- Giới thiệu chung về máy: Thiết bị này cho phép tiến hành các
phương án thí nghiệm sau :
+ Xác lập mối tương quan của ứng suất trượt vào vận tốc trượt khi nhiệt độ không đổi (chế độ τ/D).
+ Xác lập mối tương quan của ứng suất trượt vào thời gian khi nhiệt độ không đổi và vận tốc trượt không đổi (chế độ τ/t).
+ Xác lập mối tương quan của ứng suất trượt vào nhiệt độ khi vận tốc trượt không thay đổi (chế độ τ/T).
- Trong chế độ τ/D vận tốc trượt biến thiên tuyến tính với vận tốc
không đổi trong một miền giá trị cho trước so với thời gian. Số lượng các
điểm (các giá trị τ), thu nhận được khi đo trong chế độ τ/D, có thể đạt đến con số 1000. Quá trình đo mỗi điểmtrên đường cong biểu diễn sự phụ thuộc
τ/D được tiến hành trong khoảng thời gian 0.5 giây. Trong khoảng thời
33
nhiệt độ. Mỗi điểm trên đường cong τ/D là giá trị trung bình số học của 3 lần đo trên.
Quá trình đo, thực hiện trong chế độ này cho phép thu nhận đường cong chảy của dầu và vì thếchúng được thực hiện thường xuyên hơn.
- Chế độτ/t. Cho trước khoảng thời gian cần thiết để tiến hành đo ứng suất trượt, số lượng các điểm đo để dựng đường cong τ/t có thể đạt khoảng 1000 điểm. Ở vận tốc trượt không đổi cho trước sẽ tiến hành xác
định các giá trị của ứng suất trượt tại những thời điểm khác nhau với những khoảng thời gian bằng nhau.
- Chế độ τ/T. Ở vận tốc trượt không đổi cho trước, tiến hành xác
định ứng suất trượt (khoảng 1000 điểm) khi nhiệt độ mẫu thay đổi đều theo thời gian. Khả năng của thiết bị và hệ đo M-5 cho phép thực hiện các thí nghiệm với vận tốc biến thiên của nhiệt độ mẫu là 5oC/phút. Tuy nhiên, để
tiến hành nghiên cứu tính lưu biến của mẫu thì vận tốc biến thiên của nhiệt
độnên duy trì không vượt quá 1oC/phút.
Chế độ đo này cho phép xác định sự phụ thuộc vào nhiệt độ của độ
nhớt (khi chất lỏng biểu hiện tính NiuTơn) và độ nhớt hiệu dụng (khi chất lỏng biểu hiện tính phi NiuTơn). Chế độ này rất có lợi cho việc mô hình hóa sự thay đổi độ nhớt của dầu khi nhiệt độ giảm trong quá trình chuyển
động của dầu trong đường ống.