2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề của huyện ThạchThất nhìn trên
2.2.2. Thực trạng các yếu tố đầu vào của làng nghề
2.2.2.1. Vốn sản xuất
Vốn là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho các làng nghề hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Vốn cho nhu cầu đầu tư trang thiết bị, máy móc, mua nguyên vật liệu,… phục vụ cho sản xuất ngày càng lớn. Khi nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên, để đáp ứng được nhu cầu
đó và muốn có chỗ đứng trên thị trường thì đầu tư vào thiết bị máy móc hiện đại, đầu tư vào việc tìm kiếm tạo ra những mẫu mã sản phẩm có tính nghệ thuật và tính sử dụng ngày càng cao thì nhu cầu về vốn ngày càng trở nên cấp thiết. Các làng nghề huyện Thạch Thất đã huy động được các nguồn vốn khác nhau, vốn tự có trong các hộ sản xuất kinh doanh, vốn vay từ tư nhân, vốn vay từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng,… Chính từ nhiều nguồn vốn này mới có thể đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất cuả các làng nghề trọng huyện. Chẳng hạn, nghề cơ kim khí ở Phùng Xá, do đầu tư những công nghệ mới, lô mẫu sắt, máy đột dập thủy lực, nên mỗi hộ gia đình cần tới hàng tỷ đồng mới mở được cơ sở sản xuất, và đi vào hoạt động sản xuất một cách có hiệu quả. Tiêu biểu như hộ sản xuất cơ kim khí Đa Liên nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đa Liên có lò nấu sắt phế liệu ra thành phôi đã cho biết, nếu như muốn mở được một cơ sở sản xuất như chế biến sắt này thôi cũng phải tốn ít nhất là 2 tỷ đồng, đấy là cũng chưa kể đến số vốn lưu động cho sản xuất. Hay như nghề mộc ở Chàng Sơn, theo như lời chủ hộ sản xuất gỗ Thuận Thiềng cho biết: Muốn có được cơ sở sản xuất trong đó có khoảng 10 thợ làm, ngoài số tiền phải bỏ ra thuê địa điểm nếu như hộ đó không có mặt bằng sản xuất, thì muốn có một cái máy cưa, máy tiện và nhiều máy móc chuyên dụng khác thì ít nhất cần phải có 2 tỷ đồng mới có khả năng đi vào hoạt động sản xuất. Thực tế để có được số tiền đó ngay trước mắt thì phải ai cũng dễ gì có được, chính vì vậy nhu cầu đi vay vốn ngày càng trở nên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải cứ mỗi cơ sở sản xuất nào muốn mở cơ sở đều phải có lượng tiền như thế, tùy thuộc vào hộ đó muốn sản xuất cái gì, nhưng rõ ràng thấy ở đây là nhu cầu về vốn là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp với mỗi hộ sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh làng nghề, trong năm 2010 nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh như sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn trong các làng nghề huyện Thạch Thất
Đơn vị: Tỷ đồng
số vốn Vốn tự có Vốn vay Vốn cố định Vốn lƣu động 1 Làng nghề Chè lam thôn Thạch Xá - xã Thạch Xá 32 21,1 10,9 13 19 2 Làng nghề mộc, điêu khắc Chàng Sơn - xã Chàng Sơn 56 35,7 20,3 23,4 32,6 3 Làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá 105 62,3 42,7 50,1 54,9
4 Làng nghề mây tre giang đan
thôn Bình Xá - xã Bình Phú 6,7 4,3 2,4 2,2 4,5 5 Làng nghề mây tre giang đan
thôn Thái Hòa - xã Bình Phú 7,6 4 3,6 3,1 4,5 6 Làng nghề mây tre giang đan
thôn Phú Hòa - xã Bình Phú 8,5 5,2 3,3 3,6 4,9 7 Làng nghề mộc xây dựng xã Dị Nậu 40 27,5 12,5 1,.5 22,5 8 Làng nghề mộc mây xã Hữu Bằng 101 73,3 27,7 43,7 57,3 9 Làng nghề mộc xã Canh Nậu 60 42 18 21,9 38,1
Nguồn: Báo cáo tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch Thất năm 2010, định hướng đến năm 2015.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn mà các doanh nghiệp, các hộ sản xuất của làng nghề vay được chủ yếu là từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới các hình thức như: vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ tín dụng, vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo,… Sự tham gia của các tổ chức Ngân hàng trong việc thanh toán, huy động vốn và tín dụng ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề. Diện cho vay được mở rộng tới nhiều ngành nghề khác nhau, quy mô từng bước lớn hơn trước, đăc biệt trong ngành CN-TTCN, năm 2000 ngân hàng cho các doanh nghiệp của làng nghề vay khoảng 75 tỷ đồng làm vốn sản xuất thì đến năm 2004 số tiền cho vay lên tới 355 tỷ đồng, đến năm 2010 con số này lên tới 850 tỷ đồng.
