Sự phân bố của các loài kiến tại các sinh cảnh khác nhau ở Trạm đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lượng của các loài kiến (hymenoptera formicidae) trên một số sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học mê linh, vĩnh phúc​ (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Sự phân bố và biến động số lượng của các loài kiến ở các sinh cảnh khác nhau tạ

3.2.1. Sự phân bố của các loài kiến tại các sinh cảnh khác nhau ở Trạm đa dạng

số lượng cá thể với số cá thể thu được là 3427 (chiếm 33,14% tổng số cá thể thu được). Giống Odontomachus có số lượng cá thể đứng thứ hai với 1103 (chiếm 10,67% tổng số cá thể thu được). Tiếp đến là giống Odontoponera với 1035 (chiếm 10,01% tổng số cá thể thu được), giống Pheidole với 1026 (chiếm 9,92%).

Tuy nhiên trong suốt quá trình nghiên cứu có những giống thu được số lượng cá thể rất ít, điển hình như giống Harpegnathos thu được 9 cá thể (chiếm 0,09%), giống

Dolichoderus thu được 7 cá thể (chiếm 0,07 %), giống Monomorium thu được 5 cá thể (chiếm 0,05 %), giống Strumigenys thu được 3 cá thể (chiếm 0,03 %), giống

Acanthomyrmex và giống Tetramorium thu được 2 cá thể (chiếm 0,02 %). Giống

Cataulacus, giống Temnothorax, giống Centromyrmex, giống Emeryopone, giống

Discothyrea có số lượng cá thể ít nhất, chỉ thu được 1 cá thể (chiếm 0,01%).

3.2. Sự phân bố và biến động số lƣợng của các loài kiến ở các sinh cảnh khác nhau tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

3.2.1. Sự phân bố của các loài kiến tại các sinh cảnh khác nhau ở Trạm đa dạng dạng

Dựa vào số kiến thu được, chúng tôi đánh giá sự phân bố của khu hệ kiến trong vùng nghiên cứu theo 4 sinh cảnh (xem bảng 3.4 và hình 3.1)

Bảng 3.4. Số lƣợng loài kiến của các giống bắt gặp tại bốn sinh cảnh nghiên cứu

STT Giống Số lƣợng loài ở các sinh cảnh Tổng số Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới Rừng tre nứa Rừng trồng hỗn giao dƣới tán cây keo Rừng keo 1 Dolichoderus 1 1 2 Technomyrmex 1 1 1 1 2

3 Aenictus 4 3 4 1 6 4 Gnamptogenys 1 1 1 1 5 Anoplolepis 1 1 1 1 1 6 Camponotus 1 1 3 2 3 7 Oecophylla 1 1 1 1 8 Paratrechina 1 1 1 9 Polyrhachis 1 1 2 2 10 Acanthomyrmex 1 1 11 Carebara 2 3 2 2 3 12 Cataulacus 1 1 13 Crematogaster 1 1 14 Monomorium 1 1 1 15 Pheidole 3 5 2 4 6 16 Pristomyrmex 1 1 1 1 1 17 Strumigenys 1 1 1 18 Temnothorax 1 1 19 Tetramorium 1 1 1 20 Anochetus 1 2 2 2 21 Centromyrmex 1 1 22 Diacamma 1 1 1 1 1 23 Emeryopone 1 1 24 Harpegnathos 1 1 1 25 Leptogenys 3 2 2 1 4 26 Odontomachus 1 1 1 1 27 Odontoponera 1 1 1 1 1 28 Pachycondyla 5 3 4 3 6 29 Discothyrea 1 1 30 Tetraponera 1 1 1 1 Tổng số 34 36 32 22 55

Từ bảng 3.4 ta thấy có 3 giống Aenictus, Pheidole, Pachycondyla đều thu được tổng là 6 loài; có 1 giống Leptogenys thu được 4 loài; có 2 giống Camponotus, Carebara thu được 3 loài; có 3 giống Technomyrmex, Polyrhachis, Anochetus thu được 2 loài còn các giống còn lại chỉ thu được 1 loài.

