Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 72)

2.2.5.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng cơ quan chưa đúng mức, đầy đủ về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại. Công

tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền tại một số xã, phường về tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại của người dân chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ hai, biên chế, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại ở một số ban, ngành, xã, phường còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền và các ngành, đoàn thể còn nhiều hạn chế, chưa được phối hợp thực hiện thường xuyên, đặc biệt là trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân trong khu vực giải tỏa.

Thứ tư, lực lượng làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, đất đai còn thiếu, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ tuyên truyền còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, đất đai là không cao.

2.2.5.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, đa số đơn thư khiếu nại đều thuộc về lĩnh vực đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân trong khu vực bị giải tỏa, nên việc thẩm định và lập phương án đề bù mất rất nhiều thời gian trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại. Chính điều này đã làm cho nhiều đơn khiếu nại không được giải quyết đúng theo quy định của Luật Khiếu nại về thời hạn giải quyết khiếu nại.

Thứ hai, mặc dù quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc người khiếu nại không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa có những quy định cụ thể nào trong vấn đề này, làm cho sự vụ khiếu nại vẫn được xem như là chưa kết thúc.

Thứ ba, theo quy định của Luật Khiếu nại, thì người khiếu nại được quyền nhờ đến Luật sư để tư vấn pháp lý hoặc ủy quyền cho Luật sư khiếu nại để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Nhưng trong thực tế, thì hầu như các đơn thư khiếu nại của người dân đều không có sự tư vấn pháp lý của Luật sư, chính điều này đã xảy ra tình trạng người dân khiếu nại sai, hoặc có đúng có sai, đồng thời làm cho việc giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn và ít hiệu quả.

Thứ tư, kiến thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, làm cho nhiều sự vụ khiếu nại không chính xác, cũng như một số quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật chưa được thi hành hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật.

Kết luận chương 2

Như vậy, ở chương 2, nghiên cứu này đã trình bày được các đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; nêu bật lên được kết quả giải quyết khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa, bao gồm (i) công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền thành phố trong giải quyết khiếu nại hành chính, (ii) công tác tiếp dân của bộ phận thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính, và (iii) đánh giá được việc thực hiện những quy định của pháp luật trong giải quyết khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa; trên cơ sở các đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính, nghiên cứu này đã nêu lên được những ưu điểm, tồn tại hạn chế trong việc giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn thành phố Tuy Hòa và xác định được các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của các tồn tại hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tiếp theo chương 3, nghiên cứu này tiến hành xác định phương hướng và đề ra các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính.

Chương 3:

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH

3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính

Để pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính đi vào cuộc sống của người dân, Luận văn này xác định phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính cho những năm tiếp theo, cụ thể như sau:

i) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Tiếp công dân, Khiếu nại, Đất đai ở các xã, phường, thị trấn; đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

ii) Tiếp tục thực hiện một cách có hiệu quả Chỉ thị số 35/CT-TW của Bộ Chính trị, ngày 26/5/2014 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” [1].

iii) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đúng theo tinh thần của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ [3]; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân” [10].

iv) Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về “Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”[11].

v) Đẩy mạnh vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở các xã, phường, thị trấn đúng theo tinh thần của Nghị định số 159/2016/NĐ-CP, ngày 29/11/2016 của Chính phủ về “Quy định chi

tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân” [6].

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính

3.2.1. Giải pháp chung

Công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN và người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN là biện pháp hữu hiệu bảo đảm quyền khiếu nại của công dân được thực thi trong thực tế. Qua đó, bảo vệ, không phục quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, duy trì trật tự quản lý hành chính nhà nước. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đúng pháp luật, kịp thời và hiệu quả sẽ góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, cơ quan, tổ chức. Nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính, nghiên cứu này đưa ra một số giải pháp chung cụ thể như sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện thể chế pháp luật

Thứ nhất, thời hạn giải quyết khiếu nại

Thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu: theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 28, [33]). Từ khi thụ lý hồ sơ khiếu nại, cơ quan HCNN, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành các bước xác minh nội dung khiếu nại và tổ chức đối thoại với người khiếu nại, và thời gian thực hiện hai công đoạn này cũng nằm trong giới hạn thời gian giải quyết khiếu nại nêu tại Điều 28, Luật Khiếu nại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (Điều 37, [33]).

