Năng lực, một trong những thuật ngữ chung nhất, là "thứ" mà một cá nhân phải thể hiện và chứng minh nó có hiệu quả trong công việc, vai trò, chức năng,
hoặc nhiệm vụ của bản thân. Theo quan điểm của những nhà tâm lý học, Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có [13].
Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho quá·trình phân cấp diễn ra đạt kết quả tốt. Đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế, xãhội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý hành chính. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức được tiếp cận trên các khía cạnh, như (i) năng lực lãnh đạo, quản lý là khả năng dự báo, phán đoán, khả năng xử trí tình huống, khả năng hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá· trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý hành chính; (ii) năng lực thực thi công vụ của mỗi cán bộ, công chức, đây là lĩnh vực khó phân tích. Lĩnh vực này liên quan tới cá tính và giá· trị, niềm tin của mỗi cán bộ, công chức và những yếu tố này định hướng cách thức xử lý công việc của họ; và (iii) năng lực thực thi công vụ của tập thể (năng lực nhóm): Năng lực không chỉ liên quan đến các cán bộ, công chức mà còn liên quan tới việc tổng hợp năng lực của cán bộ, công chức để biến chúng thành năng lực tập thể của tổ chức [21].
Như vậy, khi xét trong thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính, yếu tố năng lực của cán bộ, công chức giữ vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. Yếu tố năng lực của cán bộ công chức tác động ngay từ bước tiếp công dân cho đến khi thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nếu năng lực cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc sẽ góp phần tích cực đối với việc thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính, ngược lại sẽ tác động tiêu cực kết việc thực thi pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính.
Kết luận chương 1
Như vậy, tại chương 1, Luận văn này đã trình bày được khái niệm, đặc điểm của khiếu nại; khái niệm, đặc điểm của khiếu nại hành chính; khái niệm, đặc điểm của GQKN hành chính; các nguyên tắc và thẩm quyền GQKN hành chính; thủ tục GQKN hành chính; thời hiệu và thời gian GQKN hành chính; và quyền, nghĩa vụ các bên trong GQKN hành chính; khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã nêu lên được các yếu tố tác động đến kết quả GQKN hành chính, cụ thể là (i) yếu tố tiếp nhận khiếu nại, (ii) yếu tố thụ lý giải quyết khiếu nại, (iii) yếu tố đối thoại và xác minh nội dung khiếu nại, (iv) yếu tố ra quyết định giải quyết khiếu nại, (v) yếu tố thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, (vi) ý thức trách nhiệm của các bên liên quan, và (vii) năng lực của người thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính. Tiếp theo chương 2, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng thực tiễn pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính tại Tp. Tuy Hòa.
Chương 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
2.1.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội
Thành phố Tuy Hòa có diện tích tự nhiên khoảng 107,3km2, dân số khoảng 202.030 người và 16 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 12 phường, 04 xã). Thành phố giáp huyện Tuy An ở phía Bắc, giáp huyện Phú Hòa và Sơn Hòa ở phía Tây, giáp huyện Đông Hòa ở phía Nam và giáp biển Đông ở phía Đông. Các tuyến giao thông huyết mạch Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 25, ĐT 645 nối liền thành phố Tuy Hòa với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên, Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo mối quan hệ kinh tế - xã hội bền chặt giữa thành phố với các tỉnh, thành phố trong khu vực trên cả nước. Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 05km về phía Nam, cảng hàng không Tuy Hòa với quy mô hiện đại được xây dựng trên diện tích gần 40.000m2, khai thác 02 đường bay: thành phố Hồ Chí Minh – Tuy Hòa – thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – Tuy Hòa – Hà Nội, công suất hoạt động đạt khoảng 100.00 khách/năm… đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa nói riêng, tỉnh Phú Yên nói chung [47].
Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm đạt 14,79%/năm, tỉ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng tăng, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm đúng định hướng Nghị quyết Đại hội XIV đề ra. Thương mại - dịch vụ tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,95%, nâng tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ đến năm 2015 lên 51,1% trong cơ cấu GRDP. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt gần 10.000 tỉ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) bình quân 5 năm đạt hơn 2.000 tỉ đồng, tăng 12,7%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại, chất lượng được nâng cao. Giá trị sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng năm đạt 305,8 tỉ đồng (giá cố định năm 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 1,5%/năm, đến năm 2015 tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 4,2% trong cơ cấu GRDP [9].
Kinh tế thủy sản tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về năng lực đánh bắt sản lượng khai thác và chế biến. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho ngư dân, góp phần giúp ngư dân bám biển sản xuất, kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả khá. Tổng vốn đầu tư đạt trên 40 tỉ đồng; đã thi công hoàn thành 552 tuyến với chiều dài hơn 65km đường giao thông nông thôn, trong đó nhân dân
tự nguyện đóng góp hàng trăm ngày công và hiến hơn 1.450m2 đất để làm đường giao thông; có 49% dân số vùng nông thôn được hưởng BHYT. Đến nay, xã Bình Kiến được UBND tỉnh công nhận là xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Tổng thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 9,8%. Các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển mạnh, nhất là kinh tế tư nhân. Thành phố chú trọng việc xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường. Nhiều dự án của tỉnh được đầu tư xây dựng trên địa bàn đã tạo điểm nhấn kiến trúc đô thị Tuy Hòa. Các công trình do thành phố làm chủ đầu tư, đưa vào sử dụng đạt hiệu quả với tổng vốn đầu tư hơn 382 tỉ đồng, tăng 23,6% so nhiệm kỳ trước. Đã hoàn thành các quy hoạch tổng thể làm cơ sở định hướng cho việc đầu tư phát triển các khu chức năng của đô thị và triển khai các dự án theo quy hoạch xây dựng.
