- Số thuế truy thu và phạt qua
1 Thuế giá trị gia tăng 25.068 230.877 204.524 268.979 376
2.4.1. Những ưu điểm trong quản lý thuế
Quản lý thuế đã bắt đầu nắm bắt đƣợc nhu cầu của DN trên địa bàn, thể hiện ở sự hài lòng của DN ở một số khía cạnh của hoạt động quản lý thuế. Trong đó, DN khá hài lòng về hình thức, nội dung tuyên truyền thuế; sự dễ dàng tiếp cận của dịch vụ hỗ trợ thuế; thủ tục và quản lý đăng ký, kê khai thuế; hình thức kê khai, cách thức nộp tờ khai thuế; tần suất và hình thức thanh tra thuế hay sự đa dạng của các hình thức cƣỡng chế và thu nợ thuế.
Quản lý thuế đã đạt đƣợc những thành công nhất định trong việc hạn chế sự trốn thuế của DN. Thành công này đƣợc cụ thể ở sự tuân thủ thuế của DN trên địa bàn, tập trung vào xu hƣớng tích cực của các chỉ số không tuân thủ thuế nhƣ sự cải thiện về tỷ lệ DN không kê khai thuế, tỷ lệ DN đƣợc thanh tra/kiểm tra thuế, tỷ lệ DN nợ thuế/tổng thu.
Sự thay đổi cần ghi nhận trong quan điểm quản lý thuế với quan điểm DN là trung tâm của hệ thống thuế. Thay đổi từ quan điểm NNT là đối tƣợng
cai trị của cơ quan thuế sang quan điểm NNT là trung tâm của hệ thống thuế đƣợc thể hiện trong sứ mệnh, mục tiêu của quản lý thuế. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong chiến lƣợc hiện đại hoá quản lý thuế, chính sách quản lý thuế, hệ thống các chƣơng trình hiện đại hoá nguồn lực, các hoạt động của cơ quan thuế và đặc biệt là trong Tuyên ngôn ngành Thuế.
Các chính sách quản lý thuế đã đảm bảo đƣợc quyền lợi của DN trong quá trình kê khai, nộp thuế. Quyền của DN đƣợc trình bày đầy đủ trong Luật Quản lý thuế, thể hiện qua 10 quy định về quyền của NNT từ quyền đƣợc cung cấp thông tin cho đến những quyền lợi trong quá trình thanh kiểm tra thuế [14, tr 12]. Những quyền lợi này đƣợc cụ thể hơn trong các quy phạm về thực thi các chức năng quản lý thuế.
Những đổi mới trong các hoạt động chức năng quản lý thuế theo cơ chế TKTN là sự thay đổi tích cực của quản lý thuế trên địa bàn. Sự ghi nhận đầu tiên là các dịch vụ TTHT của cơ quan thuế với các kế hoạch TTHT đã bắt đầu có sự khảo sát nhu cầu của DN, tiến hành chuyên môn hoá nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động TTHT và bắt đầu coi trọng sự tƣ vấn về thuế từ các tổ chức tƣ vấn thuế cho DN. Quản lý ĐKKKNT đã có những thành công trong cung cấp cho DN những dịch vụ đăng ký, kê khai thuế thuận tiện. Sự thay đổi sang phƣơng pháp thanh tra thuế theo rủi ro làm giảm tần suất thanh tra đối với DN là đổi mới ý nghĩa của hoạt động thanh tra. Quản lý cƣỡng chế và thu nợ thuế bắt đầu phân loại các hình thức nợ thuế và thực hiện các hình thức cƣỡng chế đa dạng tuỳ theo các hình thức nợ và nguyên nhân nợ thuế.