Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 42)

hợp pháp của các chủ thể được thực hiện ở hình thức này. Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật khiếu nại hành chính, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật khiếu nại hành chính, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, cơ quan của một số lổ chức xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này.

1.3. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính nại hành chính

Để công tác giải quyết khiếu nại hành chính được thực thi có hiệu quả thì trước hết phải xác định được những yếu tố nào có thể tác động đến kết quả giải quyết khiếu nại, từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính. Để xác định được những yếu tố có thể tác động đến kết quả GQKN, thì trước hết nghiên cứu này phải xem xét đến quy trình GQKN, nếu quy trình GQKN được thực hiện tốt sẽ giúp cho kết quả GQKN tốt hơn và ngược lại.

1.3.1. Yếu tố quy trình giải quyết khieus nại

Thủ tục tiếp dân

Luật Tiếp công dân quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại; trách nhiệm của người tiếp công dân; nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban tiếp công dân, hoạt động tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn; các điều kiện đảm bảo cho hoạt

động tiếp công dân [35]. Điều này cho thấy, hoạt động tiếp dân là khâu đầu tiên trong quy trình GQKN, do đó nó đóng vai trò rất quan trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả GQKN. Khi người khiếu nại trình bày hay nộp đơn khiếu nại đến cơ quan HCNN, nếu người trực tiếp nhận đơn hòa nhã, nhiệt tình hướng dẫn, giải thích rõ ràng, cụ thể cho người khiếu nại thì sẽ làm cho người khiếu nại hài lòng ngay từ đầu, góp phần cho quá trình GQKN được thuận lợi.

Ngược lại, nếu hoạt động tiếp dân không được thực hiện đúng theo các chuẩn mực, không làm hài lòng người khiếu nại sẽ làm phát sinh thêm vấn đề, có thể làm cho người khiếu nại nghi ngờ về khả năng giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN, hoặc có thể làm phát sinh thêm một vụ khiếu nại mới về HVHC của người trực tiếp nhận đơn thư khiếu nại.

Điều này cho thấy, khi sự hài lòng của người dân được đáp ứng ngay từ đầu của quy trình GQKN sẽ tác động tích cực lên kết quả GQKN, ngược lại, sẽ tác động tiêu cực đến kết quả GQKN, và có thể phát sinh nhiều vấn đề không tốt khác lên quá trình GQKN của cơ quan HCNN.

Thụ lý giải quyết khiếu nại

Đây là bước thứ hai trong thủ tục GQKN của cơ quan HCNN, theo quy định, thì trong khoảng thời gian 10 ngày, kế từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền GQKN phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do (Điều 27, Điều 36) [33].

Yếu tố thụ lý GQKN cho biết, người có thẩm quyền GQKN phải xác định được tính chính xác của thông tin khiếu nại, phân loại khiếu nại đó thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị nào, khiếu nại đó có được thụ lý giải quyết hay không. Sau đó, người có thẩm quyền phát hành văn bản thông báo cho người khiếu nại biết, nếu thụ lý GQKN thì phải ghi rõ khiếu nại đó được thụ lý giải quyết kể từ ngày nào, nếu không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ những lý do nào dẫn đến

việc không thụ lý GQKN. Đồng thời, việc thụ lý giải quyết khiếu nại phải đảm bảo thời gian quy định là 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

Như vậy, người khiếu nại chỉ có thể hài lòng khi và chỉ khi họ nhận được thông báo thụ lý của cơ quan HCNN đúng theo thời gian quy định, và nắm rõ việc khiếu nại của mình được thụ lý giải quyết kể từ ngày nào, hoặc không được giải quyết vì những nguyên do gì. Nếu khâu thụ lý GQKN được thực hiện tốt sẽ giúp cho các khâu còn lại trong quá trình GQKN được thuận lợi và đạt được kết quả tốt đẹp.

Đối thoại và xác minh nội dung khiếu nại

Đối thoại và xác minh nội dung khiếu nại đóng vai trò quan trọng trong quá trình GQKN, việc xác minh nội dung khiếu nại cần phải được thực hiện dân chủ, minh bạch, rõ ràng, có như vậy thì kết quả GQKN mới được hiệu quả và làm thỏa mãn các bên liên quan. Để đảm bảo được điều này, hoạt động xác minh nội dung khiếu nại nên được thực hiện qua các bước như sau (Điều 9 đến Điều 16, [40]): i) Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại: trong trường hợp cần thiết, người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh thực hiện việc công bố

quyết định xác minh nội dung khiếu nại tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của người bị khiếu nại hoặc tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi phát sinh khiếu nại.

ii) Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại: người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung khiếu nại.

iii) Làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại: người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người bị

khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị khiếu nại, giải trình về QĐHC, HVHC bị khiếu nại.

iv) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng: người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan

cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Trường hợp làm việc trực tiếp thì người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại phải thông báo trước thời gian, địa điểm, nội dung làm việc và yêu cầu cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng phục vụ cho buổi làm việc.

v) Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng: khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp thì người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh phải lập Giấy biên nhận (Mẫu số 07-KN ban hành kèm theo Thông tư 07/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ) [40]. Người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh phải đánh giá, nhận định về giá trị chứng minh của những thông tin, tài liệu, bằng chứng đã được thu thập trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các nguyên tắc trong giải quyết khiếu nại. Thông tin, tài liệu, chứng cứ được sử dụng để kết luận nội dung khiếu nại thì phải rõ nguồn gốc, tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp.

vi) Tiến hành xác minh hoặc trưng cầu giám định: nếu xét thấy cần thiết, người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại thì người GQKN hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định.

vii) Làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại: trong trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người có trách nhiệm xác minh phải tổ chức làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại. Trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc.

