Tổ chức nhận diện, đo lường và báo cáo rủi ro tín dụng tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn tây (Trang 40 - 49)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phân tích thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ

3.2.2. Tổ chức nhận diện, đo lường và báo cáo rủi ro tín dụng tại BID

Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Sơn Tây.

3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro và chính sách quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng. dụng của ngân hàng.

Là một thành viên của BIDV, chi nhánh Sơn Tây áp dụng các chiến lược và chính sách quản lý rủi ro chung của toàn ngân hàng, cụ thể như sau:

- Thiết lập một môi trường quản lý rủi ro tín dụng phù hợp; - Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;

- Duy trì một quy trình quản trị, đo lường và giám sát tín dụng phù hợp; - Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng.

Chi nhánh tiến hành xét duyệt tín dụng thông qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xem xét một cách độc lập; đồng thời việc phê duyệt các khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức được giao cho chi nhánh. Đối với các khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt, chi nhánh trình hồ sơ lên các Khối/phòng/ ban Hội sở hỗ trợ thẩm định, phê duyệt. Trường hợp các món vay lớn, sẽ có Hội đồng tín dụng tham gia thẩm định để đảm bảo hoạt động phê duyệt tín dụng được tập trung với chất lượng cao nhất.

3.2.2. Tổ chức nhận diện, đo lường và báo cáo rủi ro tín dụng tại BIDV Sơn Tây Sơn Tây

(i) Nhận biết rủi ro tín dụng

Để nhận biết rủi ro tín dụng, chi nhánh đã thiết lập các Phòng/Ban và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính Ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản lý rủi ro có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng

trưởng tín dụng, lĩnh vực tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng…), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quản trị điều

hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Biểu đồ 3.3: Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh

Nguồn: Quy trình tín dụng ngân hàng BIDV Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng

- Tiếp nhận hồ sơ KH

- Lập báo cáo đề xuất tín dụng - Lập Báo cáo Thẩm định tín dụng - Thẩm định TSBĐ

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký Hợp đồng cấp tín dụng và các Văn

kiện tín dụng có liên quan.

- Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt - Ký các Văn kiện tín dụng

Giai đoạn 3: Giải ngân/phát hành thư BL/TTQT

- Nhận và lập hồ sơ

- Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ

Trong giai đoạn vừa qua, theo quy trình trên, BIDV Sơn Tây đã thực hiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng độc lập trên cơ sở thẩm quyền phán quyết của chi nhánh. Do vậy, chất lượng tín dụng hoàn toàn phụ thuộc vào trách nhiệm, trình độ, năng lực và sự minh bạch của cán bộ tín dụng.

(ii) Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng đối với hoạt động tín dụng tại BIDV Sơn Tây

Dựa trên cơ cấu thu nhập của ngân hàng có thể đánh giá mức độ quan trọng của từng khoản thu nhập đối với tổng thu nhập của một ngân hàng. Đối với BIDV Sơn Tây, trong giai đoạn 2014-2017, thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự lãi luôn chiếm tỷ trọng từ 80%-85%. Như vậy, hoạt động tín dụng luôn đem lại thu nhập lớn nhất cho BIDV Sơn Tây tuy nhiên nó luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn nhất trong hoạt động của ngân hàng

Để phân tích đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng khi vay vốn tại BIDV Sơn Tây, chi nhánh áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung của BIDV. Bản chất của của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV bao gồm 03 nhóm đối tượng xếp hạng: Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có quy

mô nhỏ và cá nhân. Nội dung và Quy trình xếp hạng cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp:

Hệ thống xếp hạng này phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 02 phần là: tài chính và phi tài chính.

Phần tài chính:

Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu cân nợ và Nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Phần phi tài chính:

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp; Trình độ quản lý và môi trường doanh nghiệp; Quan hệ với Ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp. Điểm của phần tài chính chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiếm khoảng 70-75% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp 02 yếu tố phi tài chính và tài chính để xác định mức phân loại của khoản cho vay theo Bảng sau:

