Mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 95 - 96)

2020

3.2. Các giải pháp chủ yếu

3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của

của sản phẩm

Bản thân các doanh nghiệp làng nghề cần phải nỗ lực hơn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp làng nghề cần thực hiện các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của mình như nâng cao tay nghề của người lao động, đổi mới công nghệ,… Đặc biệt phải chú trọng hơn đến khâu dự báo và nghiên cứu thị trường để có thể đáp ứng được những yêu cầu mới của thị trường, đồng thời phải chú trọng việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu; đẩy mạnh hoạt động marketing để giúp các doanh nghiệp làng nghề ngày càng có chỗ đứng trên thị trường. Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh liên kết để có thể cùng nhau thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn, mở rộng mạng lưới tiêu thụ để phát triển thị trường.

Hình thành các hiệp hội làng nghề để tập hợp các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hóa, các nghệ nhân, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo,… để cùng với các cơ quan quản lý của địa phương thực hiện đúng chủ trương cuả Đảng và Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề; thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế nhằm

hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hoá của các mặt hàng làng nghề, hỗ trợ nhau trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các hiệp hội này cần hướng hoạt động vào việc động viên nhiệt tình khả năng lao động sáng tạo của hội viên, hợp tác; hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới; trợ giúp, tư vấn cho các hội viên trong việc quy hoạch mặt hàng, sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng,… tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu; tập hợp sức mạnh của các làng nghề cùng nhau tiến hành xúc tiến thương mại, tạo lập thương hiệu, logo, cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, mẫu mã, các quy định mới của Nhà nước trong việc hỗ trợ về phát triển thị trường cho các làng nghề, lập các trang web giới thiệu sản phẩm làng nghề, trợ giúp việc gắn kết du lịch với phát triển làng nghề để giúp đưa sản phẩm làng nghề tiếp cận với nguồn khách hàng mới,… Những hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì thị trường cũ và mở rộng thị trường mới.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ trong việc phát triển thị trường của làng nghề như xúc tiến thương mại, đẩy mạnh quan hệ hợp tác về mọi mặt với các nước trên thế giới để tìm kiếm cơ hội mới giúp phát triển thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp làng nghề; rất cần có những cơ chế chính sách mới khai thác tốt lợi thế của địa phương để gắn kết với chương trình du lịch nhằm giúp các làng nghề có điều kiện tiếp cận với khách hàng. Mặt khác, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, Chính phủ nên nghiên cứu áp dụng những giải pháp nhằm kích cầu thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)