Phát triển TTCN của một số địa phương ngoài tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 44)

1.3. Một số kinh nghiệm phát triển TTCN của một số nƣớc trên thế giới và

1.3.3. Phát triển TTCN của một số địa phương ngoài tỉnh

1.3.3.1. Phát triển TTCN tỉnh Bắc Ninh

Trong quá trình phát triển ngành nghề TTCN ở Bắc Ninh, làng nghề đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề của Bắc Ninh xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền thống. Theo một số tài liệu thì từ thời nhà Lý cả nƣớc có 64 làng nghề, riêng Bắc Ninh có 14 làng nghề.

Trong từng thời kỳ phát triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trƣờng đƣợc mở rộng dần ra các làng trong xã thành xã nghề. Nói đến đồng Đại Bái là cả xã Đại Bái làm nghề gò rát đồng, gốm Phù Lãng là xã Phù Lãng (cả hai làng Đoàn Kết và Phấn Trung) đều làm gốm… Gần đây hàng mộc mỹ nghệ phát triển ở 3 xã Phù Khê, Hƣơng Mạc và Đồng Quang. Đây lại là hình thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm và nó vẫn tiếp tục lan sang một số xã xung quanh. Hiện nay ở Bắc Ninh đang hình thành các cụm sản phẩm: Cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm dệt (Từ Sơn); cụm giấy, cụm hàng nhôm (Yên Phong); cụm hàng đồng, hàng nhựa (Gia Bình); cụm gốm (Quế Võ)…

Những năm qua, một số ngành nghề ở Bắc Ninh đã có sự tăng trƣởng khá, trong đó phải kể đến các ngành: Dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giƣờng tủ bàn ghế …

Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một loạt chính sách ƣu tiên phát triển ngành nghề và khôi phục các làng nghề của tỉnh, một số ngành nghề TTCN phát triển vƣợt bậc và đã đóng góp 49,4% trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chiếm 37,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh (năm 2001). Các cụm công nghiệp làng nghề đƣợc hình thành là bƣớc đột phá trong sự phát triển TTCN của Bắc Ninh (Cụm công nghiệp làng nghề sắt thép Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang, giấy Phong Khê, đồng Đại Bái…).

1.3.3.2. Phát triển TTCN huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Nhằm phát huy những lợi thế, Phù Ninh đã quy hoạch và tổ chức không gian sản xuất công nghiệp – TTCN một cách hợp lý, phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề. Nhiều dự án công nghiệp – TTCN đƣợc tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhƣ cụm công nghiệp – dịch vụ Tử Đà – An Đạo; Khu công nghiệp Phù Ninh; vùng vệ tinh của Tổng công ty Giấy Việt Nam; chuỗi công nghiệp dịch vụ cảng An Đạo, Tử Đà, Vĩnh Phú kết nối

điểm xuống của đƣờng cao tốc…Việc quy hoạch vùng sản xuất đã giúp Phù Ninh tập trung phát triển đƣợc các ngành hàng có lợi thế của huyện nhƣ: Sản xuất chế biến giấy; chế biến nông - lâm sản – thực phẩm; khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng… Với những ƣu thế nổi trội, sản xuất công nghiệp – TTCN ở Phù Ninh cũng phát triển tới một mức độ cao hơn so với nhiều địa phƣơng khác trong tỉnh khi các doanh nghiệp chịu khó đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và bảo vệ môi trƣờng. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hƣớng nâng cao chất lƣợng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa. Không ít doanh nghiệp mạnh dạn đầu tƣ lắp đặt dây chuyền sản xuất mới. Trong đó tiêu biểu là một số doanh nghiệp ngành giấy đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất giấy đế (giấy chuyên sản xuất vàng mã); dây chuyền sản xuất giấy vở, sổ tay xuất khẩu, giấy in báo. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đầu tƣ lò đứng liên hoàn, dây chuyền sản xuất gạch tuy nel. Lĩnh vực công nghiệp cơ khí, hóa chất lại đầu tƣ hệ thống dây chuyền cán thép từ tôn cuộn, dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hay dây chuyền sản xuất sút. Khu vực nông nghiệp nông thôn cũng có nhiều cơ sở trang bị các thiết bị chế biến chè, xay xát lƣơng thực, sản xuất đồ mộc…