Xét trong trường hợp thực tế của thành phố Tuy Hòa, phần lớn các khiếu nại đều có liên quan đến lĩnh vực đất đai, bồi thường và giải phóng mặt bằng. Do đó, nghiên cứu này chỉ đề xuất giải pháp về thời gian giải quyết khiếu nại trong trường

hợp liên quan đến lĩnh vực đất đai. Tuy các khiếu nại của người dân đều được UBND thành phố, các ban, ngành trực thuộc giải quyết cho người dân nhưng thực tế thì thời gian giải quyết khiếu nại không bảo đảm đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, vì thời gian xác minh nội dung khiếu nại, thời gian lập phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư chiếm một thời lượng rất dài. Do đó, nghiên cứu này đề nghị cần phải có văn bản quy định chi tiết về việc giải quyết khiếu nại đối với lĩnh vực đất đai, thì khi đó mới bảo đảm được tính pháp lý trong quá trình giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ quan HCNN.

Thứ hai, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần 2 (khoản 1, Điều 44); quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành (khoản 2, Điều 44). Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính (khoản 3, Điều 44). Luật Khiếu nại cũng nêu rõ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu (khoản 3, Điều 46) [33].

Nghị định số 75/2012/NĐ-CP cũng nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trong đó, trách nhiệm của người khiếu nại là chấp hành QĐHC, HVHC bị khiếu nại nếu QĐHC, HVHC được người có thẩm quyền quyết định là đúng pháp luật; chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật (khoản 2 và 3, Điều 15 [4]).

Tuy nhiên trong thực tế thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, người khiếu nại không chấp hành quyết

định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là 04 trường hợp khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhưng cả 04 người khiếu nại vẫn chưa chịu nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, mà cũng không khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án theo Luật tố tụng hành chính. Do đó, nghiên cứu này đề xuất cần phải có văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, đặc biệt trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện bất kỳ hành vi nào sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, vai trò của Luật sƣ, trợ giúp viên pháp lý trong quá trình GQKN

Theo Điều 16, Luật Khiếu nại 2011, Luật sư, trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại khi được ủy quyền; xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại; nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại [33]. Quy định này đã làm tăng tính chuyên nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại tiếp cận được vấn đề mang tính pháp lý rõ ràng hơn và nhanh hơn, đồng thời cũng giúp cho quá trình giải quyết khiếu nại cũng được thuận lợi hơn và nâng cao hiệu quả của các quyết định giải quyết khiếu nại.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Khiếu nại trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, thì vai trò của Luật sư, trợ giúp viên pháp lý chưa được thể hiện rõ nét, phần lớn các vụ việc khiếu nại đều không có sự tham gia của Luật sư, trợ giúp viên pháp lý, hay nói cách khác, có rất ít người khiếu nại nhờ đến Luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong quá trình khiếu nại. Đó cũng chính là lý do tại sao phần lớn các đơn khiếu nại đều bị sai, hoặc có đúng có sai, dẫn đến việc chuẩn bị hồ sơ khiếu nại của người khiếu nại mất rất nhiều thời gian. Chính vì thế, nghiên cứu này đề nghị nên có văn bản hướng dẫn cụ thể để người khiếu nại có thể tiếp cận được với

dịch vụ Luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và tham gia giải quyết khiếu nại, cũng như việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

3.2.1.2. Tổ chức bộ máy, con người thực thi trực tiếp pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” [1], Kế hoạch số 89-KH/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về “Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” [45].

Theo đó, cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu (i) quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; (ii) hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, nhất là trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, đầu tư, tài chính …, bảo đảm tính đồng bộ phù hợp thực tiễn; (iii) phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước; lấy hiệu quả của công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác; (iv) các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, tòa án, công an nâng cao trách nhiệm trong việc chủ trì, phối hợp xử lý theo thẩm quyền, giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài; (v) đổi mới hoạt động của hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại; (vi) kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và tham mưu giải quyết khiếu nại có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Bố trí trụ sở, trang bị phương tiện và đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân, bảo đảm thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)