Kiến nghị về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH thương mại và dịch vụ hà minh (Trang 87)

3.4.2 .Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – IFE

4.3.2. Kiến nghị về quản lý

Hoạt động quản lý của công ty hiện đang khá đơn giản, ít đƣợc quan tâm và mang tính khoa học thấp. Đây sẽ là cản trở lớn nếu công ty muốn phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Để khắc phục điều này, cần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản trị và điều hành bằng cách xây dựng cơ chế kinh doanh mới, khắc phục những điểm yếu kém nhƣ:

Cơ chế quyết sách kinh doanh: Các quyết sách kinh doanh vừa phải

thể hiện ý chí chủ đạo kinh doanh tập trung cao độ, vừa phát huy đƣợc quyền chủ động sáng tạo và tính tự chịu trách nhiệm trong quyết sách kinh doanh của từng cấp, đồng thời định hƣớng kinh doanh cho thời gian dài kết hợp với cụ thể hóa từng thời kỳ ngắn hạn. Nên xây dựng một hệ thống cơ chế cụ thể, bổ xung thêm việc lấy ý kiến, thảo luận với tất cả các cấp vào việc ra các quyết định thay vì việc ra quyết định một phía nhƣ hiện nay.

Cơ chế ràng buộc: Để nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ trong hoạt

động của công ty, cần phải xây dựng một quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của từng ngƣời đối với từng hoạt động kinh doanh của công ty.

Xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết. Kế hoạch kinh

doanh tốt cần vạch định những bƣớc cụ thể trong quá trình kinh doanh và mục tiêu để quản lý kinh doanh đúng hƣớng mục tiêu đó. Do đó, cần đƣợc xây dựng chi tiết, và thể hiệu đƣợc: Các bƣớc đi cơ bản trong suốt quá trình kinh doanh; Mục tiêu theo tháng, theo quý, theo năm, và mục tiêu cuối cùng. Các mục tiêu nhỏ hơn sẽ hỗ trợ mục tiêu cuối cùng;Tính toán chi phí ban đầu chi tiết, dự trữ chi phí nhiều hơn tính toán của bạn.

4.3.3. Kiến nghị về con người.

Có một đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi, năng động, tháo vát, chẳng những công ty đó có thể vƣợt qua đối thủ cạnh tranh, mà còn phát triển mạnh

mẽ trên thƣơng trƣờng. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu bằng chất lƣợng phục vụ và sự nắm bắt nhanh thông tin. Điều này lại đƣợc quyết định bởi chính đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty.

- Nâng cao nhận thức về thương hiệu và văn hóa kinh doanh trong toàn

công ty: Để thực hiện tốt chiến lƣợc, trƣớc hết, chính những ngƣời trong tổ chức phải nhận thức rõ vai trò, đóng góp quan trọng của mình. Đồng thời giúp các thành viên nhận thấy lợi ích cho cả công ty và bản thân khi xây dựng tốt văn hóa kinh doanh.

- Phát triển nguồn nhân lực: Chất lƣợng nguồn nhân lực đang là thế

mạnh cạnh tranh nhất của công ty, do vậy, càng phải không ngừng phát triển nguồn nhân lực. Ngoài việc đào tạo trong môi trƣờng nội bộ đang đƣợc thực hiện tốt, cần có thêm các chƣơng trình đào tạo bên ngoài nhƣ hỗ trợ nhân viên học thêm các khóa ngắn hạn, tham gia học trực tuyến. Đa giạng phƣơng pháp đào tạo sẽ giúp nâng cao tính sáng tạo và cải thiện lợi thế của công ty về nhân lực.

- Nâng cao trình độ cán bộ quản lý: Hoạt động quản lý không đạt hiệu

quả cao một phần là do trình độ của các cán bộ quản lý. Để nâng cao trình độ quản lý, ban lãnh đạo cần giao việc mình đang thực hiện không đúng chức năng cho các phòng ban dể tập trung hơn vào công tác quản lý. Tham khảo thêm các nguồn tri thức từ sách, tham gia các buổi giao lƣu, tọa đàm… Với vốn kinh nghiệm phong phú, các nguồn kiến thức này sẽ giúp các lãnh đạo tiếp cận kiến thức mới nhanh hơn so với các chƣơng trình đào tạo.

