Vị trí số lượng của các loài kiến tại Trạm đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lượng của các loài kiến (hymenoptera formicidae) trên một số sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học mê linh, vĩnh phúc​ (Trang 32)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.3. Vị trí số lượng của các loài kiến tại Trạm đa dạng

Trong số 30 giống đã xác định được thì thấy 3 giống có số loài nhiều nhất và cùng có 6 loài là giống Aenictus, giống Pheidole và giống Pachycondyla (cùng chiếm 10,91%). Giống Leptogenys thu được 4 loài (chiếm 7,27%). Giống Camponotus và giống Carebara đều thu được 3 loài (chiếm 5,45%). Giống Technomyrmex, giống

Polyrhachis và giống Anochetus đều thu được 2 loài (chiếm 3,64%). Hai mươi mốt giống còn lại có số loài ít nhất, mỗi giống chỉ thu được 1 loài chiếm 1,82% (Bảng 3.3.)

Bảng 3.3. Số loài và số lƣợng cá thể của các giống kiến thu đƣợc tại Trạm đa dạng

STT Giống Số loài Tỷ lệ (%) Số cá thể Tỷ lệ (%) 1 Aenictus 6 10,91 458 4.43 2 Pheidole 6 10,91 1026 9.92 3 Pachycondyla 6 10,91 610 5.9 4 Leptogenys 4 7,27 561 5.43 5 Camponotus 3 5,45 117 1.13 6 Carebara 3 5,45 895 8.65 7 Technomyrmex 2 3,64 203 1.96 8 Polyrhachis 2 3,64 45 0.44 9 Anochetus 2 3,64 14 0.14 10 Dolichoderus 1 1,82 7 0.07 11 Gnamptogenys 1 1,82 443 4.28 12 Anoplolepis 1 1,82 3427 33.14 13 Oecophylla 1 1,82 29 0.28 14 Paratrechina 1 1,82 16 0.15 15 Acanthomyrmex 1 1,82 2 0.02 16 Cataulacus 1 1,82 1 0.01 17 Crematogaster 1 1,82 2 0.02 18 Monomorium 1 1,82 5 0.05 19 Pristomyrmex 1 1,82 155 1.5 20 Strumigenys 1 1,82 3 0.03 21 Temnothorax 1 1,82 1 0.01 22 Tetramorium 1 1,82 2 0.02 23 Centromyrmex 1 1,82 1 0.01 24 Diacamma 1 1,82 151 1.46 25 Emeryopone 1 1,82 1 0.01 26 Harpegnathos 1 1,82 9 0.09 27 Odontomachus 1 1,82 1103 10.67 28 Odontoponera 1 1,82 1035 10.01 29 Discothyrea 1 1,82 1 0.01 30 Tetraponera 1 1,82 17 0.16

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: tại Trạm đa dạng, giống Anoplolepis chiếm ưu thế về số lượng cá thể với số cá thể thu được là 3427 (chiếm 33,14% tổng số cá thể thu được). Giống Odontomachus có số lượng cá thể đứng thứ hai với 1103 (chiếm 10,67% tổng số cá thể thu được). Tiếp đến là giống Odontoponera với 1035 (chiếm 10,01% tổng số cá thể thu được), giống Pheidole với 1026 (chiếm 9,92%).

Tuy nhiên trong suốt quá trình nghiên cứu có những giống thu được số lượng cá thể rất ít, điển hình như giống Harpegnathos thu được 9 cá thể (chiếm 0,09%), giống

Dolichoderus thu được 7 cá thể (chiếm 0,07 %), giống Monomorium thu được 5 cá thể (chiếm 0,05 %), giống Strumigenys thu được 3 cá thể (chiếm 0,03 %), giống

Acanthomyrmex và giống Tetramorium thu được 2 cá thể (chiếm 0,02 %). Giống

Cataulacus, giống Temnothorax, giống Centromyrmex, giống Emeryopone, giống

Discothyrea có số lượng cá thể ít nhất, chỉ thu được 1 cá thể (chiếm 0,01%).

