Tài nguyên khoáng sản của thành phố Móng Cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông tràng vinh, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 25 - 35)

TT Tài nguyên Trữ lƣợng Tiềm năng Địa điểm

1. Đất sét (triệu m3 ) 2 - 4 5 Vạn Ninh 2. Cát xây dựng (triệu m3 ) 5-10 20 Bình Ngọc, Ninh Dương, Vạn Ninh 3. Gỗ các loại

(nghìn tấn) 1.203 Khoanh nuôi Rừng phía Nam -Nông nghiệp

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 5.107,8 ha, đạt 98,2%KH, bằng 98,4%CK; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 12.697,5 tấn, đạt 91,3%KH, bằng 93,3%CK.

Chăn nuôi: Chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi, Thành phố đã trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, giải pháp phòng, chống; thường xuyên tăng cường kiểm soát giết mổ, tiêm phòng , khử trùng, tiêu độc,...góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại trong ngành chăn nuôi; kịp thời hỗ trợ trên 3,1 tỷ đồng cho 159 hộ chăn nuôi bị thiệt hại đảm bảo đúng quy định. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên toàn địa bàn là 212.455 con, đạt 83,5% KH, bằng 90,7% CK; năm 2019 ước đạt 216.600 con, đạt 85,2% KH, bằng 93,1% CK.

Lâm nghiệp: Công tác quản lý, chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện tốt, không để xảy ra cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng tự nhiên; công tác kiểm tra xử lý vi phạm khai thác, mua bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản, bảo vệ động vật hoang dã được tăng cường. Toàn thành phố trồng mới 316,8 ha rừng tập trung, vượt 26,7% KH tỉnh giao, tăng 12,8%CK; trồng 51.000 cây phân tán các loại, tăng 16%so CK; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,05%, đạt 100,12%KH, tăng 1,8% so CK (đạt chỉ tiêu NQ).

Thuỷ sản: Tập trung chỉ đạo thực hiện Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) nuôi trồng thủy sản cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện; đến nay đã cấp GCN cho 332 hộ, cá nhân với diện tích 793,87ha, diện tích còn lại đang triển khai cấp GCN cho hộ dân là 1.202,93ha; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh nuôi trồng thủy sản, quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 1580,6 ha, đạt 82,8%KH, bằng 89,6%CK; năm 2019 ước đạt 1.580,5ha, đạt 82,8%KH, bằng 85,5%CK. Tổng sản lượng thủy sản đạt 14.831 tấn, đạt 76,4%KH, tăng 6,9% CK; năm 2019 ước đạt 17.122 tấn, đạt 88%KH, bằng 88%CK.

Thuỷ lợi: các phòng, ban, đơn vị, xã phường đã chủ động xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng chống bão, lũ đối với Cầu phao tạm km 3+4 Thành Đạt. Thành phố đã bố trí 18,262 tỷ đồng đầu tư sửa chữa gia cố các điểm neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, các công trình thủy lợi, đê điều, kênh mương,...góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân và an toàn trong mùa mưa bão.

-Thương mại và dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 7.142 tỷ đồng, đạt 82,6%KH, tăng 6,6%CK; năm 2019 ước đạt 10.694 tỷ đồng, đạt 123,7%KH, tăng 36,1%CK (tăng 3,6% so chỉ tiêu NQ). Hỗ trợ Tập đoàn Vingroup hoàn thành và đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả Trung tâm thương mại Vincom. Thu hút được một số doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuyển đổi mô hình quản lý 03/7 chợ xã, phường (đạt 42,8%KH); đẩy mạnh tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh đồng thuận để triển khai các thủ tục xây dựng Chợ 3 theo quy định. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường, đảm bảo ổn định thị trường, tạo thuận lợi cho kinh tế, xã hội phát triển.

