Phát triển ngành nghề TTCN ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 32)

1.3. Một số kinh nghiệm phát triển TTCN của một số nƣớc trên thế giới và

1.3.1. Phát triển ngành nghề TTCN ở một số nước trên thế giới

1.3.1.1. Phát triển ngành nghề TTCN ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tuy công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh song làng nghề vẫn tồn tại, các ngành nghề thủ công nghiệp vẫn phát triển. Họ không

những duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới. Đồng thời Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị.

Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm: Chế biến lƣơng thực, thực phẩm, đan lát, dệt chiếu, thủ công mỹ nghệ, dệt lụa và rốn nông cụ… Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật Bản từ thủ công dần đƣợc hiện đại hóa với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Thị trấn Takêô có trung tâm nghiên cứu mẩu mã và chất lƣợng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lƣờng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hóa các khâu canh tác dƣới 95% nhƣng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều. Nông cụ của Nhật Bản với chất lƣợng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ đƣợc tiêu thụ ở trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20 ở tỉnh Ôita (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền trong nông thôn, do đích thân ông tỉnh trƣởng phát động và tổ chức. Kết quả cho thấy, ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất đƣợc 143 loại sản phẩm,thu đƣợc 1.2 tỷ USD trong đó có 378 triệu USD thu từ bán rƣợu đặc sản Sakê của địa phƣơng, 114 triệu USD thu hút từ bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào phát triển ngành nghề cổ truyền “mỗi thôn làng một sản phẩm” đã nhanh chóng lan rộng ra khắp nƣớc Nhật Bản. (Nguyễn Văn Khỏe, 2010)

1.3.1.2. Phát triển ngành nghề TTCN ở Hàn Quốc

Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công nghiệp hóa nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lƣợc quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng đƣợc tập trung sản xuất là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục

vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lƣơng thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền.

Ngành nghề thủ công truyền thống đƣợc phát triển rộng khắp từ những năm 1970 đến năm 1980, đã xuất hiện 908 xƣởng thủ công dân tộc chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính. Đây là loại hình nông thôn với 79,4% dựa vào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng và bí quyết truyền thống.

Để phát triển công nghiệp thủ công truyền thống, chính phủ đã thành lập 95 hãng thƣơng mại về những mặt hàng này. Tƣơng lai của các nghề thủ công truyền thống còn đầy hứa hẹn do nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm dân gian bắt đầu tăng. Qua đây có thể đánh giá đƣợc hiệu quả lao động của chƣơng trình ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống là rất thiết thực. (Nguyễn Văn Khỏe, 2010)

1.3.1.3. Phát triển ngành nghề TTCN ở Trung Quốc

Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi tiếng nhƣ đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy. Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công, làm việc trong các hộ gia đình, trong phƣờng nghề và làng nghề. Đến năm 1954 số ngƣời làm nghề TTCN đƣợc tổ chức vào Hợp tác xã. Sau này phát triển thành xí nghiệp Hƣơng Trấn và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở một số địa phƣơng. Xí nghiệp Hƣơng Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, thƣơng nghiệp, xây dựng… hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp Hƣơng Trấn phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lƣợng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lƣợng công nghiệp

nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ làng nghề. Trong các hàng thủ công xuất khẩu, hàng thảm chiếm tỷ lệ lớn (75%) số lƣợng thảm ở thị trƣờng Nhật Bản. (Nguyễn Văn Khỏe, 2010)

1.3.1.4. Phát triển ngành nghề TTCN ở Inđônêxia

Chƣơng trình phát triển ngành nghề TTCN đƣợc Chính phủ Inđônêxia hết sức quan tâm bằng việc lần lƣợt đề ra kế hoạch 5 năm, trong đó:

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: Xây dựng các xƣởng và trung tâm để bán sản phẩm TTCN;

- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: Thực hiện các dự án hƣớng dẫn và phát triển công nghiệp nhỏ nhằm giáo dục đào tạo, mở mang các hoạt động sản xuất TTCN của những doanh nghiệp nhỏ.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: Chính phủ đứng ra tổ chức một số cơ quan để quản lý, chỉ đạo hƣớng dẫn nghiệp vụ cung cấp vật tƣ thiết bị, tiêu thụ sản phẩm. Chính phủ Inđônêxia đã đứng ra tổ chức một số trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đề ra các chính sách khuyến khích hỗ trợ công nghiệp nhỏ phát triển; trong đó chú ý đến chính sách khuyến khích về thuế và ƣu tiên công nghiệp nhỏ chế biến nông sản xuất khẩu. Sự nổ lực của Chính phủ trong việc phát triển ngành nghề TTCN ở nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực. Ở đảo Java, số liệu điều tra 10 làng nghề thủ công cho thấy 44% lao động nông thôn có tham gia ít hoặc nhiều vào hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp (19% làm việc ở các cơ sở sản xuất TTCN và 16% làm các dịch vụ nông thôn). Thu nhập của nông dân ở đây từ nguồn ngoài nông nghiệp trong những năm gần đây tăng từ 12% lên 23% tổng thu nhập. (Nguyễn Văn Khỏe, 2010)

1.3.2. Tình hình phát triển ngành nghề TTCN ở Việt Nam

Ngành nghề TTCN ở nƣớc ta xuất hiện từ rất sớm. Từ thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ 1 trƣớc công nguyên đến đầu thế kỷ 10) ngoài sản xuất nông nghiệp

đã hình thành và phát triển các ngành nghề TTCN. Các ngành nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng, giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng... Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Ấn Độ, ngƣời Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiều màu sắc.