3.2. Sự phân bố và biến động số lƣợng của các loài kiến ở các sinh cảnh khác nhau tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

3.2.1. Sự phân bố của các loài kiến tại các sinh cảnh khác nhau ở Trạm đa dạng dạng

Dựa vào số kiến thu được, chúng tôi đánh giá sự phân bố của khu hệ kiến trong vùng nghiên cứu theo 4 sinh cảnh (xem bảng 3.4 và hình 3.1)

Bảng 3.4. Số lƣợng loài kiến của các giống bắt gặp tại bốn sinh cảnh nghiên cứu

STT Giống Số lƣợng loài ở các sinh cảnh Tổng số Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới Rừng tre nứa Rừng trồng hỗn giao dƣới tán cây keo Rừng keo 1 Dolichoderus 1 1 2 Technomyrmex 1 1 1 1 2

3 Aenictus 4 3 4 1 6 4 Gnamptogenys 1 1 1 1 5 Anoplolepis 1 1 1 1 1 6 Camponotus 1 1 3 2 3 7 Oecophylla 1 1 1 1 8 Paratrechina 1 1 1 9 Polyrhachis 1 1 2 2 10 Acanthomyrmex 1 1 11 Carebara 2 3 2 2 3 12 Cataulacus 1 1 13 Crematogaster 1 1 14 Monomorium 1 1 1 15 Pheidole 3 5 2 4 6 16 Pristomyrmex 1 1 1 1 1 17 Strumigenys 1 1 1 18 Temnothorax 1 1 19 Tetramorium 1 1 1 20 Anochetus 1 2 2 2 21 Centromyrmex 1 1 22 Diacamma 1 1 1 1 1 23 Emeryopone 1 1 24 Harpegnathos 1 1 1 25 Leptogenys 3 2 2 1 4 26 Odontomachus 1 1 1 1 27 Odontoponera 1 1 1 1 1 28 Pachycondyla 5 3 4 3 6 29 Discothyrea 1 1 30 Tetraponera 1 1 1 1 Tổng số 34 36 32 22 55

Từ bảng 3.4 ta thấy có 3 giống Aenictus, Pheidole, Pachycondyla đều thu được tổng là 6 loài; có 1 giống Leptogenys thu được 4 loài; có 2 giống Camponotus, Carebara thu được 3 loài; có 3 giống Technomyrmex, Polyrhachis, Anochetus thu được 2 loài còn các giống còn lại chỉ thu được 1 loài.

Odontoponera, Pachycondyla. Ba giống Anochetus, Odontomachus Oecophylla đều không bắt gặp ở sinh cảnh rừng keo. Hai giống Harpegnathos Strumigenys chỉ gặp ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo, còn không bắt gặp ở sinh cảnh rừng tre nứa và sinh cảnh rừng keo. Hai giống

Dolichoderus Centromymex chỉ bắt gặp duy nhất ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà không thu được ở các sinh cảnh khác. Sáu giống

Acanthomyrmex, Cataulacus, Crematogaster, Temnothorax, Emeryopone, Discothyrea

chỉ bắt gặp 1 loài duy nhất ở sinh cảnh rừng tre nứa. Giống Gnamptogenys không bắt gặp ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới nhưng bắt gặp ở tất cả các sinh cảnh còn lại. Giống Tetraponera không bắt gặp ở sinh cảnh rừng keo còn gặp ở tất cả các sinh cảnh còn lại. Giống Polyrhachis không bắt gặp ở sinh cảnh rừng tre nứa còn gặp ở tất cả các sinh cảnh còn lại. Giống Paratrechina chỉ thấy xuất hiện ở hai sinh cảnh rừng tre nứa và sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo. Giống

Monomorium chỉ thấy xuất hiện ở hai sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và sinh cảnh rừng keo. Giống Tetramorium chỉ thấy xuất hiện ở hai sinh cảnh rừng tre nứa và sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.

Năm giống chiếm ưu thế về số loài ở 4 sinh cảnh cụ thể là: Giống Pachycondyla ở rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (5 loài), rừng tre nứa (3 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (4 loài) và rừng keo (3 loài). Giống Pheidole: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (3 loài), rừng tre nứa (5 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (2 loài), rừng keo (4 loài). Giống Leptogenys: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (3 loài), rừng tre nứa (2 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (2 loài), rừng keo (1 loài). Giống Carebara: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (2 loài), rừng tre nứa (3 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (2 loài), rừng keo (2 loài). Giống Aenictus: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (4 loài), rừng tre nứa (3 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (4 loài), rừng keo (1 loài).

Hình 3.1. Sự phân bố số lƣợng các loài kiến trong từng giống tại 4 sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới: chiếm ưu thế về số lượng loài kiến đã bắt gặp ở sinh cảnh này là giống Pachycondyla (5 loài); giống Aenictus (4 loài); giống Pheidole và giống Leptogenys (đều 3 loài); giống Carebara (2 loài).