Bảng 3.6: Phân loại nợ BIDV đối với doanh nghiệp Tổng số điểm

Xếp hạng Phân loại nợ

Từ Đến

91 100 AAA Đủ tiêu chuẩn

81 90 AA Đủ tiêu chuẩn

71 80 A Đủ tiêu chuẩn

66 70 BBB Cần chú ý

61 65 BB Cần chú ý

56 60 B Dưới tiêu chuẩn

51 55 CCC Dưới tiêu chuẩn

46 50 CC Nghi ngờ

41 45 C Nghi ngờ

0 40 D Có khả năng mất vốn

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV

Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính

Biểu đồ 3.4: Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho KHDN

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Bước 2: Xác định quy mô

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Bước 3: Xác định loại hình sở hữu

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đơn vị kinh doanh nhỏ:

Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ sẽ dựa trên việc đánh giá xếp loại rủi ro và tài sản đảm bảo của đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ. Mỗi chỉ tiêu để đánh giá có năm mức điểm từ 20 đến 100 điểm. Việc xếp loại rủi ro của đơn vị kinh doanh trên 3 nhóm chỉ tiêu là:

- Nhóm chỉ tiêu thông tin về chủ đơn vị kinh doanh;

- Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến đơn vị kinh doanh; và - Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh hoặc nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư.

Từ 03 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủ tiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn), CC, C (Nghi ngờ), D (Có khả năng mất vốn). Việc đánh giá tài sản đảm bảo dựa trên các chỉ tiêu:

- Loại tài sản đảm bảo;

- Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo; - Tính chất khả mại của tài sản đảm bảo;

- Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ đề nghị vay và

- Xu hướng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua. Từ các tiêu chí trên tính điểm và xếp loại theo bảng sau:

Điểm Xếp loại Đánh giá

> 400 A Mạnh

300-400 B Trung bình

Biểu đồ 3.5: Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ

Bảng 3.7: Ma trận xếp loại khách hàng đơn vị kinh doanh nhỏ

Đánh giá/ xếp loại

khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Xếp loại RR

Đánh giá TSĐB

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình

Từ chối

C (Thấp) Trung bình Trung bình/từ chối

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cá nhân:

Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng và tài sản đảm bảo. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm từ 20 đến 100. Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét hai nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu và nhân thân và Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Từ 02 nhóm chỉ tiêu trên sẽ giúp xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủ tiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn),

Thông tin về chủ đơn vị kinh doanh

Thông tin khác liên quan đến đơn vị kinh

doanh

Phương án kinh doanh đầu tư

Bước 1: Xếp loại rủi ro đơn vị kinh doanh Bước 2: Xếp loại tài

sản đảm bảo

Bước 3: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

bao gồm các chỉ tiêu về: Loại tài sản đảm bảo; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo; Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ vay đề nghị; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo và Xu hướng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua. Từ các tiêu chí trên tính điểm và xếp loại theo bảng sau:

Điểm Xếp loại Đánh giá

> 400 A Mạnh

300-400 B Trung bình

<300 C Thấp

Biểu đồ 3.6: Chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân

Xác định nhân thân Xác định khả năng trả nợ

Bước 1: Xếp loại rủi ro khách hàng Bước 2: Xếp loại tài

sản đảm bảo

Bước 3: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Bảng 3.8: Ma trận xếp hạng khách hàng cá nhân

Đánh giá/ xếp loại

khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Xếp loại RR

Đánh giá TSĐB

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/từ chối

B (Trung bình)

Tốt Trung bình

Từ chối

C (Thấp) Trung bình Trung bình/từ chối

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV

Như vậy, hiện nay đánh giá rủi ro tín dụng của BIDV vẫn đang triển khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng. Phương pháp này hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Theo xu hướng phát triển chung, phương pháp này không thể được coi là phương pháp chính để đo lường rủi ro tín dụng để đưa ra các quyết định phê duyệt tín dụng.

(iii) Đo lường rủi ro tín dụng

Căn cứ pháp lý: BIDV áp dụng Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNNVN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Thông tư 09/2014/TT- NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 của NHNNVN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Theo đó, tại điều 10, khoản 3a của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về điều kiện các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại nợ. Nhìn chung việc đo

lường rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước chỉ mang tính đánh giá sau cho vay, không có tính chất dự báo mà chỉ sau khi cho vay, dựa trên khả năng hoàn trả các khoản vay để xếp nhóm nợ. Ý nghĩa chủ yếu của phương pháp này là mang tính khắc phục nợ xấu hơn là tính toán, phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sơn tây (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)