4.3.4. Kiến nghị về Marketing

Hiện nay công ty TNHH Hà Minh chƣa chú trọng đến đầu tƣ vào hoạt động marketing, phƣơng tiện thực hiện còn mang tính thủ công và truyền thống. Trong xu thế chung của thế giới thì cuộc cạnh tranh giữa các công ty trong tƣơng lai chính là thƣơng hiệu. Ngoài ra chiến lƣợc marketing cần dƣợc

xây dựng trong dài hạn, đồng bộ hiệu quả, để đảm bảo mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh công ty.

- Về sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng là nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về sửa chữa, tƣ vấn, lắp đặt các sản phẩm công nghệ. Do vậy, phải liên tục nghiên cứu thị trƣờng, cập nhật các nhu cầu mới, các xu thế mới để đáp ứng tốt nhất.

- Về giá cả, cạnh tranh về giá trên thị trƣờng hiện tại đang rất gay gắt. Nếu công ty cố gắng cạnh tranh về giá chẳng những không thực hiện đƣợc chiến lƣợc kinh doanh mà còn gây thiệt hại cho chính mình. Do vậy, tránh cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp mới, tập trung xây dựng hình ảnh chất lƣợng tốt đi kèm với giá cả phù hợp.

- Về phân phối, công ty cần có những chính sách phân phối đến gần với khách hàng hơn, hệ thông phân phối cần phải nghĩ đến những mở rộng trong tƣơng lai. Nên đẩy mạng liên kết với các nhà phân phối sản phẩm công nghệ thông tin, xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao tiếp trực tuyến để tiếp cận khách hàng một cách gần nhất.

- Về xúc tiến, nên chú trọng hơn vào các hoạt động xúc tiến nhƣ quảng cáo, tổ chức sự kiện vốn ít đƣợc quan tâm. Kết hợp với hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, dự đoán những xu thế sản phẩm, nhu cầu mới để đƣa vào các chƣơng trình khuyến mãi, quà tặng… sẽ gây thiện cảm với ngƣời dùng công nghệ.

4.3.5. Kiến nghị về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa đang là một điểm mạnh của công ty, cần tiếp tục phát huy và phát triển hoàn thiện. Cần xây dựng một chiến lƣợc xây dựng và phát triển văn hóa bám sát với sứ mệnh chung và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, chỉ rõ những giá trị tích cực mà công ty hƣớng tới.

Xây dựng, phát triển những biểu hiện hữu hình của văn hóa: Quy định về trang phục, môi trƣờng nơi làm việc, các cơ chế khen thƣởng, hệ thống các quy tắc ứng xử khi làm việc, v.v…

Giữ gìn và phát huy những giá trị vô hình đã xây dựng đƣợc, đề cao những giá trị tốt đẹp nhƣ lòng trung thành, sự trung thực, thái độ thân thiện, v.v…

4.4. Một số kiến nghị đối với nhà nƣớc

4.4.1. Xây dựng chính sách hỗ trợ

Hiện đang có khá nhiều chƣơng trình hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên, các chính sách ít đem lại hiệu quả thiết thực. Nhất là với các doanh nghiệp nhỏ, quá trình tiếp cận chính sách gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, hơn 80% chính sách, chƣơng trình hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đánh giá kết quả hỗ trợ và tác động. Một số chƣơng trình mới dừng ở mức ƣớc tính tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tham gia, thậm chí có chƣơng trình không thể đánh giá đƣợc mức độ tham gia của các doanh nghiệp...

Vì những lý do trên, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa kỳ vọng,. Nhà nƣớc cần đƣa các chính sách đến gần doanh nghiệp hơn, với các chƣơng trình giới thiệu, tƣ vấn, hƣớng dẫn cụ thể. thông qua việc thiết lập đồng bộ các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ trên cơ sở hỗ trợ có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc, lợi thế của từng địa phƣơng và nguồn lực của quốc gia

4.4.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Ngành công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng, nhƣng nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng. số lƣợng việc làm nhóm ngành công nghệ thông tin tăng 47% mỗi năm nhƣng lƣợng nhân lực của ngành chỉ tăng trƣởng

ở mức 8%. Thêm vào đó, chất lƣợng nhân lực không cao, vẫn theo thực trang chung là thừa lý luận, thiếu thực tế. Điều này dẫn tới khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong nhóm ngành này.

