Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 77 - 146)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƢỢC ÁP DỤNG TRONG LUẬN

2.2.4. Phương pháp so sánh

Căn cứ vào tình hình thực hiện chi đầu tƣ bằng NSNN hằng năm, ta so sánh với dự toán đã đƣợc duyệt. Để tiến hành so sánh ta tính tỷ lệ phần trăm thực hiện so với dự toán. Có thể tính toán cụ thể theo mẫu sau:

Bảng 2.4: Mẫu so sánh tình hình thực hiện quản lý sử dụng NSNN dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi so với kế hoạch

Năm Dự toán Thực hiện % thực hiện/ dự toán

1 2

n

Phân tích tình hình thực hiện quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi so với dự toán giúp chúng ta đánh giá quá trình thực hiện, tiến độ thực hiện, quá trình quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc dự

án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi để từ đó phát hiện những tồn tại và vƣớng mắc, đây là cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc dự án đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi.

So sánh tốc độ tăng các kết quả sử dụng NSNN qua các năm, bằng cách tính số phần trăm tăng thêm năm sau so với năm trƣớc. Cách so sánh này giúp ta phân tích đƣợc mức độ tăng giảm của tổng chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi, của chi đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi theo từng ngành, từng địa bàn, từng lĩnh vực… Công thức tính nhƣ sau:

Tốc độ tăng (%) = Mức chi năm N+1 – Mức chi năm N x 100% Mức chi năm N

Tiểu kết của Chương 2

Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc ứng dụng để nghiên cứu toàn bộ nội dung của luận văn. Đặc biệt là ứng dụng phƣơng pháp điều tra để khảo sát thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Nam, từ đó sử dụng phƣơng pháp thống kê để định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của một địa phƣơng, là những nhân tố có ảnh hƣởng đến đầu tƣ phát triển các công trình thủy lợi trên địa bàn. Chính vì vậy, để nghiên cứu quản lý vốn dự án đầu tƣ công trình thủy lợi từ NSNN trên địa bàn tỉnh Hà Nam thì trƣớc hết phải xem xét những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội đem lại.

3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên và ảnh hưởng

Về vị trí địa lý, Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội gần 60 km về phía nam; trong tƣơng lai gần sẽ trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô. Tỉnh Hà nam có thuận lợi lớn vì nằm trên tuyến giao thông chính, quốc lộ 1A và đƣờng sắt xuyên Bắc - Nam. Trong những năm tới, khi tuyến hành lang kinh tế đƣờng 21 nối Sơn Tây- Hoà Lạc- Xuân Mai đƣợc mở rộng, cầu Yên Lệnh thông sang Hƣng Yên, tuyến xa lộ Bắc - Nam đƣợc nâng cấp, sẽ càng tạo nhiều khả năng giao lƣu và hợp tác giữa Hà Nam và các trung tâm kinh tế lớn trong cả nƣớc. Không chỉ có lợi thế về tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt; tỉnh Hà Nam còn có một hệ thống đƣờng thuỷ khá tiện lợi. Các con sông lớn chảy qua tỉnh bao gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ không những tạo thuận lợi cho giao thông đƣờng thuỷ, mà còn đắc lực phục vụ tƣới tiêu thuỷ lợi cho phát triển nông nghiệp.

Về địa hình, khí hậu, thủy văn: Tỉnh Hà Nam có quy mô tƣơng đối nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 84.000 ha, có 6 đơn vị hành chính gồm 5 huyện là Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và thành phố Phủ Lý với nhiều xã, phƣờng, thị trấn.

Cũng nhƣ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà Nam có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C, độ ẩm tƣơng đối là 84%.

Về cấu tạo địa hình, tỉnh Hà Nam đƣợc chia thành hai vùng chính, vùng đồi núi phía Tây có nhiều núi đá vôi, giàu tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp hoá chất. Bên cạnh đó, những địa bàn đồng bằng ven sông Hồng và sông Châu có đất đai màu mỡ, thích hợp với phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú.