Tuy nhiên, với số lượng cho vay như thế mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, trong khi đó thời gian vốn vay
ngắn, thủ tục cho vay rườm rà, lãi xuất vay lại cao nên rất khó khăn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.2.2.2. Nguồn lao động
Ngày nay, việc áp dụng các thiết bị máy móc vào quá trình sản xuất đã làm cho công việc làm ra sản phẩm trở nên đơn giản đi rất nhiều lần. Nhưng chính độ phức tạp đó của kỹ thuật lại đòi hỏi người lao động phải nắm bắt được các kiến thức kỹ thuật mới để làm chủ công cụ sản xuất. Đứng trước thực tế đó, UBND huyện Thạch Thất luôn quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong ngành nghề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo thống kê mới nhất của huyện Thạch Thất hiện nay toàn huyện có 106.204 người trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, trong đó lao động trong các làng nghề là 33.926 người, giải quyết được 31.9% số lao động trong toàn huyện. Cụ thể:
Bảng 2.3. Tình hình lao động trong các làng nghề huyện Thạch Thất Đơn vị: Người STT Tên làng nghề Số nhân khẩu Số lao động 1 Làng nghề Chè lam thôn Thạch Xá - xã Thạch Xá 5.860 1335 2 Làng nghề mộc, điêu khắc Chàng Sơn - xã Chàng Sơn 8.830 4630 3 Làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá 10.085 7720 4 Làng nghề mây tre giang đan thôn Bình Xá -
xã Bình Phú 1.340 950
5 Làng nghề mây tre giang đan thôn Thái Hòa -
xã Bình Phú 1.440 847
6 Làng nghề mây tre giang đan thôn Phú Hòa -
xã Bình Phú 6.470 3460
7 Làng nghề mộc xây dựng xã Dị Nậu 13.900 7924 8 Làng nghề mộc mây xã Hữu Bằng 10.340 5750
9 Làng nghề mộc xã Canh Nậu 10.470 6310
Nguồn: Báo cáo tổng thể kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất năm 2010.
Quả bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy rằng đa số các làng nghề đều giải quyết được 30%-50% số lao động trong làng, ngoài ra còn thu hút nhiều lao động ở vùng lân cận vào làm nghề.
Kinh tế ngày càng phát triển, những đòi hỏi về cách thức tổ chức với mỗi cơ sở sản xuất ngày càng cao, từ sự phân công lao động thấp đến sự phân công lao động với tính chuyên môn hóa ngày càng cao đã làm cho công việc sản xuất ngày càng ít cần có sự tham gia của con người vào trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy, nhu cầu về lao động khi này lại cần những lao động có trình độ chuyên môn và biết sử dụng những máy móc có kỹ thuật.
Thí dụ tiêu biểu, làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, do tính chất sản xuất của cơ kim khí có khi có những cơ sở chỉ đảm nhận một chi tiết trong toàn bộ khâu sản xuất để hoàn thiện một sản phẩm: như chuyên làm phôi, chuyên làm thép; nơi thì chuyên làm các linh kiện máy móc, nơi thì chuyên cung cấp nguyên vật liệu than, sắt vụn,… Chính việc đó đòi hỏi người thợ không chỉ cần nắm chắc kiến thức về bộ phận mà mình sản xuất ra mà lại còn nắm tổng thế toàn bộ phần còn lại của máy để có thể làm ra thành phẩm tốt nhất. Làng nghề mộc xây dựng xã Dị Nậu, có những người thợ chỉ đảm nhận những chi tiết khó, còn những khâu đục thôi chưa cần độ tinh xảo thì những người thợ có tay nghề bình thường cũng có thể đảm nhận được, hoặc có những chi tiết thì chỉ cần máy tiện làm chứ chưa cần đến bàn tay khéo léo của người thợ. Các khâu như thế cứ lần lượt diễn ra cho đến khi sản phẩm được hoàn thiện.