Odontoponera, Pachycondyla. Ba giống Anochetus, Odontomachus Oecophylla đều không bắt gặp ở sinh cảnh rừng keo. Hai giống Harpegnathos Strumigenys chỉ gặp ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo, còn không bắt gặp ở sinh cảnh rừng tre nứa và sinh cảnh rừng keo. Hai giống

Dolichoderus Centromymex chỉ bắt gặp duy nhất ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới mà không thu được ở các sinh cảnh khác. Sáu giống

Acanthomyrmex, Cataulacus, Crematogaster, Temnothorax, Emeryopone, Discothyrea

chỉ bắt gặp 1 loài duy nhất ở sinh cảnh rừng tre nứa. Giống Gnamptogenys không bắt gặp ở sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới nhưng bắt gặp ở tất cả các sinh cảnh còn lại. Giống Tetraponera không bắt gặp ở sinh cảnh rừng keo còn gặp ở tất cả các sinh cảnh còn lại. Giống Polyrhachis không bắt gặp ở sinh cảnh rừng tre nứa còn gặp ở tất cả các sinh cảnh còn lại. Giống Paratrechina chỉ thấy xuất hiện ở hai sinh cảnh rừng tre nứa và sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo. Giống

Monomorium chỉ thấy xuất hiện ở hai sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và sinh cảnh rừng keo. Giống Tetramorium chỉ thấy xuất hiện ở hai sinh cảnh rừng tre nứa và sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.

Năm giống chiếm ưu thế về số loài ở 4 sinh cảnh cụ thể là: Giống Pachycondyla ở rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (5 loài), rừng tre nứa (3 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (4 loài) và rừng keo (3 loài). Giống Pheidole: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (3 loài), rừng tre nứa (5 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (2 loài), rừng keo (4 loài). Giống Leptogenys: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (3 loài), rừng tre nứa (2 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (2 loài), rừng keo (1 loài). Giống Carebara: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (2 loài), rừng tre nứa (3 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (2 loài), rừng keo (2 loài). Giống Aenictus: rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (4 loài), rừng tre nứa (3 loài), rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo (4 loài), rừng keo (1 loài).

Hình 3.1. Sự phân bố số lƣợng các loài kiến trong từng giống tại 4 sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới: chiếm ưu thế về số lượng loài kiến đã bắt gặp ở sinh cảnh này là giống Pachycondyla (5 loài); giống Aenictus (4 loài); giống Pheidole và giống Leptogenys (đều 3 loài); giống Carebara (2 loài).

Sinh cảnh rừng tre nứa: chiếm ưu thế về số lượng loài kiến đã bắt gặp ở sinh cảnh này là giống Pheidole (5 loài), giống Aenictus, giống Carebara và giống Pachycondyla

(đều 3 loài), giống Anochetus và giống Leptogenys (đều 2 loài).

Sinh cảnh rừng trồng hỗn giao dưới tán cây keo: chiếm ưu thế về số loài đã bắt gặp tại sinh cảnh này là giống Pachycondyla và giống Aenictus (đều 4 loài); giống

Leptogenys và giống Camponotus (đều 3 loài); giống Leptogenys, giống Anochetus, giống Pheidole và giống Carebara (đều 2 loài).

Sinh cảnh rừng keo: tại sinh cảnh này thì giống Pheidole chiếm ưu thế với 4 loài; giống Pachycondyla tiếp tục chiếm ưu thế (3 loài); giống Carebara, giống Polyrhachis

Sự khác biệt này cho thấy ở sự khác biệt về môi trường sống (các sinh cảnh khác nhau) sẽ kéo theo sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài cũng như sự phân bố của các loài kiến. Qua đó có thể thấy sự nhạy cảm của loài côn trùng xã hội này với môi trường sống quanh chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự đa dạng và biến động số lượng của các loài kiến (hymenoptera formicidae) trên một số sinh cảnh tại trạm đa dạng sinh học mê linh, vĩnh phúc​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)