Về thủy văn, Hà Nam có lƣợng mƣa trung bình hằng năm cho khối lƣợng tài nguyên nƣớc vào khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hằng năm đƣa vào vùng đất này khoảng 14,050 tỷ m3 nƣớc. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn đƣợc bổ sung nƣớc ngầm từ các vùng khác. Nƣớc ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lƣợng hiện còn khá tốt, đủ đáp ứng cho nhu cầu thủy lợi.Trong đó, sông Hồng có vai trò tƣới tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.

Với hệ thống bốn con sông chảy qua, đất đai của Hà Nam khá màu mỡ và có một nguồn nƣớc dồi dào cho phát triển nông nghiệp nói chung và xây dựng công trình thủy lợi nói riêng. Đây là điều kiện tốt để Hà nam có thể đầu tƣ phát triển các công trình thủy lợi.

Tóm lại, Hà nam có những điều kiện khá thuận lợi cả về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu và thuỷ văn để có thể đầu tƣ phát triển các công trình thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng

Hà Nam là một tỉnh đƣợc tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Kinh tế tăng trƣởng khá. Năm 2015, tổng sản phẩm trong tỉnh ƣớc đạt 8.646,6 tỷ đồng, bằng 100,5% kế hoạch năm và tăng 13,15% so với năm 2014. GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 35,77 triệu đồng, bằng 97,5% kế hoạch, tăng 19,2% so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 14,47%; công nghiệp, xây dựng đạt 54,68%; dịch vụ đạt 30,85%. Sản xuất nông nghiệp năm 2015 có kết quả

khá toàn diện, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ƣớc đạt 2.030,8 tỷ đồng, bằng 101,1% kế hoạch năm, tăng 44% so với năm 2014. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 2.932 tỷ đồng, bằng 107,4% dự toán Trung ƣơng giao, tăng 2,9% so với năm 2014. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn ƣớc đạt 14.650 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2014.

Tỉnh Hà Nam đã thực hiện tốt công tác thủy lợi đê điều, đảm bảo đủ nƣớc cho sản xuất vụ chiêm xuân, vụ mùa, chủ động xây dựng và thực hiện các phƣơng án phòng chống lụt, bão, úng hạn năm 2015, tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp lệnh bảo vệ các công trình thủy lợi gắn với xử lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Chƣơng trình nông thôn mới tiếp tục đƣợc triển khai mạnh mẽ, và có những kết quả bƣớc đầu. Tỉnh Hà Nam đã quan tâm thực hiện các cơ chế hỗ trợ, triển khai mô hình liên kết sản xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống ngƣời dân.

Trong phát triển kinh tế, Hà Nam vẫn chú trọng phát triển nông nghiệp. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải quan tâm đầu tƣ phát triển các công trình thủy lợi.

Về dân số và nguồn nhân lực: Tổng số hộ dân cƣ của tỉnh Hà Nam ƣớc tính đến hết năm 2015 là 254.399 hộ. Tổng số nhân khẩu thƣờng trú ƣớc đến hết năm 2015 là 798.572 ngƣời. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cƣ Hà Nam phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cƣ đã đƣợc cải thiện và nâng lên đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cƣ dân và nguồn lực con ngƣời Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vƣợt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và đầu tƣ phát triển các công trình thủy lợi nói riêng.

Về cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ: Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi, đƣờng giao thông liên huyện và liên xã đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp, quá trình điện

khí hoá nông thôn đang đƣợc đẩy mạnh.

Về giao thông, ngoài mạng lƣới giao thông thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội với bên ngoài, mạng lƣới giao thông nội tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát triển, đến nay đã hình thành mạng lƣới có khả năng kết nối khá tốt. Trong số 167 km đƣờng cấp tỉnh quản lý đã có 112 km (67,1%) đƣợc rải nhựa, chất lƣợng tốt, trong đó có 42 cầu đƣờng với tổng chiều dài hơn 1.000 m. 72,1% số đƣờng cấp huyện cũng đã đƣợc rải nhựa. Hàng trăm km đƣờng cấp xã quản lý và đƣờng giao thông trong thôn xóm đã đƣợc bê tông hóa hoặc rải nền cứng. Nối hai bờ sông Đáy giữa khu vực thành phố Phủ Lý là 4 cây cầu bê tông vĩnh cửu. Các phƣơng tiện giao thông cơ giới có thể đi lại thuận tiện dễ dàng đến hầu hết các xã, thôn trong tỉnh.