Trước những nhu cầu không ngừng tăng của thị trường, sự cạnh tranh luôn đòi hỏi người lao động phải luôn tìm tòi làm sao để cải tiến về mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm làm sao để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà sản xuất. Chính cơ chế thị trường đã làm cho người lao động chuyển biến tích cực ngày càng trở nên năng động hơn bằng việc nâng cao tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức liên quan đến ngành nghề mình sản xuất. Chính vì sự vận động đó làm cho mức sống của họ cũng ngày một tăng lên. Nếu như trước đây khoảng 8 năm, thời gian lao động trung bình 10-12 giờ/người/ngày thậm chí họ phải làm cả ca ba với mức lượng ít ỏi, thì giờ họ chỉ phải lao động 8-9 giờ/người/ngày trong khi đó số tiền công lại tăng lên, đảm bảo được tối thiểu nhu cầu sống của người thợ. Theo tổng kết cho thấy hiện nay thu nhập bình quân của lao động trong các làng nghề cao gấp 1-1,5 lần so với thu nhập bình quân của lao động trong huyện, cá biệt lao động trong các làng nghề cơ kim khí thu nhập có thể cao gấp 2-2,5 lần. Theo Báo cáo Quy hoạch tổng thế phát triển nghề do Sở Công Thương Hà Nội tổng kết, hiện nay thu nhập trong các làng nghề của huyện Thạch Thất như sau: làng nghề cơ kim khí 18,92 triệu đồng/người/năm; các làng nghề chế biến gỗ vào khoảng 13 triệu đồng/người/năm; các làng sản xuất bánh kẹo thì khoảng 9,7 triệu/người/năm; các làng nghề mây tre giang đan thì khoảng 11,2 triệu/người/năm [21, tr.109].
Thực tế cho thấy, so với mức thu nhập của các huyện khác, các làng nghề khác trong huyện thì thu nhập bình quân của Thạch Thất là thấp so với thu nhập bình quân của các làng nghề thành phố. Theo thống kê, thu nhập bình quân của làng nghề huyện Thạch Thất hiện nay vào khoảng 7,3 triệu đồng/người/năm, trong khi thu nhập bình quân của lao động làng nghề thủ đô vào khoảng 13,5 triệu đồng/người/năm; Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá của huyện Thạch Thất có thể được coi là làng nghề mà người lao động có thu nhập cao nhất trong huyện, thế nhưng cũng chỉ đứng thứ năm trong tổng số 15 quận, huyện có nghề cơ kim khí. Huyện Mỹ Đức là huyện có thu nhập cao nhất vào khoảng 32,4 triệu đồng/người/năm, tiếp đến là huyện Chương Mỹ thu nhâp của lao động ở đây vào khoảng 27,05 triệu đồng /người /năm. Tương tự, với các làng nghề khác như làng nghề mộc, mộc xây dựng, mây tre giang đan ở huyện Thạch Thất còn ở mức thấp so với các làng nghề trong thành phố.
Nhận thức được thực trạng tình hình lao động trong huyện và vai trò to lớn của nguồn lực lao động, huyện Thạch Thất đã chủ trương nâng cao tay nghề của lao động trong huyện bằng cách mở các lớp đào tạo nghề, nhân cấy nghề mới, đặc biệt là mở các lớp truyền nghề do các nghệ nhân đứng lớp. Cho đến nay toàn huyện đã mở được 75 lớp với tổng số học viên tham gia là 4.363 người, tổng kinh phí hỗ trợ học nghề là 1.875.037 triệu đồng. Ngoài ra huyện còn mở thêm một trung tâm dạy nghề ngoài công lập.
2.2.2.3. Thiết bị làng nghề
Khác với trước đây, hiện nay các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng ý thức được vai trò to lớn của thiết bị máy móc, kỹ thuật. Chính trình độ hiện đại của máy móc sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trong thời kỳ bao cấp, kỹ thuật sản xuất hầu hết là thủ công, lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm làm ra chất lượng chưa đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Rõ ràng là sản phẩm làm ra vừa tốn nhiều thời gian và công sức trong khi đó giá thành lại cao. Ngày nay, với sự can thiệp của máy móc đã có sự thay đổi, điển hình như làng nghề mộc Chàng Sơn, đã đầu tư hơn chục máy sẻ gỗ cỡ lớn, mỗi máy có thể sẻ được gần 1000m3 gỗ. Trong làng có khoảng 500 hộ làm nghề thì trung bình mỗi hộ có từ 5 đến 7 loại máy khác nhau như: máy khoan, máy bào, đục, máy cuốn, máy tiện,… mỗi loại máy
này thường có giá từ 6 đến 20 triệu /máy. Nếu như trước đây, sản phẩm đồ gỗ được sơn bằng tay (vecni, sơn ta) thường độ bóng và độ bền không được cao thì hiện nay khi sử dụng máy phun sơn vừa nhanh, vừa có thể phun được những chất liệu mới (sơn Nhật, PU các loại bóng kính, bóng mờ), chính điều này sẽ rạo cho sản phẩm độ bóng và giữ được nước sơn lâu hơn.
Nghề chế biến thép ở Phùng Xá, hiện nay có khoảng 40 lò luyện được trang bị máy móc thiết bị hiện đại như máy làn kéo, máy đột dập, máy cắt, máy khoan, máy tiện, máy nâng. Chính vì đầu tư các loại máy này mà năng suất lao động đã tăng lên đáng kể, kiểu dáng sản phẩm thì đa dạng và phong phú hơn. Trước đây sản phẩm của làng chỉ là cái cày, cái cuốc đơn giản, thì giờ đây những sản phẩm mới như bản lề, cửa hoa, cửa xếp, sắt Φ 10, Φ14, ngày càng đẹp về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Thậm chí còn có cơ sở sản xuất ra máy cắt, máy dập, máy tiện để phục vụ chính làng nghề của mình. Làng nghề mây tre giang đan Bình Phú cũng là một trong những làng nghề áp dụng những phương tiện máy móc vào quá trình sản xuất thay thế cho công việc chuốt mây. Tuy nhiên, không vì thế mà phụ thuộc quá nhiều vào máy móc, bởi có những công việc phải nhờ vào bàn tay khéo léo của người nghệ nhân để tạo nên một sản phẩm làng nghề vừa mang tính thị trường và cũng mang đậm nét truyền thống.
Nhìn chung, trong những năm vừa qua, các làng nghề huyện Thạch Thất đã có nhiều chuyển biến tích cực về công nghệ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm từ đó tạo ra sức cạnh tranh lớn so với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những công nghệ lạc hậu, chắp vá, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ra ô nhiễm môi trường. Do hạn chế về vốn và nhận thức thực tế các chủ doanh nghiệp hiện nay đa phần nhập những máy móc với công nghệ đã lạc hậu, những công nghệ loại thải. Đôi khi máy móc do chính người dân trong làng tự chế do tận dụng những bộ phận còn dùng được của những máy móc đã hỏng. Như vậy, trong những năm tới, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề thì công nghệ sản xuất của làng nghề phải liên tục đổi mới theo hướng hiện đại hơn nữa, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường
xuống mức tối đa. Tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng dần dần khắc phục được bởi những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của UBND các cấp, đặc biệt là những chủ trương đặc biệt của UBND huyện Thạch Thất như việc ưu tiên cho vay vốn, những chương trình đào tạo về nhân lực và những buổi giới thiệu về khoa học công nghệ,… nhằm phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
2.2.2.4. Tình hình cung cấp nguyên liệu
Tình hình cung cấp nguyên vật liệu tại các làng nghề của thành phố Hà Nội nói chung và tình hình cung cấp nguyên vật liệu huyện Thạch Thất nói riêng còn đang gặp nhiều khó khan. Khi nguồn nguyên liệu chủ yếu của các