KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 38)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Vị Xuyên nằm ở vị trí địa lý 22°39′20″ - 23°2′30″ vĩ Bắc, ; 104.98056105°30′ - 104°43′ kinh Đông. Trung tâm huyện lị cách thành phố Hà Giang 20km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp huyện Ma li pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang).

Là huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm bao quanh thành phố Hà Giang, có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua. Vị Xuyên có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,92 km² với dân số 105.512 người (2016), mật độ dân số: 68 người/km2.

Vị Xuyên có 24 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 22 xã.

Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Nông trường Việt Lâm, nằm trên quốc lộ 2 cách thành phố Hà Giang khoảng 20 km về hướng nam.

Các xã: Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Trung Thành, Ngọc Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Đạo Đức, Phú Linh, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Cao Bồ, Kim Linh, Kim Thạch, Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Minh Tân, Phong Quang, Thuận Hòa, Tùng Bá.

* Địa hình

Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Độ cao trung bình từ 300 – 400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700km2. Vị Xuyên có quốc lộ 4C và quốc lộ 2 chạy qua.

* Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 - 250C. Khí hậu ở Vị Xuyên chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, oi bức bất thường, mưa gió đột ngột. Lượng mưa trung bình khá lớn, vào khoảng 2.000 mm/năm. Tập trung vào các tháng 6,7,8,9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô hanh, giá buốt. Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây nên nhiều khó khăn cho nhân dân các dân tộc trong lĩnh vực sinh hoạt, sản xuất, an ninh và gia lưu văn hóa.

*Tài nguyên thiên nhiên

Vị Xuyên có vàng sa khoáng, có các mỏ chì, kẽm tập trung ở Tùng Bá, Phong Quang, sắt ở Tùng Bá, Bạch Ngọc và Ngọc Minh.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Huyện có diện tích 147.840,92 km² với dân số 105.512 người (năm 2017). Mật độ dân số: 68 người/km2. Vị Xuyên là nơi sinh sống của 19 dân tộc, trong đó, người Tày chiếm khoảng 50%, người Kinh 25%, Dao khoảng 20 % còn lại là các dân tộc Nùng, Cao Lan, H’mông…

Huyện Vị Xuyên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng; tạo nên bức tranh phong phú về văn hóa.Với 19 dân tộc, nên huyện Vị Xuyên có rất nhiều phong tục, lễ hội, nghề truyền thống cần được gìn giữ và phát huy. Nếu như dân tộc Mông có Lễ hội Gầu tào, dân tộc Dao có Lễ hội Cấp sắc, thì đồng bào Tày cũng có Lễ hội Lồng tông; người Bố Y, Pà Thẻn có Lễ hội Nhảy lửa,... và các làn điệu dân ca phong phú ngọt ngào như: Hát Then, hát Cọi, hát Sli, hát Lượn. Tuy nhiên, là một huyện biên giới, địa bàn rộng, kinh tế phát triển chưa đồng đều, đời sống sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa tinh thần của một bộ phận người dân nhất là đồng bào thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn; cùng với xu hướng hội nhập, thương mại hóa đã khiến cho một số lễ hội, phong tục, VHTT của các dân tộc có xu hướng bị mai một.

Tiềm năng kinh tế: Do địa hình tương đối bằng phẳng và lượng mưa nhiều nên Vị Xuyên rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, đặc biệt là cây chè. Vị Xuyên là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh Hà Giang, ngoài chè, Vị

Xuyên còn trồng các loại cây như: thảo quả, cam, quýt, lạc, đậu tương, ngô, khoai, su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua… và chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm.

Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhưng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 53.403,8 tấn (năm 2016), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó, nhờ có của khẩu Thanh Thủy nên cũng đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được xây dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, quy hoạch khu công nghiệp "Làng Vàng" trên địa phận Thôn Vàng xã Đạo Đức. khai thác mỏ chì, kẽm tại Na Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa.

