Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 60 - 62)

3.1. Định hƣớng phát triển của NHCSXH Việt Nam

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Nghị quyết Đại hội X của Đảng về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là: “Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giải phóng mạnh mẽ và không ngừng ngoại lực, nâng cao đời sống nhân dân. Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Cùng với mục tiêu của đất nước, NHCSXH cũng xây dựng một định hướng hoạt động để phấn đấu đến năm 2020 xây dựng NHCSXH có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách, có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại giúp họ có điều kiện vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội, thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.

Để thực hiện được mục tiêu phát triển của mình, yếu tố cơ bản đặt ra lên hàng đầu là phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định, mạng lưới giao dịch rộng khắp cùng với đó là một hệ thống công nghệ thông tin phát triển và một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn.

Ngân hàng phấn đấu để đạt được sự bền vững/ tự chủ về mặt tài chính, nghĩa là thu nhập của Ngân hàng có đủ để bù đắp được chi phí vốn, chi phí hoạt động, dự phòng tổn thất cho vay và vốn hóa để phát triển. Dự kiến đến năm 2020, NHCSXH sẽ đạt được sự tự chủ về tài chính. Tiếp theo là phấn đấu hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cho vay xóa đói giảm nghèo góp phần vào thực hiện công bằng xã hội và tiến tới tạo lập được thương hiệu cũng như vị thế của mình trên thị trường tài chính cả ở trong nước cũng như được bạn bè quốc tế biết đến.

Một số nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH đến năm 2020

- Tập trung huy động, khai thái các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư

cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn.

- Bảo đảm 100% vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác; tất cả hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ và tư vấn cách thức sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyển mạnh sang đầu tư theo các chương trình dự án nhỏ, đơn giản, dễ tính toán, tạo điều kiện cho người nghèo tập dượt cách làm ăn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

- Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính. Đến năm 2016, các chi phí quản lý ngành (trừ chi phí lãi suất huy động vốn), được thực hiện trên cơ sở nguồn thu lãi cho vay và nguồn thu các dịch vụ ngân hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại các xã.

- Có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho NHCSXH, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ công, năng suất lao động thấp để giải quyết những khó khăn về tổ chức mạng lưới, về nhân lực và điều hành tác nghiệp của NHCSXH. Tiếp tục cải cách thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng.

Trong bối cảnh tiền tệ lạm phát, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tỷ lệ phát triển kinh tế bền vững. Đó chính là cơ hội để NHCSXH vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tạo tiền đề vững chắc cho các bước đi tiếp theo. Tuy vậy, cần đổi mới chính sách tín dụng ưu đãi theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động, giảm bao cấp, bền vững về tài chính và tuân thủ các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập WTO.

Để thực hiện theo định hướng trên, trong quá trình triển khai thực hiện NHCSXH sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

a) Thuận lợi

- Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo là không thay đổi và được đầu tư ngày một mạnh hơn.

- Đảng bộ và chính quyền các cấp, cộng đồng dân tộc tin tưởng, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho NHCSXH hoạt động.

- Sau gần 15 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã trưởng thành cơ bản về cơ sở vật chất, mạng lưới, năng lực điều hành và đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống. Thế và lực của NHCSXH ngày càng được khẳng định.

b) Khó khăn

Việc thực hiện tiêu chí mới về phân loại hộ nghèo, dôi dư lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn và chủ trương triển khai kênh tín dụng ưu đãi tại các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn là cơ hội cho NHCSXH mở rộng khối tín dụng nhưng lại nảy sinh thách thức lớn về tập trung và huy động nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của các đối tượng thụ hưởng, cung và cầu về vốn luôn mất cân đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo an toàn và chất lượng cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)