Mở rộng và phát triển thị trường nông thôn, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông thôn ở nam định thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 117)

- Từ nông, lâm, thuỷ sản Từ công nghiệp, xây dựng

3.2.5. Mở rộng và phát triển thị trường nông thôn, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá

nông sản hàng hoá

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá là chủ yếu, thị trường đầu ra của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến quy mô và tốc độ sản xuất, các yếu tố thị trường “đầu vào”. Đối với khu vực nông thôn, vấn đề thị trường “đầu ra” cho nông sản hàng hoá ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển KTNT. Vì vậy, để thúc đẩy KTNT Nam Định phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường nông thôn, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá cần theo hướng: đảm bảo sự ổn định thị trường đầu ra đồng thời không ngừng gia tăng, mở rộng thị trường này ở cả phạm vi nội địa

và ngoài nước. Để thực hiện tốt định hướng đó, cần phải thực hiện những giải pháp sau:

* Giải pháp đối với thị trường trong nước:

Thị trường trong nước về lương thực , thực phẩm trong những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng ổn định nhu cầu về số lượng tính bình quân theo đầu người, nhưng sẽ tăng về chất lượng, độ an toàn thực phẩm và đa dạng về chủng loại phù hợp với xu hướng thành thị và nông thôn. Vì vây, để có thể tiếp tục mở rộng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ nông nghiệp, nông thôn ở Nam Định, cần phải:

- Chuyển hướng từ tăng năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm là chủ yếu sang tăng chất lượng, độ sạch và chủng loại nông sản là chủ yếu đi đôi với giảm chi phí sản xuất giảm giá thành sản phẩm

- Hạn chế, từng bước khắc phục tình trạng nhập lậu, nhập tiểu ngạch nông sản nước ngoài bằng các biện pháp kinh tế – tài chính phù hợp.

- Đi đôi với giải pháp sản xuất theo yêu cầu thị trường, vấn đề chế biến, bảo quản, tổ chức thu mua hàng nông sản và mở rộng mạng lưới cung ứng đến người tiêu dùng cũng như có ý nghĩa quan trọng và tác dụng tích cực đối với củng cố và mở rộng thị trường trong nước.

- Thị trường hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn liên quan trực tiếp đến thu nhập và sức mua của dân cư ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Vì vậy, để giữ vững và mở rộng thị trường trong nước, giải pháp quan trọng hàng đầu đối với các cơ sở sản xuất và người sản xuất nông sản hàng hoá là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh

- Chính quyền các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục chủ động thực hiện biện pháp “kích cầu” ở khu vực nông thôn với những giải pháp tích cực, đồng bộ và có tính khả thi

Để có thể gia tăng xuất khẩu hàng nông sản, góp phần giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản hàng hoá ở Nam Định cần phải giải quyết những vấn đề mang tính quyết định sau:

- Bám sát nhu cầu thị trường cả về khối lượng, chủng loại, chất lượng, lấy thị trường xuất khẩu làm căn cứ để chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp. Vì vậy, Nam Định cần tiếp tục củng cố, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh chất lượng cao

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản

- Tổ chức lại hệ thống thu gom, xuất khẩu hàng nông, thuỷ sản theo hướng giảm bớt khâu trung gian, chống các xu hướng cạnh tranh, mua bán không lành mạnh trên thị trường, gây thiệt hại cho người nông dân

- Gắn thị trường đầu ra của nông, thuỷ sản với thị trường đầu vào như phân bón, vật tư nông nghiệp…để giảm chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm.

KẾT LUẬN

Thông qua nội dung đã được trình bày, phân tích một cách khoa học dựa trên những luận cứ xác thực, luận văn đã tiếp cận, hoàn thành được các nội dung theo yêu cầu đặt ra.

1. Phân tích, làm rõ khái niệm KTNT và nhấn mạnh đặc điểm, vai trò của KTNT đối với nền kinh tế quốc dân, phân tích những nội dung chủ yếu của phát triển KTNT trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời luận văn cũng đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình phát triển KTNT ở một số nước khu vực Đông Á.

2. Tỉnh Nam Định nằm ở vị trí Đông Nam của vùng châu thổ sông Hồng, có nhiều tiềm năng, thế mạnh so với nhiều tỉnh nước ta, nhất là lợi thế về sản xuất nông nghiệp và ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, rất thuận lợi cho việc phát triển toàn diện KTNT trong điều kiện CNH, HĐH. Phát triển KTNT ở Nam Định sẽ tạo điều kiện vật chất kinh tế và xã hội to lớn để đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh , góp phần vào phát triển KTNT trong vùng và trên phạm vi cả nước.

3. Kể từ khi tỉnh Nam Định được tái thành lập vào năm 1997 cho đến nay theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, KTNT Nam Định đã có bước phát triển đáng kể, rất có ý nghĩa trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nổi bật là sản xuất lương thực, thực phẩm và thuỷ sản. Trình độ KHCN trong nông nghiệp, nông thôn, kết cấu hạ tầng nông thôn có nhiều chuyển biến, dần thoát khỏi lạc hậu, thấp kém. Nhiều mô hình tổ chức,

quản lý kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã bước đầu chứng tỏ được tính hiệu quả và xu hướng của phát triển KTNT theo CNH, HĐH. Đồng thời bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn từng bước được cải thiện, nâng cao.

3. Mặc dù vậy, quá trình phát triển KTNT Nam Định thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: chuyển dịch CCNKTNT diễn ra chậm chạp; trình độ KHCN trong hầu hết các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thuỷ sản còn tương đối lạc hậu; các mô hình kinh tế HTX, kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại đang gặp nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao; kết cấu hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ…Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, quá trình phát triển KTNT sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

4. Để giải quyết, khắc phục những hạn chế, yếu kém đó một cách triệt để, đẩy nhanh tốc độ phát triển KTNT Nam Định, trong thời gian tới Nam Định cần quán triệt thực hiện những quan điểm định hướng về phát triển KTNT nhằm nâng cao vai trò của KTNT đối với sự phát triển của tỉnh.

5. Giải pháp cơ bản thúc đẩy KTNT Nam Định là tiếp tục chuyển dịch nhanh CCNKTNT theo hướng CNH, HĐH; từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng nông thôn; nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển KTNT, đó là: lao động, KHCN, vốn, thị trường…Đồng thời cần phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và HTX kiểu mới ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông thôn ở nam định thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)