Sinh cảnh rừng tre nứa: chiếm ưu thế về số lượng loài kiến đã bắt gặp ở sinh cảnh này là giống Pheidole (5 loài), giống Aenictus, giống Carebara và giống Pachycondyla

(đều 3 loài), giống Anochetus và giống Leptogenys (đều 2 loài).

Sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo: chiếm ưu thế về số loài đã bắt gặp tại sinh cảnh này là giống Pachycondyla và giống Aenictus (đều 4 loài); giống

Leptogenys và giống Camponotus (đều 3 loài); giống Leptogenys, giống Anochetus, giống Pheidole và giống Carebara (đều 2 loài).

Sinh cảnh rừng keo: tại sinh cảnh này thì giống Pheidole chiếm ưu thế với 4 loài; giống Pachycondyla tiếp tục chiếm ưu thế (3 loài); giống Carebara, giống Polyrhachis

Sự khác biệt này cho thấy ở sự khác biệt về môi trường sống (các sinh cảnh khác nhau) sẽ kéo theo sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài cũng như sự phân bố của các loài kiến. Qua đó có thể thấy sự nhạy cảm của loài côn trùng xã hội này với môi trường sống quanh chúng.

3.2.2. Các loài kiến chiếm ưu thế về số lượng tại các sinh cảnh khác nhau ở Trạm đa dạng Trạm đa dạng

Trong tổng số 55 loài kiến thu được tại các sinh cảnh ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, 16 loài tôi ghi nhận là phổ biến, có số lượng cá thể bắt gặp cao (bắt gặp trên 100 cá thể/1 loài), kết quả ở hình 3.2.

Chiếm ưu thế về số lượng cá thể thu được tại các sinh cảnh nghiên cứu là loài

Anoplolepis gracillipes (Smith) (chiếm 33,14% tổng số cá thể kiến thu được). Tiếp đến là 3 loài có số lượng cá thể bắt gặp tương đối cao bao gồm Odontomachus cf. monticola Emery (chiếm 10,67% tổng số cá thể kiến thu được); loài Odontoponera denticulata F. Smith (chiếm 10,01%) và loài Pheidole planifrons Santschi (chiếm 6,07%). Bảy loài có số lượng cá thể thấp là loài Carebara diversa (Jerdon) (chiếm 4,99%); loài Leptogenys kitteli (Mayr) (chiếm 4,54%); loài Gnamptogenys bicolor

(Emery) (chiếm 4,28%); loài Carebara vespillo (Wheeler) (chiếm 3,61%); loài

Aenictus binghami Forel (Jerdon) (chiếm 3,60%); loài Pheidole sp3 of LD (chiếm 2,93%); loài Pachycondyla cf. astuta F. Smith (chiếm 2,80%). Năm loài thu được số cá thể có tỷ lệ dưới 2% là: loài Technomyrmex brunneus Forel (chiếm 1,83%), loài

Pachycondyla rufipes (Jerdon) (chiếm 1,58%), loài Pristomyrmex punctatus (Smith) (chiếm 1,50%), loài Diacamma sp1 of LD (chiếm 1,46%), loài Camponotus sp1 of LD (chiếm 1,03%). Các loài còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp (bao gồm 39 loài, mỗi loài trung bình chiếm tỷ lệ 0,15% tổng số cá thể kiến thu được).

Hình 3.2. Độ ƣu thế của các loài kiến thu đƣợc tại Trạm đa dạng

Điều tra tại 4 sinh cảnh, chúng tôi nhận thấy kích thước quần thể của mỗi loài rất khác nhau ở từng sinh cảnh (bảng 3.5 và hình 3.2).

Bảng 3.5. Số lƣợng cá thể loài thu đƣợc ở các sinh cảnh nghiên cứu của 16 loài kiến phổ biến nhất

Loài

Số lƣợng cá thể kiến thu đƣợc ở các sinh cảnh

Tổn g Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới Rừng tre nứa Rừng trồng hỗn giao dƣới tán cây keo Rừng keo số cá thể % số cá thể % số cá thể % số cá thể % Anoplolepis gracillipes (Smith) 2 0.06 2 0.06 2602 75.93 821 23.96 3427 Odontomachus cf. monticola Emery 555 50.32 518 46.96 30 2.72 1103 Odontoponera denticulata F. Smith 131 12.66 352 34.01 475 45.89 77 7.44 1035

