Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước, trung ương, tỉnh, huyện về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện Vị Xuyên, các báo chí chuyên ngành, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Hà Giang, của huyện và các xã

thuộc huyện Vị Xuyên cung cấp; những số liệu này thu thập chủ yếu ở các phòng: Thống kê, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Văn hoá - thông tin - thể thao của huyện, UBND các xã nghiên cứu...

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

- Chọn điểm nghiên cứu: Huyện Vị Xuyên là một địa bàn rộng và có nhiều đơn vị hành chính cấp xã nhất tỉnh Hà Giang, gồm 24 xã, thị trấn, do hạn chế về thời gian và các điều kiện nghiên cứu nên không thể thực hiện nghiên cứu sâu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Sau khi trao đổi với Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện và lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tác giả lựa chọn 3 xã để điều tra. Tiêu chí lựa chọn là những xã có đặc điểm đại diện cho những địa phương thực hiện tốt, trung bình và yếu, kém về vấn đề thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trên địa bàn huyện Vị Xuyên làm điểm nghiên cứu, điều tra, đánh giá. Cụ thể là các xã: Minh Tân (đạt 7/19 tiêu chí), Tùng Bá (đạt 14/19 tiêu chí) và Đạo Đức (đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận là xã đạt chuẩn NTM).

- Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi: Do điều kiện về thời gian, kinh phí và cán bộ hỗ trợ, tác giả chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn, phỏng vấn 20 hộ nông dân/thôn, mỗi xã điều tra 2 thôn, tổng số mẫu điều tra /xã là 40 hộ nông dân, tổng số mẫu điều tra/3 xã là 120 hộ; điều tra thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp,các ban quản lý...

* Phương pháp chuyên gia:

Sử dụng phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trường trong phát triển nông thôn trong những năm qua và có những dự báo về tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.

2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập được các thông tin, tiến hành xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm Excel và SPSS.

2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê: Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các nhóm tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Vị Xuyên.

- Phương pháp SWOT: Phương pháp này được áp dụng trong đề tài để thấy được các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay trong thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang​ (Trang 34 - 36)