-Du lịch

Ngành du lịch có bước phát triển nổi bật. Đặc biệt, Khu du lịch Trà Cổ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Khu du lịch Quốc gia (Khu du lịch quốc gia đầu tiên của Tỉnh và là một trong 4 khu du lịch quốc gia trong toàn quốc) đã tạo sức hút, nâng tầm vị thế, tạo tiền đề quảng bá thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Chỉ đạo tổ chức hiệu quả chuỗi các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và nước ngoài; tăng cường siết chặt công tác quản lý nhà nước về môi trường kinh doanh du lịch, hoạt động lữ hành, cơ sở lưu trú; phát triển thêm 02 sản phẩm du lịch mới; tích cực hỗ trợ tập đoàn FLC đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục và triển khai các dự án về phát triển du lịch. Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động xe du lịch tự lái qua biên giới; phối hợp triển khai phương án mở rộng tuyến du lịch 2 quốc gia 4 điểm đến thành " 2 Quốc gia - 5 Thành phố: “Hạ Long - Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng - Quế Lâm - Mãn Châu Lý (Trung Quốc). Tổng khách du lịch đến Móng Cái đạt gần 2,7 triệu lượt người, tăng 5%CK; năm 2019, ước đạt 2,8 triệu lượt người tăng 5%CK, nộp NSNN về dịch vụ du lịch ước đạt 150 tỷ đồng, tăng 2%CK.

-Dịch vụ vận tải

Tăng khá, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách. Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2019 ước đạt 917,8 nghìn tấn, tăng 9,3%CK. Khối lượng vận chuyển hành khách ước đạt 8.182 nghìn lượt người, tăng 9,1%CK. Tổng doanh thu vận tải bốc xếp ước đạt 739,854 tỷ đồng, tăng 8,5%CK (giá thực tế).

b)Điều kiện xã hội thành phố Móng Cái thuộc lưu vực sông Tràng Vinh

-Diện tích và dân số

Diện tích đất tự nhiên của Thành phố (phần trên đất liền và đảo) là 516,55km2, chiếm 8,49% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh.

Diện tích đất tự nhiên là 51.959 ha. Bao gồm: Đất sản xuất nông ngiệp (6.293 ha, chiếm 12,1%), đất lâm nghiệp (27.260 ha, chiếm 52,5%), đất chuyên dùng (2.184 ha, chiếm 4,2%), đất ở (638 ha, chiếm 1,2%).

Gồm 17 phường, xã: Hoà Lạc, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Trần Phú, Hải Yên, Hải Hoà, Bình Ngọc, Hải Sơn, Hải Xuân, Vạn Ninh, Hải Đông, Hải Tiến, Quảng Nghĩa, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Bắc Sơn.

Dân số trung bình của thành phố Móng Cái tính đến 31/12/2017 là 100,6 nghìn người, mật độ dân số 193,8 người/km2.

-Văn hóa và xã hội

Các hoạt động thông tin truyền thông, văn hóa, thể thao; các phong trào, cuộc vận động tiếp tục được triển khai sâu rộng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Năm 2019, Thành phố đã chỉ đạo thực hiện hoàn thành xây dựng và khánh thành Nhà lưu niệm Bác Hồ tại cửa khẩu Bắc Luân I, ghi dấu sự kiện Bác Hồ qua cầu biên giới thăm nhân dân Đông Hưng (Trung Quốc) năm 1960; địa điểm ghi dấu thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Móng Cái được xếp hạng di tích cấp Tỉnh; hoàn thiện hồ sơ khoa học xếp hạng cấp Tỉnh đối với di tích đình Bình Ngọc và thỏa thuận chủ trương lập hồ sơ khoa học xếp hạng cấp Quốc gia đối với di tích đền Xã Tắc. Tổ chức lễ hội Đền Xã Tắc, Đình Trà Cổ đảm bảo kế hoạch đề ra, an toàn, tiết kiệm. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đồn biên phòng 209 - Pò Hèn. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Chú trọng nâng cao hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; phát triển phong trào thể thao, tạo vui tươi, đoàn kết trong nhân dân. Năm 2019, có 95 thôn/khu đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”; 01 phường giữ vững danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Công tác Giáo dục và Đào tạo: Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, năm học 2018-2019 chất lượng giáo dục cấp Tiểu học, trung học cơ sở (THCS) có nhiều chuyển biến tích cực; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và từng bước nâng cao chất lượng; đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt

nghiệp THCS và công tác hướng nghiệp dạy nghệ cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT). Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, huy động xã hội hóa xây dựng và thành lập mới 02 trường học ngoài công lập, nâng số cơ sở giáo dục toàn Thành phố là 66 cơ sở (trong đó 54 trường học từ cấp mầm non đến THPT, 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 11 cơ sở Mầm non Tư thục độc lập), có 53/54 trường học được kiên cố hóa (đạt tỷ lệ 98,1%), 47/54 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 87,04%, tăng 01 trường so với năm 2018). Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý tiếp tục được quan tâm, chú trọng, đảm bảo phục vụ tốt công tác giảng dạy. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên, trong năm 2019 đã sắp xếp giảm thêm 01 điểm trường, giảm nhu cầu 02 biên chế giáo viên.

Hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được nâng lên, điều kiện, cơ sở vật chất ngày càng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tổng số lượt khám bệnh tăng 22.556 lượt so CK, số lượt điều trị nội trú tăng 4.040 lượt so với CK, công tác khám dự phòng tại các Trạm y tế tăng 4.927 lượt so với CK. Tạo điều kiện và phối hợp với 08 đoàn bác sĩ của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân ở các xã miền núi, hải đảo với 4.717 lượt người được khám. Hoạt động y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường chỉ đạo, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh lớn. Công tác hành nghề y, dược tư nhân được quản lý chặt chẽ. Đẩy mạnh tuyên truyền công tác BHYT, BHXH, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,1%, tăng 1,4%KH, tăng 3,4%CK. 17/17 xã, phường duy trì đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; duy trì đảm bảo tiến độ và chất lượng khám, tạo lập hồ sơ quản lý sức khoẻ toàn dân, tỷ lệ chất lượng khám lập hồ sơ vượt 38,9% KH tỉnh giao. Tỷ lệ chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%. Thực hiện tốt các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tổ chức Lễ ra quân hiến máu tình nguyện hè năm 2019 (thu được 448 đơn vị máu, vượt 6,7%KH tỉnh giao).

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, lao động, việc làm, giảm nghèo được đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách đảm bảo đúng, đủ đối tượng theo quy định. Đã thực hiện chi trả bảo trợ xã hội, chính sách người có công, thân nhân người có công với tổng số tiền trên 32 tỷ đồng; tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà Tết cho 100% hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách với tổng số tiền trên 4,5 tỷ đồng. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, hoàn thành giảm 54 hộ nghèo theo Nghị quyết HĐND Thành phố đề ra (đạt chỉ tiêu NQ), và giảm được thêm 44 hộ nghèo trong diện bảo trợ xã hội (nâng tổng số toàn Thành phố giảm được 98 hộ nghèo (cả hộ bảo trợ xã hội), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5% (134 hộ) năm 2018 xuống còn 0,12% (36 hộ) năm 2019. Thực hiện tốt các giải pháphỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, giải quyết việc làm cho 3.201 lao động (đạt chỉ tiêu tối thiểu Nghị quyết HĐND Thành phố đề ra 3.000 - 4.000 lao động). Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động; thực hiện luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, quản lý lao động người nước ngoài được tăng cường.