Pheidole planifrons Santschi 398 63.38 225 35.83 5 0.80 628

Carebara diversa (Jerdon) 1 0.19 14 2.71 1 0.19 500 96.9 516

Leptogenys kitteli (Mayr) 193 41.15 242 51.60 34 7.25 469

Gnamptogenys bicolor

(Emery) 5 1.13 436 98.42 2 0.45 443

Carebara vespillo (Wheeler) 20 5.36 48 12.87 305 81.77 373

Aenictus binghami Forel 21 5.65 4 1.08 168 45.16 179 48.12 372

Pheidole sp3 of LD 57 18.81 12 3.96 44 14.52 190 62.71 303

Pachycondyla cf. astuta F.

Smith 260 89.66 25 8.62 5 1.72 290

Technomyrmex brunneus

Forel 189 100 189

Pachycondyla rufipes (Jerdon) 1 0.61 9 5.52 94 57.67 59 36.2 163

Pristomyrmex punctatus

(Smith) 57 36.77 23 14.84 4 2.58 71 45.81 155

Diacamma sp1 of LD 55 36.42 80 52.98 13 8.61 3 1.99 151

Camponotus sp1 of LD 8 7.48 8 7.48 74 69.16 17 15.89 107

Kết quả bảng 3.5 cho thấy:

Loài Anoplolepis gracillipes thu được số lượng cá thể nhiều nhất, trong đó số lượng cá thể thu được chiếm ưu thế ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (chiếm 75,93% trong tổng số cá thể loài thu được), sau đó đến sinh cảnh rừng keo (23,96%), sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và sinh cảnh rừng tre nứa số lượng thu được ít nhất (0,06%).

Loài Odontomachus cf. monticola chiếm ưu thế về số lượng cá thể ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Tiếp đến là sinh cảnh rừng tre nứa, và tìm thấy số lượng cá thể kiến ít nhất ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo.

Loài Odontoponera denticulata chiếm ưu thế về số lượng cá thể ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo. Tiếp đến là sinh cảnh rừng tre nứa, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và tìm thấy số lượng cá thể kiến ít nhất ở sinh cảnh rừng keo.

Trong 4 sinh cảnh nghiên cứu, loài Leptogenys kitteli có số lượng cá thể thu được cao nhất tại sinh cảnh rừng tre nứa; trong khi đó loài Pachycondyla cf. astuta và loài

Pheidole planifrons thu được số lượng cá thể nhiều nhất tại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Cả năm loài này (Odontomachus monticola, Leptogenys kitteli, Carebara vespillo, Pachycondyla cf. astuta và loài Pheidole planifrons) đều không tìm thấy ở sinh cảnh rừng keo và gặp rất ít ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo trừ loài Carebara vespillo thu được nhiều nhất tại sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo.

Bốn loài Carebara diversa; Pheidole sp3; Aenictus binghamiPachycondyla rufipes có số lượng cá thể thu được nhiều nhất ở rừng trồng keo, còn các sinh cảnh còn lại thu được số lượng cá thể rất ít.

Loài Gnamptogenys bicolor, có số lượng cá thể thu được cao nhất ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo, tiếp đến là sinh cảnh rừng keo, sinh cảnh rừng tre nứa và không tìm thấy ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.

Loài Diacamma sp thu được với số lượng cá thể nhiều nhất ở sinh cảnh rừng tre nứa, sau đó đến sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và ít nhất ở sinh cảnh rừng keo.

Loài Pristomyrmex punctatus thu được với số lượng cá thể nhiều nhất ở sinh cảnh keo, sau đó đến sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới tiếp đến là sinh cảnh rừng tre nứa và ít nhất ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo.

Loài Camponotus sp1 thu được với số lượng cá thể nhiều nhất ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo, sau đó đến sinh cảnh rừng keo, và ít nhất ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và sinh cảnh rừng tre nứa.

Riêng loài Technomyrmex brunneus chỉ tìm thấy 189 cá thể ở rừng keo.

Như vậy, có 16 loài kiến phổ biến nhất tại Trạm đa dạng. Trong đó, sinh cảnh rừng tre nứa và rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo là thu được nhiều loài nhất và số lượng cá thể nhiều nhất.