Để phát triển nguồn nhân lực, Nhà nƣớc có thể hỗ trợ bằng các chƣơng trình đào tạo nâng cao kĩ năng cho sinh viên, tổ chức liên kết nhà trƣờng với các doanh nghiệp để đào tạo kĩ năng cần thiết khi ra trƣờng.

4.4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là nhu cầu bức thiết của nhiều doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần tiếp tục cải thiện để tạo thuận lợi, cũng nhƣ đem đến sự an tâm cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Tăng cƣờng hoạt động chống xâm phạm sở hữu trí tuệ, có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn với loại hình này. Việc hàng giả, hàng nhái, kém chất lƣợng tràn lan trên thị trƣờng đang khiến các doanh nghiệp làm ăn chân chính gặp nhiều khó khăn.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Chƣơng này trình bày về quá trình hình thành lên các chiến lƣợc kinh doanh khả thi và phân tích để tìm ra chiến lƣợc phù hợp nhất cho doanh nghiệp và một số đề xuất giải pháp để thực hiện chiến lƣợc đó.

Chiến lƣợc đƣợc xây dựng trƣớc tiên là dựa vào sứ mệnh, mục tiêu cổng quát nhất của công ty. Các phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng sẽ đƣợc sử dụng để hình thành lên chiến lƣợc kinh doanh khả thi. Tác giả sử dụng công cụ là mô hình SWOT để phân tích và hình thành lên các chiến lƣợc, sau đó các chiến lƣợc này sẽ tiếp tục đƣợc phân tích qua ma trận QSPM để lƣợng hóa và đánh giá độ hấp dẫn. Chiến lƣợc kinh doanh hấp dẫn nhất sẽ đƣợc sử dụng. Cuối cùng là một số kiến nghị đề xuất để thực hiện chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp thành công, bao gồm các kiến nghị phía doanh nghiệp và chiến lƣợc đối với Nhà nƣớc.

KẾT LUẬN

Thông qua đề tài này, Tôi đã vận dụng cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lƣợc để xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của công ty TNHH Hà Minh. Trong quá trình xây dựng chiến lƣợc, tôi đã thực hiện phân tích và đánh giá môi trƣờng bên ngoài, môi trƣờng bên trong, đánh giá hiệu quả của các chiến lƣợc hiện tại, phân tích và hình thành các chiến lƣợc khả thi ,lựa chọn chiến lƣợc thay thế tốt nhất và đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện .

Dựa vào các kết quả phân tích, tôi đề xuất chiến lƣợc đƣợc ƣu tiên để thực hiện của công ty TNHH Hà Minh là chiến lƣợc Phát triển thương hiệu.

Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu cho công ty TNHH Hà Minh đối phó với những áp lực cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam hội nhập cùng cách mạng công nghệ 4.0. Nó cũng giúp cho Hà Minh cùng lúc phát huy đƣợc điểm mạnh và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của các mối đe dọa từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, tôi cũng đề xuất các chiến lƣợc thay thế khác mà công ty có thể lựa chọn để thực hiện và đề xuất các giải pháp có thể áp dụng. Tôi hy vọng đề tài này sẽ phần nào đóng góp vào việc xây dựng chiến lƣợckinh doanh của Hà Minh, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững trong tƣơng lai.

Do nội dung nghiên cứu của đề tài khá rộng, vì vậy luận văn còn có nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thày cô giáo và bạn đọc quan tâm đến đề tài này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Fred R. David, 1999, Khái Luận Về Quản Trị Chiến Lược. Dịch từ

tiếng Anh. Ngƣời dịch Trƣơng công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tƣờng Nhƣ, 2006. Hà Nội: NXB thống kê.

