Quy trình vệ sinh chăn nuôi lợn thịt của các hộ

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 59 - 61)

Số lượng Tỷ lệ

Nội dung (hộ) (%)

1. Phun thuốc sát trùng ngoài khu chuồng 40 95,24

2. Phun khử trùng trước khi nuôi 11 26,19

3. Phun thuốc khử trùng Sau khi bán lợn 30 71,43

4. Phun khử trùng khi chuyển đàn 3 7,14

5. Định kỳ phun thuốc khử trùng 32 76,19

6. Xe chở lợn chuyên dụng 2 4,76

7. Sử dụng bẫy côn trùng 23 54,76

- Có vẽ sơ đồ đặt bẫy 7 30,43

- Thường xuyên kiểm tra xử lý 19 82,61

8.Có thả vật nuôi khác trong khu chăn nuôi 20 47,62

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015) Vệ sinh trong chăn nuôi là quy trình được các hộ dân đánh giá là quy trình có khẳ năng thực hiện cao nhất, song do chủ quan và chưa nhận biết được hết tầm quan trọng của công tác vệ sinh trong chăn nuôi nên vẫn còn nhiều hộ chưa thực hiện đúng đầy đủ theo quy định của VietGAHP với mức lỗi vị phạm là chưa đạt.

Tiêu chí thứ 5: Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh

Thức ăn chăn nuôi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn để duy trì sự sống và tạo sản phẩm. Tuy vậy ngoài các chất dinh dưỡng như protein, năng lượng và các chất khoáng, vitamin… đôi khi trong thức ăn còn chứa các chất độc hại. Nếu thức ăn chứa các chất độc hại như Salbutamol, Clenbuterol.. kháng sinh, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn.. các chất này sẽ tích tụ vào sản phẩm thịt lợn và khi người tiêu dùng ăn phải tích tụ dần sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm. Kết quả điều tra cho thấy trên 100% số hộ đều phải đi mua thức ăn chăn nuôi bao gồm cả thức ăn công nghiệp và thức ăn truyền thống. Song hầu hết các hộ đều không nắm rõ được các chất bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, nếu biết thi chỉ biết được một số chất như: Hoocmon tăng trưởng, chất tạo nạc.

Do quy mô chăn nuôi nhỏ theo kiểu nông hộ nên phần lớn các hộ chăn nuôi trên địa bàn đều nuôi lợn thịt theo hình thức bán công nghiệp – sử dụng hỗn hợp cám công nghiệp và phụ phẩm, thức ăn nông nghiệp. Số liệu bảng 4.9 cho ta thấy đối với thức ăn nông nghiệp hầu hết các hộ tự sản xuất được và được chứa trong các bao tải nên ít khi được vệ sinh và để lẫn cùng các đầu vào khác điều này dễ dẫn đến thức ăn bị mốc, mối mọt trong khi đó còn tới 40% không tiến hành kiểm tra chất lượng thức ăn có nguồn gốc nông nghiệp. Do thói quen trong chăn nuôi nên ít các hộ sử dụng cân đồng hồ hoặc các loại cân khác để ước lượng thức ăn cho vật nuôi mà chủ yếu là ước lượng bằng bát, tô nên việc hiệu chỉnh dụng cụ cân đo ít khi được thực hiện ở các hộ và theo hộ là không cần thiết.

100% các hộ chăn nuôi mua thức ăn công nghiệp từ các đại lý trên địa bàn mà không có sự thỏa thuận hay hợp đồng bằng văn bản trước. Khi mua thức ăn công nghiệp trên 90% số hộ cho biết có kiểm tra bằng cảm quan chủ yếu các thông tin về tên, số lượng sản phẩm, ngày sản xuất và chất lượng bao bì. Trên 20% số hộ tin tưởng vào các đại lý và không kiểm tra chất lượng bên trong, chưa tới 50% số hộ đọc các cảnh báo nếu có trên bao bì. Chính thói quen không kiểm tra đầy đủ các thông tin về thức ăn công nghiệp của các hộ chăn nuôi đã tạo điều kiện cho hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn vào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng lợn thịt của hộ. Sản phẩm không có hoặc thiếu thông tin trên nhãn có thể dẫn đến sử dụng sai liều lượng, sai đối tượng và gây nguy hại đến sức khỏe vật nuôi cũng như tồn dư các chất trong sản phẩm thịt lợn. Để đảm bảo chất lượng, thức ăn chăn nuôi cần có các giá kê thức ăn và nguyên liệu, không đặt trực tiếp bao thức ăn xuống nền nhà nhưng thực tế trên địa bàn vẫn còn 8/42 hộ VietGAHP bảo quản thức ăn cho lợn theo kiểu này. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng thức ăn gây ra độc tố tồn dư trong chất lượng thịt lợn của hộ.

Một phần của tài liệu PigProductionVietGAHP (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w