Tổng quan cáccôngtrình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tổng quan cáccôngtrình nghiên cứu có liên quan

PGS.TSKH Nguyễn Trung Dũng (2015), Phong trào phát triển nông thôn mới, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Ðức - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Nghiên cứu cho thấy để thực hiện thành công tiêu chí môi trường cần thay đổi cách tiếp cận và xây dựng chương trình tổng thể trong phát triển nông thôn mới. Cụ thể xác định mục tiêu của chương trình là cạnh tranh của khu vực nông thôn, khai thác những nguồn lực/tài nguyên chưa được sử dụng không phải là công bằng, thu nhập nông nghiệp, cạnh tranh của nông nghiệp. Lĩnh vực mục tiêu chính là nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nông thôn (du lịch làng quê, tiểu thủ công nghiệp, lắp ráp, công nghiệp ICT,…) không chỉ đơn thuần là nông nghiệp như trước đây. Công cụ chính là đầu tư từ nhiều nguồn lực khác nhau không phải là trông chờ trợ cấp, hỗ trợ. Các tác nhân chính tham gia là chính quyền các cấp (khu vực, quốc gia, vùng miền và địa phương), sự tham gia của các bên ở địa phương (công, tư nhân, tổ chức phi chính phủ) không chỉ là Chính phủ, người nông dân như trước đây.

Nguyễn Đình Ninh, Nguyễn Bích Ngọc (2016)

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xác định là mục tiêu thiên niên kỷ, được Chính phủ quan tâm và dành ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sau 17 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đạt được những kết quả to lớn.

Tuy nhiên, hoạt động cấp nước nông thôn còn những hạn chế, hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực đã đầu tư và mong mỏi của nhân dân. Số lượng công

trình hoạt động kém hiệu quả vẫn còn cao, chất lượng nước ở nhiều công trình chưa ổn định, công tác vận hành nhiều nơi còn buông lỏng, trách nhiệm không rõ ràng, nhiều công trình thậm chí không hoạt động.

Việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả công trình, điều chỉnh mô hình quản lý phù hợp, duy trì bền vững các công trình cấp nước nông thôn hết sức cần thiết nhằm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ, Chiến lược Quốc gia Cấp nước và Vệ sinh nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Vũ Thị Thanh Hương; Nguyễn Quang Vinh; Vũ Quốc Chính (2017), Đề xuất một số giải pháp thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới cấp xã giai

đoạn 2016-2020.

Cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện Tiêu chí số 17 dựa trên các nội dung và chỉ tiêu đánh giá Tiêu chí số 17 đã được qui định trong quyết định 1980/QĐ-TTg và đã kết quả khảo sát, tham vấn tại 10 tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái trong cả nước về những khó khăn, tồn tại, các vấn đề cần được giải quyết trong thực hiện Tiêu chí số 17.

Các giải pháp đề xuất trong bài viết bao gồm các giải pháp chung để thực hiện Tiêu chí 17 và các giải pháp cụ thể đối với các nội dung 17.1; 17.2; 17.3; 17.4; 17.5 và 17.6. Trong đó, nhấn mạnh cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp từ tổ chức quản lý, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giải pháp kỹ thuật phù hợp và sự tham gia của cộng đồng. Với điều kiện nông thôn hiện nay cần ưu tiên các giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với chính sách xã hội hóa trong xây dựng NTM. Bài viết tập trung vào các giải pháp chưa được chú ý trong giai đoạn 2011-2015 như cải thiện môi trường khu dân cư, phát triển các khu vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, cải tạo cảnh quan bằng hàng rào cây xanh...

Các giải pháp đề xuất là tài liệu tham khảo cho các địa phương trong triển khai thực hiện Tiêu chí số 17, đồng thời cũng là những kiến nghị đối với các cơ quản lý về chính sách hỗ trợ để thực hiện thành công Tiêu chí số 17 trong xây dựng Nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016-2020.

Phạm Hồng Cường (2017), Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá công tác xây dựng năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng xóm thôn.

Việc đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôntrong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu giúp cho các địa phương tự đánh giá được năng lực ứng phó, chống chịu với các tác động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu, cũng như giúp các nhà quản lý nắm được thực trạng năng lực của các địa phương. Kết quả nghiên cứu trình bày nguyên tắc xây dựng, phân tích đưa ra nhóm các chỉ tiêu và đề xuất bộ tiêu chí đánh giá năng lực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tại cộng đồng dân cư cấp làng, xóm thôn.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 31 - 34)