Để đảm bảo thực hiện tốt Đề án phát triển sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2011 - 2015 của huyện và các Nghị quyết về phát triển công nghiệp – TTCN, Phù Ninh đã rất tích cực hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở về mặt bằng sản xuất, về chuyển giao kỹ thuật và xúc tiến thƣơng mại quảng bá sản phẩm. Huyện chủ trƣơng ƣu tiên cho các ngành hàng, sản phẩm có điều kiện khai thác tiềm năng, lợi thế trên địa bàn, thu hút giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt công tác khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp.

Với chủ trƣơng hợp lý, Phù Ninh đã biến tiềm năng thành thế mạnh của mình. Trong các năm từ 2011 – 2013, dù kinh tế suy thoái có nhiều yếu tố bất lợi cho sản xuất kinh doanh nhƣng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân gần 29%/năm, vƣợt khá cao so với mục tiêu 19% cho cả giai đoạn 2011 – 2015. Sản xuất công nghiệp – TTCN Phù Ninh phát triển theo hƣớng nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Một số sản phẩm nhƣ: Giấy đế; dăm mảnh, bê tông tƣơi… tiếp tục tăng cao và các sản phẩm giấy in báo, giấy viết, axit, xút… cũng giữ tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trƣớc. Hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn đảm bảo ổn định. Các hạng mục kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp Đồng Lạng cơ bản đã đƣợc thực hiện với tỷ lệ lấp đầy là 100%; cụm công nghiệp dịch vụ Tử Đà – An Đạo đƣợc khẩn trƣơng xây dựng theo quy hoạch và nhanh chóng thu hút doanh nghiệp vào sản xuất với tỷ lệ lấp đầy lên đến 80%. Tận dụng tiềm năng lợi thế của từng địa phƣơng để đẩy mạnh sản xuất TTCN ở khu vực nông nghiệp nông thôn, đến nay Phù Ninh đã mở rộng đƣợc các ngành nghề chế biến nông lâm sản, thực phẩm và gia công cơ khí, giúp thu hút thêm nhiều lao động. Sau hơn 3 năm triển khai Đề án phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN, Phù Ninh đã phát triển thêm đƣợc 7 doanh nghiệp và 38 hộ sản xuất cá thể đƣa số đơn vị, cá nhân tham gia lĩnh vực sản xuất TTCN trên địa bàn huyện lên 21 công ty TNHH; 17 công ty Cổ phần; 2 doanh nghiệp tƣ nhân; 3 HTX sản xuất công nghiệp và 1.723 hộ sản xuất cá thể, thu hút tổng số lao động toàn huyện là 5.130 ngƣời, tăng gần 1.000 lao động so với năm 2010 với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/ngƣời/tháng. Ngoài ra, phát triển các nghề truyền thống cũng nhƣ việc du nhập, nhân cấy các nghề mới cũng đƣợc cấp ủy, chính quyền các địa phƣơng quan tâm, chú trọng. Đã có thêm 2 làng nghề mới đƣợc mở ra là: Nuôi và chế biến rắn ở Khuân Dậu

xã Trung Giáp và làng trồng cây cảnh An Mỹ xã Phú Lộc đƣa tổng số làng nghề của huyện lên 5 làng nghề đƣợc UBND tỉnh công nhận.

Với những lợi thế đang dần đƣợc cụ thể hóa, chắc chắn kinh tế công nghiệp – TTCN Phù Ninh không chỉ dừng lại ở tiềm năng mà sẽ đƣợc chuyển hóa thành sức mạnh cho một trong những vùng công nghiệp trọng điểm của tỉnh.

