- Số thuế truy thu và phạt qua
1 Thuế giá trị gia tăng 25.068 230.877 204.524 268.979 376
2.4.2. Những hạn chế trong quản lý thuế
Sự kém thoả mãn của các DN về các hoạt động quản lý thuế. Mặc dầu ngành thuế đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của DN ở một số hoạt động quản lý thuế nhƣng nhìn chung sự không thoả mãn của một số DN vẫn là thực tế rất rõ ràng. Đó là những hạn chế về tính kịp thời và đầy đủ của nội dung tuyên truyền thuế; tuyên truyền chƣa thật sự nắm bắt đƣợc nhu cầu DN; sự chính
phức tạp của quy trình tuân thủ thuế; hạn chế về tính chính xác của nội dung thanh tra và kết luận thanh tra; hạn chế trong phƣơng pháp xác định đối tƣợng thanh tra; sự kém linh hoạt và ít có tác dụng cải thiện sự tuân thủ của các hình thức cƣỡng chế thuế; và những yếu kém trong xử lý khiếu nại tố cáo về thuế.
Mặc đù đã có sự đổi mới về cách nhìn nhận vai trò của DN trong hệ thống thuế, tuy nhiên chƣa xác định DN là khách hàng - yếu tố môi trƣờng quan trọng của cơ quan thuế và vì vậy bản chất của quản lý thuế chƣa có sự thay đổi đáng kể. Quản lý thuế là quản lý sự nộp thuế của DN vẫn là quan điểm quá mới mẻ. Đây là yếu tố tác động cơ bản đến những hạn chế khác trong quản lý thuế.
Thiếu chiến lƣợc quản lý thuế theo định hƣớng khách hàng. Chiến lƣợc quản lý thuế hiện nay là chiến lƣợc hiện đại hoá quản lý thuế. Hạn chế cơ bản nhất là thiếu chiến lƣợc quản lý thuế theo định hƣớng từ DN nộp thuế. Chiến lƣợc quản lý thuế mới chỉ tập trung vào chiến lƣợc đối với các yếu tố môi trƣờng bên trong (các nguồn lực và các hoạt động quản lý thuế) mà chƣa chú ý đến chiến lƣợc đối với các yếu tố bên ngoài đặc biệt là chiến lƣợc đối với khách hàng của cơ quan thuế. Vì vậy, quản lý thuế ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng chƣa xây dựng dựa trên sự phân đoạn DN để có những chiến lƣợc phù hợp với đặc điểm tuân thủ thuế và đặc điểm hoạt động cũng nhƣ tính đến những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tuân thủ thuế của DN.
Sự kém linh hoạt của chính sách quản lý thuế (thể hiện chủ yếu ở luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành). Mỗi công chức thuế là ngƣời hỗ trợ DN khi cần thiết chƣa đƣợc thể hiện trong những quy định của chính sách quản lý thuế. Chính sách quản lý thu cũng chƣa có quy định thể hiện sự linh hoạt của công chức thuế khi thực hiện các chức năng quản lý, cho phép họ tính đến những yếu tố đặc điểm của DN nhằm tìm ra những giải pháp quản lý phù hợp theo từng hoàn cảnh của các nhóm khách hàng khác nhau.
Mục đích ƣu tiên của các hoạt động chức năng là phát hiện và xử lý các DN vi phạm (nhƣ mục đích của hoạt động quản lý ĐKKKNT, của thanh tra
thuế hay của hoạt động thu nợ và cƣỡng chế thuế). Vì vậy quản lý thuế vẫn còn chƣa coi trọng các mục đích khác nhƣ mục đích tìm hiểu “hoàn cảnh” để hỗ trợ DN, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho DN và quan trọng hơn cả là mục đích khuyến khích sự tuân thủ thuế của DN đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện.
Các kế hoạch quản lý thu chƣa linh hoạt, chƣa thích ứng với những thay đổi của môi trƣờng quản lý thuế, do phải theo sát quy trình quản lý của Tổng cục Thuế nhƣ dự toán thu thuế, kế hoạch TTHT, kế hoạch quản lý ĐKKKNT, thanh tra thuế hay cƣỡng chế thu nợ thuế.
Các hoạt động chức năng chƣa xây dựng và thực thi các kế hoạch dựa trên sự phân đoạn DN. Quản lý thuế trên địa bàn Đà Nẵng thiếu các kế hoạch TTHT theo nhu cầu và đặc điểm của các nhóm DN; chƣa xây dựng và thực thi các kế hoạch quản lý ĐKKKNT theo đặc điểm tuân thủ; hạn chế về các kế hoạch thanh tra và cƣỡng chế thu nợ theo cấp độ tuân thủ thuế.
Hạn chế về thái độ, sự phục vụ và năng lực của công chức thuế trong thực hiện các chức năng quản lý thuế nhƣ năng lực của công chức TTHT, thái độ và kỹ năng của thanh tra thuế, công chức thu nợ thuế.
Kiểm tra các hoạt động chức năng thiếu các chỉ tiêu phản ánh sự thoả mãn của DN đối với các dịch vụ của cơ quan thuế về chất lƣợng, số lƣợng cung cấp, thời gian, địa điểm của dịch vụ cung cấp cho DN.