Về văn hóa - xã hội, chất lượng dạy và học của ngành GD-ĐT ngày càng được nâng lên; các trường học trên địa bàn đều ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục. Hầu hết các trường THPT, THCS đã được tầng hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học; cảnh quan môi trường sư phạm ngày càng khang trang, sạch đẹp. Công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến học, khuyến tài được chú trọng đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố [9].
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cuối năm 2014, thành phố có 90% hộ đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”; 90,22% thôn, khu phố văn hóa; 56,25% phường, xã văn hóa và 94,74% cơ quan, doanh nghiệp văn hóa. Trong lĩnh vực y tế, chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm hàng năm, hiện còn 7,1% và đang ở mức thấp nhất trong toàn tỉnh; tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,06%; mức giảm sinh bình quân đạt 0,260/00. Hàng năm, giải quyết việc làm mới cho trên 4.593 lao động, số lao động qua đào tạo chiếm 47% (năm 2010 là 36%), đào tạo nghề trên 8.200 người, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn 600 người/năm. Công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách, xã hội luôn được quan tâm kịp thời, đúng mức.
2.1.2. Tình hình khiếu nại hành chính tại thành phố Tuy Hòa thời gian qua
Thời gian qua, thành phố Tuy Hòa đã triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương, đòi hỏi phải tiến hành thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư; bên cạnh đó tình hình tranh chấp, lấn, chiếm đất đai đất vẫn tiếp tục diễn ra; công tác quản lý nhà nước về đất đai có nơi, có lúc còn hạn chế, yếu kém, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo chưa cao, gây phiền hà cho công dân…đã phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính và các hành vi vi phạm pháp luật. Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không thỏa đáng; lấn chiếm đất đai; tranh chấp quyền sử dụng đất, ranh giới liền kề, lối đi và hành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ.
Từ năm 2013 đến năm 2016, UBND Tp Tuy Hòa đã tiếp nhận 117 đơn khiếu nại, trong đó, có 84 đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Tp Tuy Hòa, được chủ tịch UBND Tp Tuy Hòa ban hành 84 quyết định thụ lý xác minh thuộc 09 loại hình khiếu nại, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp Đơn khiếu nại thuộc thầm quyền giải quyết của UBND Tp Tuy Hòa (2013 – 2016)
TT Loại đơn khiếu nại Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Đền bù, giải tỏa không thỏa đáng khi thu hồi đất đai 60 71,43 2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 05 5,95 3 HVHC của UBND phường và Đoàn kiểm tra 02 2,38
4 Quyết định GQKN lần đầu 06 7,14
5 Đòi lại đất, khiếu nại quyết định thu hồi đất 05 5,95 6 Quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 02 2,38 7 Quyết định thu hồi quyết định giao đất 01 1,19 8 Quyết định bán quyền sử dụng đất không thông qua đấu giá 02 2,38 9 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 01 1,19
Tổng cộng 84 100,00
Nguồn: UBND Tp Tuy Hòa [62]
Trong 09 loại hình khiếu nại nêu trên, thì Đơn khiếu nại về đền bù, giải tỏa không thỏa đáng khi thu hồi đất đai chiếm số lượng lớn nhất, với 60 đơn, chiếm tỷ lệ 71,43%, còn lại 28,17% thuộc 08 loại hình khiếu nại khác. Trong đó,05 khiếu nại (5,95%) về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 02 khiếu nại (2,38%) về HVHC của UBND phường và đoàn kiểm tra, 06 khiếu nại (7,14%) về quyết định GQKN lần đầu, 05 khiếu nại (5,95%) về đòi lại đất và khiếu nại quyết định thu hồi đất, 02 khiếu nại (2,38%) về quyết định về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 01 khiếu nại (1,19%) về quyết định thu hồi quyết định giao đất, 02 khiếu nại (2,38%) về quyết định bán quyền sử dụng đất không thông qua đấu giá, và 01 khiếu nại (1,19%) về quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Hình 2.1: So sánh số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai so với các lĩnh vực khác
Nguồn: UBND Tp Tuy Hòa [62]
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
2.2.1.Công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền thành phố trong giải quyết khiếu nại hành chính
Để hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt được hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 26/5/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số: 35/CT-TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Chỉ thị số 35/CT-TW nêu rõ “Quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước; lấy hiệu quả của công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác; Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật. Bố trí trụ sở, trang bị phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân, bảo đảm thuận lợi cho công dân và cán bộ, công chức tiếp công dân”[1].
Theo đó, Ban thường vụ tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành Công văn số 572- CV/TU, ngày 20/8/2014 chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xác định là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm thường xuyên, lấy hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác [44]. Đồng thời, BTV tỉnh ủy Phú Yên cũng đã ban hành Kế hoạch số: 89-KH/TU, ngày 25/9/2014 về “Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 35/CT-TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” [45].
Trên cơ sở chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai thực hiện Luật tiếp công dân. Cụ thể là Công văn số 91/UBND-NC, ngày 10/9/2014 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 116/KH-UBND, ngày 08/10/2014 về triển khai thực hiện Luật tiếp công dân; Công văn số 5489/UBND-NC, ngày 25/12/2014 về việc triển khai thực hiện một số nội dung liên quan đến Luật tiếp công dân năm 2014; Quyết định số 1412/QĐ-UBND, ngày 03/09/2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016” trên địa bàn tỉnh [46].