Vốn và quản lý vốn đầu tư các dự án công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 29 - 58)

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỐN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ

1.2.2. Vốn và quản lý vốn đầu tư các dự án công trình thủy lợi

1.2.2.1. Một số vấn đề trọng yếu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

a. Khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước

Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nƣớc là vốn của ngân sách nhà nƣớc đƣợc cân đối trong dự toán ngân sách nhà nƣớc hằng năm từ các nguồn thu trong nƣớc, nƣớc ngoài (bao gồm vay nƣớc ngoài của chính phủ và vốn viện trợ của nƣớc ngoài cho chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nƣớc) để cấp phát và cho vay ƣu đãi về đầu tƣ xây dựng cơ bản theo những kế hoạch đã đƣợc thẩm định, phê duyệt.

b. Nguồn hình thành vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước

+ Một phần tích luỹ trong nƣớc từ thuế, phí, lệ phí.

+ Vốn viện trợ theo dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác.

+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế và các chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam.

+ Vốn thu hồi nợ của ngân sách đã cho vay ƣu đãi các năm trƣớc.

+ Vốn vay của Chính phủ dƣới các hình thức trái phiếu kho bạc nhà nƣớc phát hành theo quyết định của Chính phủ.

+ Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. + Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhànƣớc.

c. Chi đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành thủy lợi của ngân sách nhà nước

Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền tệ đã đƣợc tập trung vào NSNN nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bƣớc tăng cƣờng hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế.

* Phân loại chi đầu tƣ xây dựng cơ bản

Căn cứ thứ nhất: Dựa theo tính chất tái sản xuất tài sản cố định, chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi cho ngành thuỷ lợi đƣợc chia thành:

- Chi đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ lợi mới.

Đây là khoản chi để xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, sở thuỷ lợi, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học mới... Khoản chi này đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, thời gian xây dựng kéo dài. Do đó Nhà nƣớc phải xem xét đầu tƣ vào những công trình, dự án mang tính chất cấp bách, trọng điểm; từ đó phải khắc phục và chấm dứt tình trạng đầu tƣ phân tán dàn trải. Khoản chi này cần đƣợc quan tâm hơn cả trong chi đầu tƣ xây dựng các công trình cho ngành thuỷ lợi.

- Chi đầu tƣ cải tạo, mở rộng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, trạm bơm. Khoản chi này do thời gian sử dụng lâu dài nên các công trình thuỷ lợi thƣờng là đã xuống cấp, do thiên tai, địch hoạ gây ra, trong khi đó nhu cầu sử dụng lại không ngừng tăng lên. Đòi hỏi phải đầu tƣ để nâng cấp, mở rộng và cải tạo lại. Hiện nay, các khoản chi này vẫn giữ một vị trí quan trọng, và phải đảm bảo tiết kiệm mà vẫn đáp ứng đƣợc một số nhu cầu sử dụng thiết yếu.

Căn cứ thứ hai: Dựa vào cơ cấu công nghệ của vốn đầu tƣ, chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi cho ngành thuỷ lợi đƣợc phân thành:

- Chi xây lắp: Là các khoản chi để xây dựng, lắp đặt các thiết bị vào vị trí nhƣ trong thiết kế. Tuy nhiên, ngành thuỷ lợi là ngành phi sản xuất nên chi phí lắp đặt chiếm tỷ lệ ít. Do vậy, chi về xây lắp của ngành thuỷ lợi chủ yếu là chi phí về xây dựng.

chi này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi. - Chi về XDCB khác: Là các khoản chi có liên quan đến tất cả quá trình xây dựng nhƣ việc kiểm tra, kiểm soát để làm luận chứng kinh tế kỹ thuật và các chi phí có liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng thi công, chi phí tháo dỡ vật kiến trúc, chi phí đền bù hoa màu, đất đai và di chuyển nhà cửa... Khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng rất cần thiết.

d. Phạm vi sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn của ngân sách nhà nƣớc chỉ đƣợc cấp phát cho các dự án đầu tƣ thuộc đối tƣợng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng. Cụ thể, vốn ngân sách nhà nƣớc chỉ đƣợc cấp phát cho các đối tƣợng sau:

- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không có khả năng thu hồi vốn và đƣợc quản lý sử dụng theo phân cấp về chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển.

- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép.

- Các doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các khoản thu của Nhà nƣớc để lại để đầu tƣ (đầu tƣ mở rộng, trang bị lại kỹ thuật).

Tóm lại, chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi của NSNN là những khoản chi lớn của Nhà nƣớc đầu tƣ vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó đƣợc thực hiện bằng chế độ cấp phát không hoàn trả từ ngân sách nhà nƣớc. Chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi là một khoản chi trong chi đầu tƣ phát triển và hiện nay chi đầu tƣ phát triển chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN(6- 7% GDP). Hiện nay, quan điểm, chủ

dùng vào mục đích đầu tƣ phát triển và phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và chủ động trả nợ khi đến hạn, đồng thời trƣớc khi đầu tƣ cần phải nghiên cứu kỹ nhằm bảo đảm mỗi đồng vốn đầu tƣ bỏ ra đều mang lại hiệu quả cao.

1.2.2.2. Một số vấn đề cơ bản về quản lý vốn đầu tư ( quản lý chi phí) các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

a. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tƣ xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trƣờng.

- Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tƣ xây dựng công trình, các bƣớc thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nƣớc.

- Tổng mức đầu tƣ, dự toán xây dựng công trình phải đƣợc tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình theo quy định. Tổng mức đầu tƣ là chi phí tối đa mà chủ đầu tƣ đƣợc phép sử dụng để đầu tƣ xây dựng công trình.

- Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tƣ xây dựng công trình thông qua việc ban hành, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

- Chủ đầu tƣ xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ đến khi kết thúc xây dựng và đƣa công trình vào khai thác sử dụng.

b. Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình b1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Chi phí xây dựng công trình ở giai đoạn này đƣợc biểu thị bằng tổng dự toán mức đầu tƣ.

Tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tƣ) là chi phí dự tính của dự án. Tổng mức đầu tƣ là cơ sở để chủ đầu tƣ lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình.

thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; Chi phí khác và chi phí dự phòng.

b2. Giai đoạn thực hiện dự án

- Trong giai đoạn thiết kế : Chi phí xây dựng trên cơ sở hồ sơ thiết kế với các bƣớc thiết kế phù hợp với cấp, loại công trình là dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình. Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng; Chi phí thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng; Chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình.

- Trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu, chi phí xây dựng đƣợc biểu thị bằng: + Giá gói thầu: Là giá trị gói thầu đƣợc xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tƣ hoặc tổng dự toán, dự toán đƣợc duyệt và các quy định hiện hành.

+ Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trƣờng hợp nhà thầu có thƣ giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.

+ Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu đƣợc lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

+ Giá trúng thầu: Là giá đƣợc phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thƣơng thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

+ Giá ký hợp đồng: Là khoản kinh phí bên giao thầu trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lƣợng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lƣợng và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng.

b3. Giai đoạn kết thúc dự án

Khi hoàn thành dự án, bàn giao công trình đƣa vào khai thác, sử dụng và kết thúc xây dựng, chi phí xây dựng đƣợc biểu hiện bằng:

- Giá thanh toán, giá quyết toán hợp đồng; - Thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ.

c. Quản lý tổng mức đầu tư xây dựng công trình c1. Một số vấn đề chung về tổng mức dự án

Tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính của dự án để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tƣ, đƣa công trình vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án, bao gồm cả yếu tố trƣợt giá và phát sinh khối lƣợng.

Nói cách khác, tổng mức đầu tƣ là khái toán chi phí đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, quản lý vốn, xác định hiệu quả đầu tƣ của dự án. Đó là chi phí tối đa mà chủ đầu tƣ đƣợc phép sứ dụng để đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.