Sản xuất nông – lâm nghiệp: Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của T.Ư, của tỉnh, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của huyện đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả bước đầu. Khu vực nông thôn Vị Xuyên có tới trên 90% dân số và lao động. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của huyện đã thu được những kết quả khá tích cực: Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2017 đạt trên 53.403,8 tấn, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp chiếm 29,43% tổng giá trị nền kinh tế toàn huyện; bình quân lương thực đầu người đạt 516 kg góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trong lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng, đặc biệt kỹ thuật thâm canh ngày càng được nâng cao; các chương trình, dự án được tập trung đầu tư vào nông, lâm nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, các làng nghề đã và đang đầu tư phát triển, chế biến vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; toàn huyện hiện có: 104 HTX, trong đó có 13 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 15 trang trại; kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhiều công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm đạt kết quả khá; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo.Ngoài ra, công tác đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn được chú trọng phát triển đã góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn của huyện...

Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, huyện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thiếu đồng bộ; quản lý,

khai thác tài nguyên đạt kết quả chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; tỷ lệ lao động được đào tạo đạt thấp, kinh tế hàng hoá phát triển chưa mạnh; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao (hộ nghèo 4.577 hộ chiếm 19,74%, cận nghèo 4.276hộ); hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thuỷ lợi, trường học, điểm bưu điện, trạm y tế, cơ sở vật chất về văn hóa - thể thao, chợ nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống; việc giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong các cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế; chất lượng làng văn hoá, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân một số mặt chưa đạt kết quả tốt. Hoạt động của hệ thống chính trị ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu; vai trò lãnh đạo của một số tổ chức Đảng còn hạn chế; quản lý nhà nước ở cơ sở trên một số lĩnh vực còn yếu kém; đội ngũ cán bộ ở một số xã chưa đạt chuẩn... Nguyên nhân là do nhận thức về xây dựng NTM ở một số cấp uỷ, chính quyền chưa đầy đủ; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế, chưa huy động được các nguồn lực để xây dựng nông thôn; tư tưởng trông chờ, ỷ lại còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân...

3.2. Khái quát Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang

3.2.1. Tình hình triển khai

3.2.1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý

+ Về hệ thống tổ chức thực hiện chương trình:

- Huyện thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết TW7(trưởng BCĐ do 01 đồng chí Phó Bí thư huyện ủy là trưởng ban) Ban chỉ đạo Chương trình XDNTM huyện (do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban), tổ giúp việc BCĐ (gồm 04 đồng chí là cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ, các cơ quan chuyên môn huyện phụ trách theo dõi lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, các ngành thực hiện các mục tiêu về Chương trình xây dựng nông thôn mới.

dựng nông thôn mới xã (do Đ/c chủ tịch UBND xã làm trưởng ban) và các thôn thành lập Ban phát triển thôn; mỗi xã phân công 01 cán bộ để tham mưu cho UBND xã quản lý, tổ chức thực hiện nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới xã;

- BCĐ đã chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết của Ban chấp hành TW, các văn bản của Chính phủ, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thành Chương trình hành động mục tiêu cụ thể Xây dựng nông thôn mới ở địa phương; Xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát, kiểm tra các địa phương theo kế hoạch hàng tháng, quý, năm, từ đó rút ra các phương pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng địa phương.

- Trong 5 năm BCĐ đã tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản để giúp Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương.

3.2.1.2. Công tác tuyên truyền, vận động

Trong 5 năm qua, các tổ chức Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tổ chức được 99 lớp tập huấn với 7.810 lượt người tham gia, tuyên truyền 1755 buổi với 21.950 lượt người tham gia, có 425 tin bài được phát sóng trên đài truyền thanh huyện, in ấn phát hành nhiều tài liệu cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới mà Trung ương và tỉnh đã chỉ đạo.

Hoạt động tuyên truyền còn được thông qua các phòng trào thi đua "Vị Xuyên chung sức xây dựng nông thôn mới" và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới; phong trào “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, câu lạc bộ “5 không 3 sạch”, “xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh”... Đoàn thanh niên tham gia làm đường giao thông nông thôn, phong trào thắp sáng làng quê, phòng trào Hội nông dân làm kinh tế giỏi...từ đó tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.

Thông qua tuyên truyền, nhận thức của đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ và nhân dân đã được nâng lên một bước, tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư và thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống Chính trị trong việc thực hiện thắng lợi các nội

dung của Nghị quyết đã đề ra, mà cốt lõi là Chương trình xây dựng nông thôn mới; người dân đã xác định được vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới; tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất, góp công, góp sức và nguyên vật liệu tham gia làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi như nhà văn hóa thôn, xóm, các hoạt động bảo vệ môi trường, chỉnh trang nơi ăn ở, sinh hoạt của gia đình, đời sống vật chất và tinh thần, thu nhập của người dân khu vực nông thôn đã được cải thiện và nâng cao.

