Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng gắn liền đa canh với thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông thôn ở nam định thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.1.1. Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng gắn liền đa canh với thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.

canh với thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Nông thôn Nam Định với thế mạnh về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, kinh nghiệm truyền thống… rất phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Song, trong những năm gần đây, ở Nam Định chưa thực sự phát huy được thế mạnh đó một cách có hiệu quả. Do đó, đề thực hiện được giải pháp này, Nam Định cần phải giải quyết theo hướng sau:

* Đối với sản xuất lương thực:

Cùng với cả nước, Nam Định cần thực hiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái, toàn diện và bền vững, tăng về khối lượng lương thực và các loại nông sản hàng hoá khác, đáp ứng tiêu dùng trong vùng, trong nước và thực hiện xuất khẩu ngày càng tăng. Để đảm bảo được yêu cầu đó, vẫn phải tăng diện tích cây lương thực. Biện pháp phát triển diện tích gieo trồng bằng tăng vụ; diện tích canh tác bằng khai hoang và quai đê lấn biển ở những địa phương có điều kiện. Điều chỉnh lại cơ cấu đất đai cho các loại cây trồng giảm tỷ trọng diện tích ruộng đất trồng cây lúa gắn với chính sách đảm bảo an toàn lương thực, tăng tỷ trọng diễn tích đất canh tác các loại cây trồng có giá trị cao trên đơn vị diện tích.; xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các vùng chuyên canh trồng lúa đặc sản xuất khẩu ở Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng… đáp ứng số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Trong thời gian vừa qua, việc phát triển lúa đặc sản còn mang tính tự phát và hạn chế ở từng khu vực nhỏ về cả diện tích và giá cả đã gây nhiều bất lợi cho cả người sản xuất và người tiêu thụ. Do đó, chính quyền tỉnh cần phối hợp với chính quyền các huyện phải nhanh chóng xúc tiến quy hoạch và xây dựng chiến lược tổng thể lâu dài về phát triển lúa đặc sản và lúa chất lượng cao thông qua việc thực hiện các dự án phát triển cây trồng để tăng khối lượng và giá trị nông sản hàng hoá. Việc này ở một số xã huyện trong tỉnh đã thực hiện, nhưng chưa trở thành phong trào rộng rãi trong huyện, trong tỉnh. Việc lập quy hoạch phát triển phải bao quát được toàn bộ các vấn đề liên quan và gắn kết chặt chẽ các khâu, từ sản xuất tới chế biến và tiêu thụ nông sản. Đồng thời tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, vận chuyển mang tính chất sản xuất hàng hoá.

* Về sản xuất rau quả và hoa các loại:

Rau xanh, hoa các loại cần được tăng cường phát triển mạnh ở các vùng chuyên canh ven các đô thị, đặc biệt coi trọng vụ rau, hoa mùa đông. Tăng tỷ trọng các loại rau có khả năng xuất khẩu như: dưa chuột, cà chua…;

ứng dụng công nghệ sản xuất rau sạch, bảo quản hoa tươi để xuất khẩu tại chỗ cho các khách sạn lớn ở các đô thị và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là một lợi thế mà Nam Định phải khai thác triệt để; vì vào thời điểm mùa đông các nước thuộc khí hậu hàn đới không sản xuất được rau, hoa các loại, trong khi đó nhu cầu của họ lại tăng lên.

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây đậu, lạc là những cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng. Các địa phương xây dựng, phát triển thành các vùng chuyên canh để tiện lợi cho việc sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong các khâu chăm bón, thu hoạch, chế biến va bảo quản, tiêu thụ. Nhằm trước hết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong vùng, trong nước và xuất khẩu. Các địa phương giáp biển phát triển diện tích trồng cây cói, đay, vì đây cũng là những loại cây nguyên liệu có lợi thế cạnh tranh.

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ở trong nước ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu xuất khẩu cũng rất lớn. Trong khi đó, nông thôn Nam Định là nơi rất có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, lấy trứng... Do vậy, trong thời gian tới phải đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm nhất là tăng số lượng, chất lượng thịt xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn trong tỉnh.

Chính quyền các cấp cần đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hình thành, phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thoát khỏi hoàn toàn kiểu sản xuất nhỏ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cần hướng các nguồn lực của mình vào dự án chăn nuôi như: dự án chăn nuôi lợn hướng nạc; gà lấy thịt, vịt lấy trứng, lợn sữa xuất khẩu…đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đổi mới, nâng cao khâu chế biến thức ăn, lai tạo giống hoặc nhập các loại giống mới có chất lượng cao, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thú y, bảo hiểm vật nuôi… Đầu tư cho cải tiến, nâng cấp hệ thống chăn nuôi; thực hiện chăn nuôi theo lối thâm canh, xoá bỏ chăn nuôi theo lối quảng canh, tận dụng.

Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng để tăng cường đa dạng hoá sản suất hàng hoá ở Nam Định. Để phát triển sản lượng, chất lượng hàng hoá thuỷ hải sản, cần giải quyết tốt một số nội dung như: các huyện, xã tiếp giáp với biển, phải tăng đầu tư phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ; xây dựng, phát triển các đội tàu trọng tải lớn, trang bị hiện đại, có hệ thống bảo quản sản phẩm trên tàu tốt để đi đánh xa bờ, ở trên biển dài ngày, đánh bắt những loại sản phẩm quý, chất lượng cao. Tích cực học hỏi và du nhập nghề nghiệp, các loại lưới đạt năng suất cao của nước ngoài. Các địa phương phải có cơ chế để khuyến khích thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho phát triển thuỷ sản. Đồng thời, cần ban hành khung giá thuê đất, mặt nước phù hợp và ổn định lâu dài để phát triển các nông hộ, trang trại, nuôi cá, tôm trên cả 3 mặt nước; tổ chức lại công nghệ chế biến thuỷ hải sản và dịch vụ trên bờ, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở cho ngành thuỷ sản như xây dựng cảng cá - neo đậu Thịnh Long. Hướng chủ yếu là đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị công nghệ chế biến tạo ra các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường; tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của thị trường đồng thời có kế hoạch, cơ chế đầu tư ưu đãi cho phát triển các loại giống nuôi trồng thuỷ hải sản có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông thôn ở nam định thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)