2. Garry D.Smith et al., 1997. Chiến lược và sách lược kinh doanh. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Bùi Văn Đông, 2007. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Hoàng văn Hải, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội

4. Hồ Đức Hùng, 2000. Quản trị toàn diện doanh nghiệp. Hồ Chí Minh:

NXB đại học quốc gia Tp.HCM

5. Lê Thế Giới và các cộng sự, 2009. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nhà

xuất bản Thống Kê.

6. Michael E.Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh.

Ngƣời dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ.

7. Micheal E.Porter, 1985. Lợi Thế Cạnh Tranh. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ.

8. Nguyễn Đình Hƣơng, 2002. Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và

9. Nguyễn Đình Phan, 1996. Quản trị kinh doanh - Những vấn đề lí luận

và thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

10.Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, 2003. Chiến Lược Và Chính

Sách Kinh Doanh. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê.

11.Philipkotler, 1997. Quản trị Marketing. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Vũ Trọng Hùng, 2001. Hà Nội: NXB thống kê.

12. Tổng cục Thống kê, 2015. Niên giám thống kê 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13.Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà

xuất bản Thống kê.

14.Vƣơng Liêm, 2000. Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội: Nxb Giao thông vận tải.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN

Kính gửi quý ông/bà ……… Tôi là: Hoàng Việt Quang, học viên cao học K24 ngành Quản trị kinh doanh của Khoa Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích kinh doanh. Kính mong quí ông/ bà vui lòng dành dành chút thời gian quý báu của mình để trả lời giúp tôi một số câu hỏi.

Tôi xin cam đoan những thông tin do Quý ông/bà cung cấp sẽ đƣợc bảo mật. Trong trƣờng hợp Quý ông/bà quan tâm đến kết quả nghiên cứu, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của tôi dƣới đây.

Sau đây là các phát biểu liên quan đến các vấn đề: Khả năng phản ứng của Công ty TNHH Hà Minh trƣớc các yếu tố của môi trƣờng vi mô và vĩ mô; cũng nhƣ đánh giá sức mạnh nội tại của Công ty. Xin quý ông/ bà trả lời bằng cách đánh dấu khoanh tròn 1 con số vào sô thích hợp quy ƣớc, thể hiện sự lựa chọn của ông/ bà theo tiêu chuẩn sau đây.

Đ nh gi tầm quan trọng Đ nh gi phản ứng Đ nh gi nội tại

Chọn 1: Không quan trọng Chọn 2: Ít quan trọng Chọn 3: Quan trọng TB Chọn 4: Khá quan trọng Chọn 5: Rất quan trọng Chọn 1: Phản ứng yếu Chọn 2: Phản ứng TB Chọn 2: Phản ứng khá Chọn 4: Phản ứng tốt Chọn 1: Đánh giá yếu Chọn 2: Đánh giá TB Chọn 2: Đánh giá khá Chọn 4: Đánh giá tốt

I. Yếu tố của môi trƣờng bên ngoài

C c yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng Phản ứng

Ngành Công nghệ thông tin phát triển

nhanh 1 2 3 4 5 1 2 3 4 Xu hƣớng tiêu dùng các sản phẩm công nghệ tăng mạnh 1 2 3 4 5 1 2 3 4 Chính trị ổn định 1 2 3 4 5 1 2 3 4 Chính sách tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Nhà cung cấp nhiều với chất lƣợng đảm

bảo. 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Tăng trƣởng kinh tế chững lại và tiềm ẩn

rủi ro 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Nhiều đối thủ tiềm ẩn 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Quyền lực của khách hàng lớn 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Yêu cầu về chất lƣợng dịch vụ ngày

II. Yếu tố của môi trƣờng bên trong

C c yếu tố bên trong Tầm quan trọng Đ nh gi nội tại

Tình hình tài chính ổn định 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Đội ngũ kĩ thuật viên có kinh nghiệm và

trình độ. 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Công nghệ đƣợc cập nhật liên tục 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Văn hóa doanh nghiệp tích cực 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Có uy tín với khách hàng hiện tại 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Hoạch định chiến lƣợc còn yếu 1 2 3 4 5 1 2 3 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH thương mại và dịch vụ hà minh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)