3.2.1. Tăng cƣờng sự chỉ đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Nhà nƣớc đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT.
- Công tác tuyên truyền là khâu đột phá, phải đƣợc tiến hành trƣớc một bƣớc nhằm tác động vào nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi, hƣỡng dẫn dƣ luận. Khi nhận thức đúng, tƣ tƣởng thông, công việc sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng, thống nhất, đồng bộ. Yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách BHXH, BHYT. Các cơ quan báo chí, truyền thông là công cụ lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc thống nhất, đồng bộ với tinh thần trách nhiệm cao sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT; để mọi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời dân khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phát hiện và biểu dƣơng kịp thời các địa phƣơng, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. bảo hiểm y tế.
Hệ thống chính sách, pháp luật là phƣơng tiện định hƣớng và điều chỉnh các quan hệ xã hội, là một trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định trật tự xã hội. Các vấn đề nhƣ phúc lợi xã hội, an toàn tính mạng, tài sản…. luôn gắn với sự điều chỉnh của pháp luật. Trên tinh thần đó việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật cần xác định tập trung vào 05 vấn đề trọng tâm có
liên quan mật thiết, tác động, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau; bao hàm đầy đủ các lĩnh vực hoạt động BHXH, BHYT từ các khâu quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm, đến việc điều chỉnh tuổi nghỉ hƣu và phát triển các loại hình bảo hiểm mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn:
- Nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hƣớng mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trƣởng Quỹ. Rà soát, bổ sung quy định buộc ngƣời sử dụng lao động phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động. Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động bị thất nghiệp và tránh trục lợi bảo hiểm.
- Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế; nghiên cứu sửa đổi chính sách điều tiết nguồn thu bảo hiểm y tế kết dƣ từ địa phƣơng về Trung ƣơng, trích lại tỉ lệ thích hợp cho địa phƣơng để nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm y tế. Có chính sách khuyến khích ngƣời dân, nhất là ngƣời có thu nhập dƣới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, các hộ nghèo.
- Sớm ban hành Chiến lƣợc phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến năm 2020. Từng bƣớc thực hiện nguyên tắc "đóng - hƣởng", gắn với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hƣu ở một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
- Mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngƣời tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân, lao động trong khu vực phi chính thức; bảo hiểm y tế cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời thuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi. Áp dụng thêm
các loại bảo hiểm xã hội mới phù hợp với nhu cầu nhân dân. Thí điểm chính sách bảo hiểm hƣu trí bổ sung.
- Đa dạng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm y tế phù hợp với các tầng lớp trong xã hội, điều chỉnh các mức phí, mức hƣởng đi đôi với phát triển các dịch vụ y tế chất lƣợng cao. Có chính sách khuyến khích ngƣời tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thƣờng xuyên dài hạn, hạn chế tình trạng ngƣời bị ốm đau mới mua bảo hiểm y tế. Quy định mức thanh toán bảo hiểm y tế theo hƣớng vừa bảo đảm quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm, vừa bảo đảm cân đối quỹ theo nguyên tắc "đóng - hƣởng".
3.2.3. Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Xây dựng quy trình quản lý thu BHXH theo hƣớng đổi mới, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của các đơn vị.
- Bổ sung nhân sự hàng năm đủ về số lƣợng và chất lƣợng. Hiện nay, theo quy định của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện phân cấp về BHXH huyện các nghiệp vụ nhƣ: Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, duyệt chi chế độ BHXH một lần, kiểm tra công tác thực hiện Luật BHXH, BHYT. Ngoài ra, các nghiệp vụ phát sinh tại cơ sở ngày càng tăng cao và không đồng đều giữa các địa phƣơng trong tỉnh. Vì vậy, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc bổ sung biên chế phải dựa trên số nghiệp vụ phát sinh hàng năm của từng đơn vị để đảm bảo đủ số biên chế một cách hợp lý.
3.2.4. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Yên Lạc
Chỉ đạo các nghành chức năng tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc, giám sát việc thực hiện Luật BHXH trên địa bàn.
Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn về việc thực hiện Luật Lao động, Luật BHXH, Luật BHYT.
Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan cấp giấy phép, cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động trên địa bàn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình chấp hành Luật BHXH cho ngƣời lao động tại đơn vị sau khi đã đƣợc cấp giấy phép hoạt động.
Có chính sách hỗ trợ, khen thƣởng kịp thời các tập thể và cá nhân thực hiện tốt Luật BHXH.