Trong trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác với yêu cầu của người khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại lần đầu, hoặc người giải quyết

khiếu nại lần hai, hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại lần hai phải tổ chức đối thoại. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, ít nhất là 03 bản, mỗi bên giữ 01 bản, trong biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có những ý kiến khác nhau và có đầy đủ chữ ký của các bên (Điều 21, [40]).

Như vậy, để kết quả đối thoại và xác minh nội dung khiếu nại đạt được mức độ chính xác cao, thì người GQKN hoặc người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại nên tuân thủ chặt chẽ các bước trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại. Nếu yếu tố đối thoại và xác minh nội dung khiếu nại càng được thực hiện tốt, với độ chính xác cao, rõ ràng và minh bạch thì kết quả GQKN sẽ càng cao, đồng thời giúp cho các bên có liên quan càng thỏa mãn hơn với kết quả GQKN.

Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Ra quyết định giải quyết khiếu nại là bước cuối cùng trong thủ tục giải quyết khiếu nại, là yếu tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả GQKN về QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN. Quyết định GQKN phải có đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của pháp luật khiếu nại (theo mẫu 15-KN, Thông tư số 07/2013/TT-TTCP) [40], và gửi đến cho tất cả các đối tượng có liên quan đối với nội dung khiếu nại, theo đúng thời hạn quy định.

Nếu quyết định GQKN được thực hiện chính xác và kịp thời sẽ giúp cho cả người khiếu nại và người bị khiếu nại đều thỏa mãn với kết quả cuối cùng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Ngược lại, sẽ làm nảy sinh không hài lòng hoặc bất mãn của cả người khiếu nại và người bị khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại không hài lòng, không đồng thuận đối với kết quả GQKN về QĐHC, HVHC sẽ tác động tiêu cực đến người khiếu nại, và hình thành sự vụ khiếu nại lần hai. Chính vì vậy, yếu tố ra quyết định GQKN đóng vai trò vô cùng quan trọng đến kết quả GQKN của cơ quan HCNN.

Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Mục đích cuối cùng của GQKN là duy trì trật tự quản lý HCNN, khôi phục và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Vì vậy, để đạt được mục đích này, pháp luật đã quy định khá chi tiết và ngày càng hoàn thiện về khiếu nại, thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật cũng như toàn bộ hoạt động GQKN của chủ thể có thẩm quyền chỉ thực sự có giá trị nếu quyết định GQKN được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế.

Theo Điều 44, Luật Khiếu nại, quyết định GQKN lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; và quyết định GQKN lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính [33].

Như vậy, có thể thấy thi hành quyết định GQKN là một khâu có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định giá trị của toàn bộ hoạt động GQKN của chủ thể có thẩm quyền, nếu được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế thì sẽ thực sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định rõ quyết định GQKN phải được công bố, công khai; trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại, người khiếu nại, trách nhiệm của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trong việc thi hành quyết định GQKN có hiệu lực pháp luật, trách nhiệm của cơ quan được giao tổ chức thi hành quyết định GQKN có hiệu lực pháp luật [4]. Tuy nhiên, Luật Khiếu nại không quy định về chế tài đối với các chủ thể phải thi hành quyết định GQKN có hiệu lực pháp luật mà không thực hiện đúng theo các yêu cầu của quyết định GQKN có hiệu lực pháp luật. Chính vì thế, yếu tố thực hiện quyết định GQKN có ý nghĩa quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả GQKN. Nếu việc các chủ thể liên quan đến việc thực hiện quyết định GQKN đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì sự vụ khiếu nại sẽ được kết thúc, ngược lại, sự vụ khiếu nại sẽ còn tiếp diễn, có thể là

khiếu nại lần hai hoặc khiếu kiện ra Tòa án đối với các nội dung chưa được thực hiện đúng theo các yêu cầu của quyết định GQKN.

1.3.2. Ý thức trách nhiệm của các bên liên quan

Trong tất cả các văn bản Luật và hướng dẫn thi hành luật luôn nêu rõ trách nhiệm của các bên có liên quan để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện những vấn đề có liên quan theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm là sự phụ trách hoặc đảm đương một nhiệm vụ nào đó của cá nhân, hay của tổ chức. Cá nhân, tổ chức đó phải có nghĩa vụ thi hành trách nhiệm đúng theo yêu cầu công việc, trách nhiệm được phân công.

Xét trong khía cạnh hành chính thì trách nhiệm hành chính là “Trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó”. Cụ thể hơn, có thể nói trách nhiệm hành chính với tính cách là trách nhiệm pháp lý gắn với yếu tố vi phạm hành chính, hay là vi phạm hành chính là cơ sở của trách nhiệm hành chính. Trong đó, lỗi là tiền đề chủ quan của vi phạm hành chính. Ba yếu tố của trách nhiệm hành chính được xác định là: (i) Là biện pháp cưỡng chế hành chính; (ii) Sự lên án của nhà nước và xã hội đối với hành vi của người vi phạm hành chính; (iii) Người vi phạm hành chính phải chịu những hậu quả bất lợi nhất định [24].

Khác với trách nhiệm, ý thức trách nhiệm thể hiện thái độ của một người đối với một sự việc, công việc cụ thể. Xét trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính thì ý thức trách nhiệm của các bên liên quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình giải quyết khiếu nại. Nếu các bên liên quan luôn nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm cao, luôn có được thái độ tích cực trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính cũng như trong việc thực hiện quyết định GQKN có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 42)