Giai đoạn từ hoà bình lập lại đến trƣớc những năm 1986 (Miền Nam từ 1976-1996) giai đoạn này các ngành nghề đƣợc chú trọng phát triển và thị trƣờng chủ yếu là các nƣớc Đông Âu. Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề đƣợc vận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Đồng thời để hỗ trợ cho ngành nghề phát triển, nhà nƣớc còn hình thành các xí nghiệp công tƣ xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hoá lấy sản phẩm trong các ngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Vào năm 1986 - 1987 kim ngạch xuất khẩu đạt 246 triệu Rúp - Đôla. Ngành nghề TTCN phát triển đã thu hút hàng triệu lao động nhƣ ở Hà Tây năm 1986 làm nghề TTCN là 95771 ngƣời, đến năm 1988 tăng lên tới 111693 ngƣời, tăng 44,17%.

Vào đầu những năm 1990 khi thị trƣờng Đông Âu và Liên Xô cũ bị biến động nên hàng TTCN của Việt Nam không tiêu thụ đƣợc, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, lao động TTCN giảm mạnh: Hà Tây năm 1988 có 111693 lao động TTCN, đến năm 1991 chỉ còn 63313 lao động, giảm 43,31%. Trong thời kỳ này ở Hải Phòng, trong 6 nghề thủ công đã giảm 11.000 ngƣời, ở Thái Bình, nghề mây tre đan sản phẩm tiêu thụ năm 1991-1992 chỉ bằng 10-15% so với giai đoạn 1988-1989.

Từ năm 1993 trở lại đây, đƣờng lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trƣờng bằng tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nƣớc”, chính vì vậy đã chuyển từ thị trƣờng các nƣớc Đông Âu, Liên Xô truyền thống trƣớc đây sang các nƣớc khác, ƣu tiên các nƣớc trong khu vực. Giai đoạn này ngành nghề TTCN lại đƣợc phục hồi, chuyển hƣớng và phát triển.

Sau một thời gian lao động tìm kiếm, chuyển đổi thị trƣờng và tổ chức lại sản xuất để thích nghi với cơ chế thị trƣờng dần dần hàng truyền thống Việt Nam đã tìm ra lối thoát. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX hàng thủ công truyền thống của Việt Nam đã tìm ra bƣớc đi đúng hƣớng cho mình, kim nghạch xuất khẩu hàng năm đã đạt hàng triệu USD. Hiện nay nhiều làng nghề TTCN đã đƣợc khôi phục càng ngày càng nổi tiếng nhƣ: gốm Vĩnh Long (Đồng Nai), đã cạnh tranh đƣợc với hàng gốm sứ của Trung Quốc, Thái Lan và đang có mặt ở trên nhiều nƣớc trên thế giới là Đức, Pháp, Mỹ, Nhật Bản… thậm chí còn lọt vào cả thị trƣờng Trung Quốc; Đồ gỗ nội thất Đồng Kỵ (Bắc Ninh), một làng nghề có đến trên 80 công ty TNHH và trên 500 hộ làm đồ gỗ có quy mô lớn, doanh thu vài tỷ đồng trên năm…

Xuất phát từ vị trí vai trò to lớn của ngành nghề TTCN,nhiều làng nghề TTCN đã đƣợc khôi phục và phát triển, các ngành nghề TTCN phát triển là xu hƣớng tất yếu khách quan của sự phát triển, bởi phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghành nghề TTCN nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động thời vụ và thiếu việc làm cho nông thôn. Ngành nghề TTCN đã tạo điều kiện cho ngƣời dân nông thôn nâng cao thu nhập, đóng góp không nhỏ vào GDP của địa phƣơng làm cho cơ cấu kinh tế của địa phƣơng biến đổi theo hƣớng tích cực là tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH – HĐH.

1.3.3. Phát triển TTCN của một số đi ̣a phương ngoài tỉnh

1.3.3.1. Phát triển TTCN tỉnh Bắc Ninh

Trong quá trình phát triển ngành nghề TTCN ở Bắc Ninh, làng nghề đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền thống. Theo một số tài liệu thì từ thời nhà Lý cả nƣớc có 64 làng nghề, riêng Bắc Ninh có 14 làng nghề.

Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trƣờng đƣợc mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề. Nói đến đồng Đại Bái là cả xã Đại Bái làm nghề gò rát đồng, gốm Phù Lãng là xã Phù Lãng (cả hai làng Đoàn Kết và Phấn Trung) đều làm gốm… Gần đây hàng mộc mỹ nghệ phát triển ở 3 xã Phù Khê, Hƣơng Mạc và Đồng Quang. Đây lại là hình thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và nó vẫn tiếp tục lan sang một số xã xung quanh. Hiện nay ở Bắc Ninh đang hình thành các cụm sản phẩm: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn); cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia Bình); cụm gốm (Quế Võ)…

Những năm qua, một số ngành nghề ở Bắc Ninh đã có sự tăng trƣởng khá, trong đó phải kể đến các ngành: Dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giƣờng tủ bàn ghế …

Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một loạt chính sách ƣu tiên phát triển ngành nghề và khôi phục các làng nghề của tỉnh, một số ngành nghề TTCN phát triển vƣợt bậc và đã đóng góp 49,4% trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chiếm 37,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh (năm 2001). Các cụm công nghiệp làng nghề đƣợc hình thành là bƣớc đột phá trong sự phát triển TTCN của Bắc Ninh (Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái…).

1.3.3.2. Phát triển TTCN huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Nhằm phát huy những lợi thế, Phù Ninh đã quy hoạch và tổ chức không gian sản xuất công nghiệp – TTCN một cách hợp lý, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề. Nhiều dự án công nghiệp – TTCN đƣợc tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhƣ cụm công nghiệp – dịch vụ Tử Đà – An Đạo; Khu công nghiệp Phù Ninh; vùng vệ tinh của Tổng công ty Giấy Việt Nam; chuỗi công nghiệp dịch vụ cảng An Đạo, Tử Đà, Vĩnh Phú kết nối

điểm xuống của đƣờng cao tốc…Việc quy hoạch vùng sản xuất đã giúp Phù Ninh tập trung phát triển đƣợc các ngành hàng có lợi thế của huyện nhƣ: Sản xuất chế biến giấy; chế biến nông - lâm sản – thực phẩm; khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng… Với những ƣu thế nổi trội, sản xuất công nghiệp – TTCN ở Phù Ninh cũng phát triển tới một mức độ cao hơn so với nhiều địa phƣơng khác trong tỉnh khi các doanh nghiệp chịu khó đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trƣờng. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hƣớng nâng cao chất lƣợng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Không ít doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ lắp đặt dây chuyền sản xuất mới. Trong đó tiêu biểu là một số doanh nghiệp ngành giấy đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất giấy đế (giấy chuyên sản xuất vàng mã); dây chuyền sản xuất giấy vở, sổ tay xuất khẩu, giấy in báo. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đầu tƣ lò đứng liên hoàn, dây chuyền sản xuất gạch tuy nel. Lĩnh vực công nghiệp cơ khí, hóa chất lại đầu tƣ hệ thống dây chuyền cán thép từ tôn cuộn, dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hay dây chuyền sản xuất sút. Khu vực nông nghiệp nông thôn cũng có nhiều cơ sở trang bị các thiết bị chế biến chè, xay xát lƣơng thực, sản xuất đồ mộc…

Để đảm bảo thực hiện tốt Đề án phát triển sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2011 - 2015 của huyện và các Nghị quyết về phát triển công nghiệp – TTCN, Phù Ninh đã rất tích cực hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở về mặt bằng sản xuất, về chuyển giao kỹ thuật và xúc tiến thƣơng mại quảng bá sản phẩm. Huyện chủ trƣơng ƣu tiên cho các ngành hàng, sản phẩm có điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế trên địa bàn, thu hút giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp.

Với chủ trƣơng hợp lý, Phù Ninh đã biến tiềm năng thành thế mạnh của mình. Trong các năm từ 2011 – 2013, dù kinh tế suy thoái có nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất kinh doanh nhƣng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân gần 29%/năm, vƣợt khá cao so với mục tiêu 19% cho cả giai đoạn 2011 – 2015. Sản xuất công nghiệp – TTCN Phù Ninh phát triển theo hƣớng nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Một số sản phẩm nhƣ: Giấy đế; dăm mảnh, bê tông tƣơi… tiếp tục tăng cao và các sản phẩm giấy in báo, giấy viết, axit, xút… cũng giữ tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn đảm bảo ổn định. Các hạng mục kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Lạng cơ bản đã đƣợc thực hiện với tỷ lệ lấp đầy là 100%; cụm công nghiệp dịch vụ Tử Đà – An Đạo đƣợc khẩn trƣơng xây dựng theo quy hoạch và nhanh chóng thu hút doanh nghiệp vào sản xuất với tỷ lệ lấp đầy lên đến 80%. Tận dụng tiềm năng lợi thế của từng địa phƣơng để đẩy mạnh sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)