3.2.2. Kết quả thực hiện

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên, trong thời gian qua được Đảng bộ, chính quyền, Ban chỉ đạo NTM các cấp của huyện có sự chỉ đạo quyết liệt, trong việc thực hiện xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM được triển khai đúng hướng, có nhiều chuyển biến tích cực; Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả và phù hợp với thực tế từng địa phương. Qua khảo sát đánh giá bắt đầu bước vào triển khai chương trình năm 2011; bình quân toàn huyện là 3,4 tiêu chí /xã; sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện; đến nay số tiêu chí đạt được là 11 tiêu chí /xã. Đến hết năm 2017, toàn huyện đã có 2 xã là Việt Lâm và Trung Thành được công nhận đạt chuẩn NTM; có 13 xã đạt 14 tiêu chí, 17 xã đạt từ 5 – 10 tiêu chí. Nguồn vốn xây dựng nông thôn mới toàn huyện đã huy động được là trên 1.248 tỷ đồng, trong đó nhân dân tham gia đóng góp gần 145 tỷ đồng.Bộ mặt nông thôn của huyện đã có diện mạo mới, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 19,22 triệu đồng/ người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm; Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là trên 70,23%; Nhiều lớp dậy nghề đã được mở để đào tạo tay nghề cho lao động tại địa phương. Năm 2016, huyện Vị Xuyên chọn xã Đạo Đức để xây dựng hoàn thành NTM.Qua kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã cho thấy đến thời điểm hết năm 2016, xã Đạo Đức đã đạt được 14/19 tiêu chí NTM. Các tiêu chí chưa đạt là: Giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, văn hóa, môi trường. Các tiêu chí này đã và đang được xã tiếp tục triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành trong năm 2017. Đối với những xã còn lại vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức hoàn thiện

Bảng 3.1: Kết quả chi tiết thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên đến năm 2017

TT Tên xã hoQuy ạch thông Giao Thlợủi y Điện Trhườọc ng Cơ sở vật chất VH Chợ Bđiưệu n Nhà dân Thu nhập nghèo Hộ việc làm TX HT tổ chức sản xuất Giáo

dục Y tế Vhóa ăn trMôi ường Hệ thống CT - XH An ninh, trật tự Tổng Ký hiệu tiêu chí (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) 1 Trung Thành X X X X X X X V X X X X X X X X X X X 19 2 Việt Lâm X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19 3 Đạo Đức X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 19 4 Phú Linh X X X X X X X X X X X X X X 14 5 Linh Hồ X X X X X X X X X X X X X 13 6 Tùng Bá X X X X X X X X X X X X X 13 7 Phương Tiến X X X X X X X X X X X 11 8 Thanh Thủy X X X X X X X X X X X X X 13 9 Thuận Hòa X X X X X X X X 8 10 Kim Linh X X X X X X X X 8 11 Kim Thạch X X X X X X X X X 9 12 Ngọc Linh X X X X X X 6 13 Bạch Ngọc X X X X X X X 7 14 Thượng Linh X X X X X X X X X 9 15 Lao Chải X X X X X X X X X 9 16 Minh Tân X X X X X X X 7 17 Cao Bồ X X X X X X 6 18 Quảng Ngần X X X X X 5 19 Ngọc Minh X X X X X X X 7 20 Phong Quang X X X X X 5 21 Xin Chải X X X X X 5 22 Thanh Đức X X X X X X 6 Tổng: 22 3 13 9 4 3 9 13 7 6 4 21 19 12 20 8 3 22 22

(Nguồn:UBND huyện Vị Xuyên, 2017)

3.2.3. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường

Các xã đã tích cực vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, không tham gia vào các hoạt động làm suy giảm môi trường, hàng năm đều vận động tết trồng cây đảm bảo theo đúng chỉ tiêu được giao, độ che phủ rừng đạt trên 81,5%. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà xí hợp vệ sinh đạt 40%, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83%. Tuy nhiên, vấn đề thu gom và xử lý rác thải vệ sinh chưa thực hiện tốt, chỉ có 3 xãthành lập tổ thu gom rác thải tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)