Trên góc độ lý luận về giá, thì về bản chất, tổng mức đầu tƣ mới chi phản ánh hạn mức chi phí để tạo nên đối tƣợng đầu tƣ theo khả năng và mong muốn của chủ dự án. Mặt khác, khi xem tổng mức đầu tƣ là một chỉ tiêu giá biểu thị chi phí đầu tƣ ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ thì sản phẩm đƣợc tính ở đây là sản phẩm theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ đối tƣợng đầu tƣ chứ không chỉ riêng công trình xây dựng.

Tổng mức đầu tƣ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quá trình ở các giai đoạn sau khi thiết kế, giá trị thị trƣờng, hoạt động đấu thầu cạnh tranh, lạm phát,.. mà chƣa lƣờng hết đƣợc trong quá trình lập dự án.

- Xét theo quá trình đầu tƣ xây dựng thì tổng mức đầu tƣ bao gồm: chi phí cho chuẩn bị đầu tƣ, chi phí thực hiện đầu tƣ và chi phí cho công việc kết thúc xây dựng và đƣa dự án vào khai thác sử dụng

- Xét theo các khoản mục chi phí thì tổng mức đầu tƣ bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thƣờng và hỗ trợ tái định cƣ, chi phí quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

c2. Quản lý phương pháp xác định tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tƣ (TMĐT) của dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc lập báo cáo kinh tế – kĩ thuật. Chủ đầu tƣ, tƣ vấn lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình có trách nhiệm lựa chọn phƣơng pháp lập tổng mức đầu tƣ phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của dự án để phục vụ công tác quản lý TMĐT.

dựng công trình khác nhau. Dƣới đây đề cập tới 4 phƣơng pháp cơ bản xác định TMĐT dự án đầu tƣ xây dựng công trình theo quy định của Chính phủ và của Bộ Xây dựng.

Trong trƣờng hợp chủ đầu tƣ chƣa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý dự án do chƣa đủ điều kiện để xác định đƣợc tổng mức đầu tƣ, nhƣng cần triển khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tƣ lập dự toán cho công việc này để dự trù chi phí và triển khai thực hiện công việc. Chi phí nói trên sẽ đƣợc tính trong chi phí quản lý dự án của tổng mức đầu tƣ.

Một số khoản mục chi phí thuộc nội dung chi phí quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác của dự án nếu chƣa có quy định hoặc chƣa tính đƣợc ngay thì đƣợc bổ sung và dự tính để đƣa vào tổng mức đầu tƣ.

Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trƣợt giá trong tổng mức đầu tƣ đƣợc xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng của tối thiểu 3 năm gần nhất, phù hợp với loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến khả năng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế.

Tổng mức đầu tƣ đƣợc xác định theo một trong các phƣơng pháp sau đây: (1) Phƣơng pháp xác định TMĐT theo thiết kế cơ sở của dự án đầu tƣ Tổng mức đầu tƣ dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc tính theo công thức sau:

V = Gxd+ Gtb + GBXXĐC + GqLDA + Gyv + Gk + GDp Nhƣ vậy, để xác định và quản lý đƣợc TMĐT của dự án đầu tƣ xây dựng công trình (V), cần phải xác định và quản lý tốt phƣơng pháp tính: Chi phí xây dựng của dự án (Gxd), Chi phí thiết bị của dự án (GXg); Chi phí bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ (GBTXĐC); Chi phí quản lý dự án (GQLDA); Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng (Gjv); Chi phí khác của dự án (Gk); Chi phí dự phòng (GDp).

(2) Phƣơng pháp xác định TMĐT theo diện tích hoặc công suất sản xuất, năng lực phục vụ của công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình

Thực chất của phƣơng pháp tính này là dựa vào diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (thƣờng gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tƣ xây dựng công trình tƣơng ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chƣa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tƣ để xác định tổng mức đầu tƣ.

Việc xác định tổng mức đầu tƣ đƣợc thực hiện nhƣ sau: * Xác định chi phí xây dựng của dự án.

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 29 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)