Về hệ thống thủy lợi, thủy nông, cấp, thoát nƣớc: Hệ thống thủy lợi, thủy nông đã căn bản đảm bảo chủ động tƣới tiêu cho nông nghiệp và tiêu úng, thoát lũ, phòng tránh tác hại thiên tai cho nhân dân, các cơ sở kinh tế - xã hội trên địa bàn. Với sự đầu tƣ từ nguồn ngân sách của trung ƣơng, của tỉnh, diện mạo và năng lực hệ thống công trình đê điều, thủy lợi của tỉnh đã thay đổi cơ bản. Trong năm 2015, toàn tỉnh đã tu bổ, nâng cấp công trình đê điều với khối lƣợng 25.161 m3

bê tông, 961.918 m3 đất đào đắp, 144.702 m3 đá hộc, đá răm, 74,7 tấn thép với tổng kinh phí thực hiện là 270 tỷ 140 triệu đồng. Đến 31/12/2015, toàn tỉnh đã làm đƣợc 93 km đƣờng trục chính nội đồng, kiên cố hóa 43 km kênh mƣơng. Công tác triển khai xây mới, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi đƣợc thực hiện với tổng kinh phí 487 tỷ 238 triệu đồng. Vật tƣ dự trữ chống lụt, bão trên các tuyến đê chính của các huyện, thành phố đã đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng, chống lụt bão.

Hệ thống cấp, thoát nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng đã và đang đƣợc quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp, thoát nƣớc cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở thƣơng mại, dịch vụ và các khu dân cƣ trên địa bàn. Hệ thống cấp nƣớc sạch với công suất 25.000 m3/ngày. 97% số hộ dân ở thành phố Phủ Lý và hàng trăm nghìn hộ ở khu vực nông thôn (54%) đã có nƣớc sạch dùng cho sinh hoạt.

Hiện nay và trong giai đoạn tới, hệ thống thủy lợi, thủy nông, cấp, thoát nƣớc tiếp tục đƣợc nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện theo hƣớng kiên cố hóa, hiện đại hóa.

Tóm lại, Hà Nam là một tỉnh có vị trí khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và đầu tƣ xây dựng công trình thủy lợi.

3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH HÀ NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2015 THEO MỐT SỐ “ LÁT CẮT” CHÍNH

3.2.1. Bức tranh tổng quát về hệ thống các công trình thủy lợi ở tỉnh Hà Nam hiện nay

3.2.1.1. Hệ thống các công trình thủy lợi hiện có ở tỉnh Hà Nam

Hệ thống hồ thủy lợi: Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 155 hồ lớn nhỏ, trong đó gồm: 07 hồ có dung tích trên 10 triệu m3, 02 hồ có dung tích từ 5 - 10 triệu m3, 14 hồ có dung tích từ 1 - 5 triệu m3, 28 hồ có dung tích từ 0,5 - 1 triệu m3

và 104 hồ nhỏ có dung tích dƣới 0,5 triệu m3. Các hồ nằm rải rác trên các huyện, thành phố của tỉnh với diện tích lƣu vực hẹp, diện tích tƣới nhỏ, đập chính thấp, chiều dài ngắn, cống lấy nƣớc nhỏ, hình thức tràn xả lũ hầu hết là tràn tự do.

Hệ thống kênh mƣơng: Đi kèm với hệ thống hồ, đập nêu trên là hệ thống kênh, mƣơng dẫn nƣớc với tổng chiều dài 4.483,7 km kênh các loại. Trong đó có 1.073,1 km kênh loại 1; 1.338 km kênh loại 2; 2.072,6 km kênh loại 3, kênh nội đồng. Hằng năm có thể tƣới cho 45.000 ha đất nông nghiệp, và cấp hàng trăm triệu m3 nƣớc cho nông nghiệp và sinh hoạt.