1.4. Hiện trạng phát thải ô nhiễm trên lƣu vực sông Tràng Vinh

Các nguồn ô nhiễm trên lưu vực sông Tràng Vinh gồm:

a) Nguồn thải dạng điểm

Khu vực lưu vực sông Tràng Vinh không có các nguồn thải dạng điểm mà các nguồn thải ở đây là các nguồn thải không tập trung, do khu vực không có các hoạt động sản xuất công nghiệp nào mà nguồn ở đây chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải do sản xuất nông lâm nghiệp

-Nguồn thải nước sinh hoạt từ các cụm dân cư

Xã Hải Sơn hiện chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, hầu hết nước thải sinh hoạt ở xã Hải Sơn đều được xử lý sơ bộ tại bể phốt tự xây sau đó xả thải ra mương nước gần nhà hoặc các khu vực ao, ruộng trũng hoặc tự ngấm xuống đất. Nước thải sinh hoạt khu dân cư ven sông Tràng Vinh được xử lý sơ tại bể phốt và thải ra cống thoát nước thải chung khu vực và thải ra sông Tràng Vinh. Như vậy khu vực lưu vực sông Tràng Vinh chịu tác động nước thải sinh hoạt của các khu dân cư thải ra sông Tràng Vinh.

- Nguồn thải nước công nghiệp: Hải Sơn là xã vùng cao biên giới thuộc thành phố Móng Cái, cách trung tâm thành phố 37 km về phía Tây Bắc. Phía Đông giáp xã Bắc Sơn, phía Nam giáp xã Quảng Nghĩa và xã Hải Tiến, phía Tây giáp xã Quảng Đức (huyện Hải Hà), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc có đường biên giới chung dài 12,006 km. Xã không có hoạt động sản xuất công nghiệp nên không có nguồn nước thải xuống sông Tràng Vinh.

b)Nguồn thải dạng diện

-Nước thải từ sản xuất nông nghiệp:

+ Diện tích lưu vực sông Tràng Vinh khoảng: 108,77 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 25,6km2

.

+ Lượng phân bón sử dụng hàng năm trên lưu vực khoảng 1.265 tấn. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp lưu vực sông Tràng Vinh sử dụng nước sông này và hầu hết các nguồn thải từ nông nghiệp lại được thải hoặc ngấm theo độ cao xuống sông Tràng Vinh.

1.5. Tác động ô nhiễm đến chất lƣợng nƣớc và hệ sinh thái sông Tràng Vinh

a) Tác động ô nhiễm đến chất lượng nước

Các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, hoạt động dân sinh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của sông Tràng Vinh, cụ thể:

- Suy giảm chất lượng nước sông do hàm lượng cao của chất hữu cơ như BOD, COD, T-P, T-N, cặn lơ lửng, kim loại nặng ...đổ thải vào sông liên tục trong thời gian dài với lưu lượng khá lớn.

- Hoạt động của các cơ sở khác và chế biến khoáng sản đã phát sinh ra lượng lớn nước thải công nghiệp xả thải ra lưu vực sông và tác động tiêu cực đến chất lượng nước sông Tràng Vinh.

- Hoạt động dân sinh phát sinh lượng nước thải sinh hoạt thải vào lưu vực sông Tràng Vinh. Lượng nước thải sinh hoạt này làm gia tăng ô nhiễm chất hữu cơ như BOD, COD, T-P, T-N và hàm lượng khác như TSS, TDS.

Trong trường hợp sức chịu tải của dòng sông quá giới hạn thì khả năng phục hồi là rất khó. trong khi các nguồn thải trên vẫn tiếp tục xả thải vào lưu vực sông Tràng Vinh.

Khi nguồn nước sông Tràng Vinh bị ảnh hưởng sẽ không thể sử dụng làm nước cấp cho sản xuất nông nghiệp thuộc lưu vực và không sử dụng làm nước cấp sinh hoạt cho nhân dân của thành phố. Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh của nhiều xã, phường thuộc lưu vực sông Tràng Vinh.

b)Tác động hệ sinh thái sông Tràng Vinh

Các hoạt động sản xuất công nghiệp lưu vực sông Tràng Vinh ảnh hưởng đến hệ sinh thái như sau:

- Mất diện tích vùng lưu vực sông do quá trình xả thải của các cơ sở công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông tràng vinh, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 25 - 35)