3.2.3. Biến động số lượng cá thể các loài kiến tại Trạm đa dạng sinh học theo các mùa trong năm các mùa trong năm

Bảng 3.6. Số lƣợng cá thể kiến theo các ngày thu thập

Mùa Ngày thu Số cá thể Số loài Tổng

Mùa hè (T5-T7) 14.v.2013 666 22 3128 cá thể (35 loài) 5.vi.2012 1025 19 25.vi.2012 907 24 6.vii.2012 174 7 16.vii.2012 356 11 Mùa thu (T8-T10) 6.viii.2012 578 20 4014 cá thể (38 loài) 26.viii.2012 577 24 6.ix.2012 213 11 16.ix.2012 357 11 4.x.2012 1293 23 26.x.2012 996 22 Mùa đông (T11-T1) 11.xi.2012 645 19 1696 cá thể (33 loài) 4.xii.2012 254 17 20.xii.2012 398 17 4.i.2013 347 17 14.i.2013 49 9 24.i.2013 3 1 Mùa xuân (T2 – T4) 25.ii.2013 32 3 1503 cá thể (24 loài) 5.iii.2013 66 10 14.iii.2013 484 16 27.iii.2013 44 2 3.iv.2013 265 4 23.iv.2013 612 18

Qua bảng 3.6 cho ta thấy:

Mùa thu (6/8 – 26/10): thu được số lượng cá thể kiến nhiều nhất với 4014 cá thể tại Trạm đa dạng (bao gồm các ngày thu 6.viii.2012, 26.viii.2012, 6.ix.2012, 16.ix.2012, 4.x.2012, 26.x.2012)

Mùa hè (14/5 – 16/7): bắt gặp 3128 cá thể ở các sinh cảnh nghiên cứu (bao gồm các ngày thu: 14.v.2013, 5.vi.2012, 25.vi.2012, 6.vii.2012 và 16.vii.2012)

Mùa đông (11/11 – 24/1): thu được 1696 cá thể kiến (bao gồm các ngày thu: 11.xi.2012, 4.xii.2012, 20.xii.2012, 4.i.2013, 14.i.2013, 24.i.2013)

Mùa xuân (25/2 – 23/4): chỉ thu được 1503 cá thể kiến tại Trạm đa dạng Sinh học Mê Linh (bao gồm các ngày thu: 25.ii.2013, 5.iii.2013, 14.iii.2013, 27.iii.2013, 3.iv.2013 và 23.iv.2013)

Hình 3.3. Sự biến động số lƣợng cá thể kiến theo các ngày thu thập

Từ kết quả bảng 3.6 và hình 3.3 cho ta thấy:

đông và thu được số lượng cá thể kiến ít nhất vào mùa xuân.

Như vậy, ta có thể thấy mùa hè và mùa thu là 2 mùa thích hợp cho các loài kiến tăng nhanh về số lượng cá thể. Ngược lại, mùa đông và mùa xuân với nguồn thức ăn khan hiếm hơn thì số lượng cá thể kiến thu được rất ít, chứng tỏ vào mùa này chúng ít hoạt động hơn.

Bảng 3.7. Số lƣợng các loài kiến theo các mùa trong năm

Mùa Số loài

Mùa xuân 24

Mùa hè 35

Mùa thu 38

Mùa đông 33

Hình 3.4. Sự biến động số lƣợng các loài kiến theo các mùa trong năm.

Từ bảng 3.7 và hình 3.4 ta thấy, số loài kiến thu được nhiều nhất vào mùa thu (38 loài) tiếp đến là mùa hè (35 loài), mùa đông 33 loài, thấp nhất là mùa xuân (24 loài).

3.3. So sánh tính đa dạng của các loài kiến ở các sinh cảnh khác nhau tại Trạm đa dạng Trạm đa dạng

3.3.1. Độ tương đồng thành phần loài kiến ở các sinh cảnh khác nhau tại Trạm đa dạng đa dạng

Chỉ số tương đồng thành phần loài giữa các sinh cảnh khác nhau là khác nhau (Hình 3.5). Sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và sinh cảnh rừng tre nứa có độ tương đồng đạt khoảng 71%, sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo và rừng keo có độ tương đồng đạt gần 40%, mức độ tương đồng của hai nhóm sinh cảnh này chỉ đạt khoảng 11%. Vậy, ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và sinh cảnh rừng tre nứa có độ tương đồng loài cao, ở sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo và rừng keo có độ tương đồng về loài thấp.

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (I)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lượng của các loài kiến (hymenoptera formicidae) trên một số sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học mê linh, vĩnh phúc​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)