Tuyến đê trên địa bàn tỉnh bao gồm 88,5km đê sông lớn (đê sông Hồng: 38,973km; đê sông Đáy: 49,516km) và 230km đê sông con, đê bối. Có 213 cống dƣới đê và 19 công trình kè. Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của nhà nƣớc và của địa phƣơng, hệ thống đê điều Hà Nam ngày càng đƣợc củng cố, nâng cao năng lực. Hiện tại, có thể giữ an toàn ở mức nƣớc thiết kế và đã chống đƣợc lũ lịch sử: Lũ sông Hồng năm 1971 mức 13,97m tại Hà Nội, mức 9,03 tại Mộc Nam. Lũ sông Đáy năm 1985 ở mức 4,46 tại Phủ Lý. Phấn đấu giữ an toàn đê sông Đáy ở mức 5,54 (tại Phủ Lý) ứng với lƣu

lƣợng phân lũ sông Hồng vào sông Đáy 5.000m3/s tại đập Đáy. Tuy nhiên, đê sông lớn còn nhiều nhƣợc điểm nhƣ nhiều đoạn thiếu cao trình, mặt cắt đê còn nhỏ, thiếu cơ và mặt đê chƣa đƣợc cứng hoá hết. Hệ thống kè chƣa hoàn chỉnh, còn thiếu mỏ và chiều dài. Thân đê khả năng còn có những ẩn hoạ chƣa phát hiện đƣợc và nhiều đoạn chƣa có tre chắn sóng, ao hồ chân đê còn nhiều…

3.2.1.2. Hiện trạng úng và tiêu úng

Hiện trạng úng:

+ Vào mùa mƣa bão, lƣợng mƣa lớn nhất một ngày nhiều nơi trên 400 mm. Có những trận mƣa lớn kéo dài, lƣợng mƣa lớn tập trung trong 1-3 ngày lƣợng mƣa lên tới hàng 1000mm, trong khi đó hệ thống tiêu thoát nƣớc còn hạn chế nên gây ra ngập ứng nhiều khu vực. Ở khu vực miền núi do địa hình dốc nƣớc mƣa tập trung nhanh lại gặp triều cƣờng tiêu thoát chậm, nên dễ gây úng một số vùng trũng ven sông.

+ Do mƣa lớn và tình trạng công trình tiêu nhƣ đã nêu trên, nên những năm mƣa lớn thƣờng bị ngập úng khoảng 3-4 nghìn ha ruộng lúa, năng suất bị giảm nhiều, trong đó diện tích bị mất trắng từ 25 - 35%.

- Tiêu úng:

+ Tiêu tự chảy: Có 225 cống tiêu ra biển và các cửa sông, lợi dụng thủy triều tiêu đƣợc khoảng 30.656 ha; trong đó có 22 cống tiêu do Nhà nƣớc quản lý với diện tích đƣợc tiêu là 10.500 ha. Hiện nay, các cống tiêu tự chảy còn tƣơng đối tốt vì hầu hết đƣợc xây dựng cùng hệ thống đê điều những năm gần đây với sự trợ giúp của PAM.

+ Tiêu động lực: Hà Nam có 5 trạm bơm điện lớn tiêu cho khoảng 4.000 ha và 4 trạm bơm nhỏ tƣới, tiêu kết hợp có diện tích tiêu khoảng 360 ha. Các trạm bơm tiêu đƣợc xây dựng từ lâu, giá điện bơm tiêu những năm gần đây quá đắt nên ít sử dụng, máy móc hỏng hóc dần, ít đƣợc tu sửa nên hiệu quả tiêu không cao.

Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi

Đa số các công trình thuỷ lợi đƣợc xây dựng từ những thập kỷ 60-70. Nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam (Trang 77 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)