3.2. Giải pháp nâng cao an toàn và chất lƣợng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nguồn vốn cho vay đố
HSSV của NHCSXH
3.2.1.1. Đối với nguồn vốn NSNN
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Để tiếp tục thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ cần có giải pháp tăng vốn điều lệ cho hệ thống NHCSXH, đặc biệt là tăng thêm vốn cho việc thực hiện chương trình tín dụng HSSV, đưa nguồn vốn NSNN trung ương, địa phương chiếm tỷ trọng ít nhất là 60% trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Từ đó tạo nền tảng tài chính bền vững cho hoạt động tín dụng đối với chương trình tín dụng HSSV.
Trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH từ nay đến năm 2020, để đạt được mức tăng trưởng là 3.000 – 4.000 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.
Để đạt được mức tăng trưởng nguồn vốn chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn như đã nêu, Chính phủ ưu tiên cho NHCSXH nhận vốn từ NSNN (vốn nhận từ chương trình tín dụng hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo - PRSC 10) là 1.035 tỷ đồng. Nhà nước cần bổ sung vốn điều lệ hàng năm cho NHCSXH tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 1.000 tỷ đồng. Tận dụng sự ủng hộ, quan tâm của Chính phủ, NHCSXH tiếp tục huy động vốn từ kênh phát hành Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khoảng từ 1.000 – 2.000 tỷ đồng.
3.2.1.2. Đối với các nguồn vốn huy động
Nguồn vốn dùng để cho vay HSSV còn rất thấp. Để đáp ứng đủ số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đủ điều kiện vay vốn thì nguồn vốn đó còn thiếu rất nhiều. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn một cách ổn định, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững, NHCSXH cần xây dựng chiến lược huy động vốn trung và dài hạn theo định hướng dưới đây:
- Chủ động, độc lập tạo lập nguồn vốn để thay thế dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn 2% đi vay và nhận tiền gửi từ các NHTM. Theo lịch trình của Chính phủ một số NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa do đó nguồn vốn này sẽ thay đổi.
- NHCSXH cần tập trung vào các nguồn vốn không lãi như: tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn có lãi suất thấp như: tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán của khách hàng, nguồn ODA theo chương trình, dự án. Nguồn vốn này phải chiếm phần lớn quỹ cho vay, tạo điều kiện từng bước giảm cấp bù chệnh lệch lãi suất từ NSNN. Để huy động được nguồn vốn này, NHCSXH cần tập trung vào một số giải pháp sau:
+ Tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, Đoàn thể, các Bộ ngành tại Trung ương và các cấp ủy chính quyền tại địa phương, hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội trong đó có đối tượng là HSSV, phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn nữa, mô hình của NHCSXH có BĐD HĐQT cấp tỉnh và huyện với thành phần gồm: UBND, các Sở, ban ngành và đoàn thể. Chính vì có thuận lợi này, NHCSXH cần phát huy để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, vốn quyên góp, ủng hộ, tiền gửi không lấy lãi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
+ Để góp phần thực hiện tốt mục tiêu này, NHCSXH cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, cùng các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng, thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp nhằm thực hiện cho vay tới các đối tượng là HSSV tại địa phương.
+ Đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn thông qua các hình thức: tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Đây là tiền tiết kiệm thuộc sở hữu của người tiết kiệm, được gửi vào NHCSXH, được trả lãi suất không kỳ hạn và được rút ra khi người gửi có nhu cầu.
+ NHCSXH cần mở rộng và đa dạng hóa mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước. Để có thể tiếp cận và xúc tiến việc vận động, tranh thủ các nguồn tài trợ ưu đãi của nước ngoài thì một trong các điều kiện quan trọng là phải làm tốt công tác quảng bá hình ảnh NHCSXH, mở rộng đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Các biện pháp có thể áp dụng với mục tiêu trên gồm: giới thiệu hình ảnh của NHCSXH thông qua các hình thức và phương tiện như bản tin về hoạt động của NHCSXH định kỳ, tham gia các hội thảo, hội nghị về hoạt động ngân hàng khóa tập ngắn ngày trong và ngoài nước. Tham gia và hoạt động tích cực trong các hiệp hội về ngân hàng trong và ngoài nước như: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn khu vực Châu Á Thái Bình Dương… Chủ động mở các hội nghị quốc tế định kỳ có sự tham gia của các tổ chức nước ngoài hiện đang hoạt động tại Việt Nam thông qua đó chủ động giới thiệu về NHCSXH và tìm nguồn tài trợ, hợp tác.
- Xây dựng một cơ chế huy động vốn trong toàn hệ thống để nâng cao khả năng cạnh tranh về chi phí huy động, mức độ biến động và khả năng đáp ứng kịp thời của mỗi nguồn vốn.
- Huy động vốn theo lãi suất thị trường phụ thuộc vào kế hoạch cấp bù lãi suất. NHCSXH cần chuyển hướng huy động vốn sang hình thức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, huy động nguồn vốn ODA, nhận tiền gửi kiều hối và mở rộng các dịch vụ như: tiền gửi thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán bảo hiểm... Đặc biệt cần chú trọng khai thác dịch vụ nhận ủy thác cho vay các chương trình chỉ định của các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân trong, ngoài nước đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có, đặc biệt lưu ý hoàn thiện các dịch vụ tiền gửi hiện đang được khách hàng ưa chuộng như: Tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi có tham gia dự thưởng …
- Nhưng năm tới, cần tăng cường chỉ đạo mở rộng dịch vụ tiền gửi thanh toán đến hộ gia đình, dịch vụ bảo hiểm, tiết kiệm … củng cố huy động tiền gửi các Tổ TK&VV, huy động tiền gửi tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Trong quản lý nguồn tiền gửi này để bảm bảo an toàn, tránh tham ô lợi dụng của các tổ trưởng tổ TK&VV, NHCSXH cần phải tổ chức quản lý tiền gửi đến từng thành viên, các giao dịch của cá nhân thành viên tổ vay vốn thực hiện giao dịch trực tiếp với NHCSXH không thông qua Tổ trưởng tổ TK&VV. Hiện nay mỗi thành viên đã có một sổ tiền gửi TK&VV vì vậy NHCSXH chỉ cần tổ chức khâu hạch toán và theo dõi đến từng thành viên là hoàn thiện được nội dung quản lý này.
- Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng theo hướng phát triển phù hợp với xu thế chung của các NHTM Việt Nam hiện nay. Việc mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng là nhằm mục đích tăng nguồn thu và đa dạng hóa rủi ro, thu hút khách hàng, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy con người hiện có để có thêm nguồn thu, tăng thêm tính tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua NHCSXH.