu và các doanh nghiệp sẽ bị đánh bại. Quá trình phục hồi tăng trƣởng hiện nay bƣớc vào giai đoạn chuyển tiếp mới mang tính chất bản lề quan trọng, từ chủ yếu dựa vào kích thích nền kinh tế sang dựa vào tiêu dùng và đầu tƣ tƣ nhân.

Bối cảnh trong nước: Nƣớc ta đang đƣợc thế giới đánh giá là quốc gia có

tính ổn định cao về chính trị kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trƣờng đã bắt đầu đƣợc vận hành có hiệu quả, bƣớc đầu tăng trƣởng ổn định tuy chƣa thực sự bền vững.

Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng đáng kể, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, chất lƣợng tăng trƣởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã thích nghi dần với thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong những năm gần đây đã tăng về số lƣợng dự án và số vốn đầu tƣ, trong đó ngày càng có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia và đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển DNNVV với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng nhƣ sản phẩm đầu ra.

Với việc gia nhập hàng loạt các tổ chức, hiệp định quốc tế nhƣ Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), tham gia đàm phán TPP, các hiệp định thƣơng mại tự do FTA,……Đặc biệt, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đƣợc thành lập vào cuối năm 2015 sẽ đánh dấu một bƣớc hội nhập toàn diện, sâu sắc của Việt Nam với khu vực và thế giới. Nhƣ vậy, Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và cả thách thức rất lớn. Mức độ tận dụng những thuận lợi, thời cơ cũng nhƣ khắc phục các bất lợi sẽ phụ thuộc vào khả năng nội lực và sự chuẩn bị của chính chúng ta. Tuy nhiên, trong thế giới đƣợc coi là “ngày càng phẳng” hiện nay, dù toàn cầu hóa và hội nhập ở mức độ cao, nhƣng tình trạng “mạnh đƣợc yếu thua”, áp đặt “luật chơi của nƣớc lớn” vẫn tồn tại đầy thách thức. Vì thế, đối với các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển nhƣ Việt Nam, doanh nghiệp hội nhập phải đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh, điều chủ yếu là chúng ta phải nắm đƣợc luật chơi và chủ động trong cuộc chơi, quản trị đƣợc các rủi ro từ bên ngoài, mở cửa thị trƣờng theo lộ trình và có chính sách bảo hộ hợp lý để cân đối các lợi ích, nếu không thì sẽ bị thua ngay trên sân nhà và có nguy cơ rơi vào các bẫy thƣơng mại tự do và bẫy thu nhập trung bình.

Với vị trí, vai trò là Thủ đô, trái tim của cả nƣớc, Thành phố tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của Trung ƣơng Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ƣơng; sự ủng hộ, hợp tác tích cực của các tỉnh, thành. Việc triển khai Luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1/7/2013), các chiến lƣợc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các nghị quyết của HĐND vừa thông

qua, sẽ tạo khung pháp lý, cơ chế chính sách khả thi hiệu quả hơn trong giải quyết các nhiệm vụ phát triển Thủ đô.

Nhƣ vậy, đứng trƣớc quá trình toàn cầu hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của đất nƣớc, Hà Nội, DNNVV vừa đón nhận thời cơ vừa phải đối mặt với thách thức to lớn. Điều này đòi hỏi phải tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV. Song với vai trò quan trọng và tích cực của DNNVV, việc thúc đẩy phát triển hoạt động của DNNVV cũng nhƣ QLNN đối với DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2011 - 2016 và tầm nhìn đến năm 2025.

4.1.2. Định hƣớng

Trên cơ sở nhận định những yếu tố thuận lợi, khó khăn, thách thức của bối cảnh trong nƣớc và quốc tế, Hà Nội cần định hƣớng phát triển DNNVV trên địa bàn theo một số nội dung cơ bản sau:

Một là, tiếp tục hỗ trợ phát triển nhanh về số lƣợng, quy mô, chất lƣợng,

năng lực cạnh tranh DNNVV trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020 đạt chỉ tiêu mà thành phố Hà Nội đã đặt ra có hơn 400.000 DNNVV hoạt động.

Hai là, Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên

địa bàn. Phát triển các vƣờn ƣơm doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ chất lƣợng cao, các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố (điện, điện tử, cơ – kim khí, dệt, may – da giày, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng) , các ngành công nghiệp hỗ trợ, các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Ba là, thực hiện chuyển đổi nhanh kế hoạch chuyển đổi các hộ sản xuất kinh

doanh cá thể sang mô hình hoạt động DNNVV (trên địa bàn Hà Nội năm 2017 hiện có trên 290.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể). Chuyển đổi nhanh các hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ sang mô hình DNNVV (trên địa bàn hiện có trên 1.300 hợp tác xã).

Bốn là, thành phố tiếp tục vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách, pháp luật

về doanh nghiệp do Trung ƣơng ban hành; đồng thời, xây dựng hệ thống pháp lý ổn định, ban hành các văn bản pháp luật, chính sách mang tính định hƣớng phát triển

cho các DNNVV trên địa bàn thành phố để xác định rõ ngành nghề, lĩnh vực ƣu tiên, các chính sách ƣu đãi về vốn, tín dụng mà doanh nghiệp mình đƣợc áp dụng.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi

cho các tổ chức, doanh nghiệp; đơn giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Thực hiện tốt chƣơng trình kết nối ngân hàng – Doanh nghiệp. Mặt khác, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, chính sách đầu tƣ tín dụng, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ phát triển kinh doanh trên địa bàn thành phố đối với các DNNVV.

4.1.3. Quan điểm

Trên cơ sở những định hƣớng trên, việc đổi mới phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội cần dựa trên những quan điểm chủ yếu sau:

Một là, thống nhất nhận thức vai trò, vị trí của DNNVV là một bộ phận cấu

thành của nền kinh tế trong quá trình CNH, HĐH. DNNVV đƣợc coi là những dự án đầu tƣ dài hạn, giải quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài và quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo... đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội.

Hai là, phát triển các DNNVV đảm bảo đồng bộ giữa số lƣợng và chất

lƣợng, có cơ cấu hợp lý theo ngành và lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với quá trình tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh trong hợp tác và hội nhập quốc tế.

Ba là, hoàn thiện bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công

chức, viên chức thực hiện chức năng QLNN đối với các DNNVV trên cơ sở kế thừa, nâng cao hiệu quả hoạt động theo hƣớng tiên tiến, hiện đại, bắt kịp theo trình độ quản lý của các nƣớc phát triển.

Bốn là, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Nhà

nƣớc phải song hành với phát huy vai trò kiểm tra giám sát trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra, giảm sát của ngƣời tiêu dùng, của các hiệp hội, kiểm tra giám sát của xã hội và công luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 94 - 98)