1.3.3.3. Tình hình phát triển TTCN ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc Miền Trung cách huyện Quảng Trạch về phía Nam khoảng 200 km. Trong thời gian qua, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ và phát triển đa dạng các ngành nghề TTCN tại địa phƣơng và các làng nghề. Đặc biệt phải kể đến ngành nghề truyền thống nhƣ: nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên; nghề đệm Bàng Phò Trạch; Nghề Kim Hoàn ở Điện Môn; nghề rèn Hiền Lƣơng; nghề sản xuất nƣớc mắm Phong Hải; nghề gia công lƣới Vân Trình; nghề chằm nón lá Phong Sơn; nghề sản xuất tƣơng măng Phong Mỹ; các ngành nghề TTCN tự do nhƣ: nghề mây tre đan; nghề sản xuất rƣợu (phải kể đến các cơ sở sản xuất rƣợu Phong Chƣơng; rƣợu OKay Phong Bình); nghề chổi đót Phong Sơn; nghề nề; cƣa xẻ gỗ và mộc dân dụng; nghề đóng ghe thuyền; nghề may vá; nghề cơ khí. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung phát triển làng nghề Mỹ Xuyên, trong đó tập trung quy hoạch và đầu tƣ hạ tầng.

Về sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ: Các sản phẩm khá đa dạng, phù hợp việc đáp ứng nhu cầu sử dụng trong và ngoài tỉnh, đặc biệt phục vụ khách tham quan, du lịch. Các sản phẩm làng nghề có khả năng hƣớng đến xuất khẩu.

Về mô hình tổ chức hoạt động: Hình thành các mô hình tổ hợp tác nhằm tạo mối liên kết và hợp tác trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách

nhiệm hữu hạn,...) cũng đƣợc thành lập là điều kiện để phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống.

Môi trƣờng hoạt động sản xuất của các làng nghề phù hợp với nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động tại chỗ, nhiều sản phẩm mang bản sắc văn hóa truyền thống và sản phẩm đặc trƣng lợi thế của địa phƣơng.

Đƣợc sự quan tâm của Huyện ủy và UBND huyện, các làng nghề truyền thống đã đƣợc bảo tồn và đang dần phát triển. Hạ tầng các làng nghề đang đƣợc đầu tƣ hoàn thiện, sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc rất phù hợp cho việc sử dụng làm quà lƣu niệm, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề kết hợp với du lịch tham quan. Ngoài ra, huyện Phong Điền đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhƣ hoạt động khuyến công; hỗ trợ lãi suất ngân hàng… góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. (UBND huyện Phong Điền, 2013)

1.3.4. Bài học nghiên cứu rút ra cho phát triển TTCN huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng bình.

Việc nghiên cứu quá trình phát triển ngành nghề TTCN của địa phƣơng khác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhìn nhận, đánh giá quá trình hình thành và phát triển, các yếu tố tác động nhƣ chính sách, môi trƣờng pháp lý, yếu tố về con ngƣời, văn hóa, trình độ và điều kiện tự nhiên cùng tác động đến sự phát triển ngành nghề TTCN. Điều quan trọng đó là quá trình phát triển ngành nghề TTCN phải phù hợp với quy luật kinh tế nhƣ quy luật cung cầu, quy luật giá trị và phù hợp với cơ chế thị trƣờng hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý để phục hồi, phát triển các ngành nghề TTCN, mở mang các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của

huyện. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý thông thoáng tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn, khoa học công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài vào đầu tƣ; mở rộng hình thức tổ chức trong quá trình phát triển nghành nghề TTCN nhƣ công ty, doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình.

Sản xuất sản phẩm ngành nghề TTCN gắn liền với thị trƣờng tiêu thụ; hoạch định chính sách mở rộng thị trƣờng tiêu thụ không chỉ trong nƣớc mà còn ở nƣớc ngoài; luôn luôn khẳng định chất lƣợng và tạo nét độc đáo riêng trong sản phẩm, tạo sự thu hút đối với ngƣời tiêu dùng.

Phát triển ngành nghề TTCN gắn liền với việc đào tạo, phát triển nguồn lực lao động và giải quyết việc làm, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trƣởng, thực hiện chủ trƣơng phát triển ngành nghề TTCN một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)