CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Phân tích thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ
3.2.3. Kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng
(i) Kiểm soát rủi ro tín dụng
Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tục của ngân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành, BIDV Sơn Tây đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạm các chính sách, thủ tục và giới hạn. Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.
Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập
chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của các bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.
Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng;
kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi
không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.
Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng. Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát đơn (kiểm soát độc lập của ngân hàng) và kiểm soát kép. Kiểm soát kép là quá trình kiểm soát có sự tham gia của nhiều tổ chức như: cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường, các cổ đông, các nhà đầu tư.
(ii) Xử lý rủi ro tín dụng
Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và quản lý rủi ro của chi nhánh tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình trạng tài sản đảm bảo, cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ quản lý rủi ro của ngân hàng phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các biện pháp xử lý nợ xấu mà ngân hàng đang áp dụng bao gồm tiếp tục cho vay để duy trì hoạt động nhằm khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết trong hợp đồng cho vay; bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; khoanh nợ; phạt quá hạn; giảm của miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; xử lý tài sản đảm bảo hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ. Nợ xấu được chuyển sang AMC theo quy định của quản lý nợ xấu của BIDV. Việc ra quyết định lựa biện pháp xử lý nợ xấu phải
được sự xét duyệt của các cấp có thẩm quyền phù hợp, cần thiết phải có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc.