từ năm 2017 đến 2020
Năm Thời gian Thông số
2017
Qúy I
Nhiệt độ, pH, DO, BOD5, COD, TSS, độ đục, Fe, N-NH4, P-PO4, T- N, T-P, dầu mỡ, coliform Quý II Quý III Quý IV 2018 Qúy I Quý II Quý III Quý IV 2019 Qúy I Quý II Quý III Quý IV 2020 Qúy I Quý II
2.1.2. Tài liệu tham khảo
- Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 5 năm: giai đoạn 2005- 2010 và giai đoạn 2011-2015.
- Báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường nước sông Tràng Vinh định kỳ hàng năm (từ năm 2017 – 2019).
2.2. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm
Quan điểm bền vững: là quan điểm sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn luôn đi với quản lý và bảo vệ môi trường
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp quan trắc
Quan trắc môi trường nước là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được các cơ quan ban ngành trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam đưa vào thực hiện từ năm 1994 đến nay [18].
Hoạt động quan trắc môi trường nhằm ghi nhận các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, chương trình BVMT.
Quan trắc CLMT nước và không khí là hai hoạt động quan trắc môi trường chủ yếu hiện nay. Công tác quan trắc môi trường bao gồm các bước cơ bản như sau:
-Thiết lập kế hoạch quan trắc. -Thiết lập mạng lưới quan trắc. -Lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường. -Phân tích trong phòng thí nghiệm. -Xử lý số liệu.
-Phân tích và đánh giá số liệu. -Viết báo cáo kết quả quan trắc.
Kết quả quan trắc thường được so sánh với tiêu chuẩn, Quy chuẩn về môi trường hiện hành để đánh giá về mức độ ô nhiễm của môi trường. Hiện nay, kết quả quan trắc đã được sử dụng trong một số các mô hình tính toán để xây dựng các dự báo về diễn biến môi trường theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Nhược điểm của phương pháp đánh giá chất lượng nước thông qua việc so sánh kết quả quan trắc chất lượng nước với giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam hiện hành là:
-Khi đánh giá qua từng thông số riêng biệt sẽ không nói lên diễn biến chất lượng tổng quát của con sông hay đoạn sông, do vậy khó so sánh CLN từng vùng của một con sông, so sánh CLN của con sông này với con sông khác, CLN thời điểm này với thời điểm khác (theo tháng, theo mùa), CLN quá khứ, hiện tại
và tương lai…Vì thế, sẽ gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát diễn biến CLN; khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước….
-Khi đánh giá chất lượng nước qua các thông số riêng biệt, có thể có thông số đạt, có thông số vượt so giới hạn cho phép của Quy chuẩn. Điều đó chỉ nói lên CLN đối với từng thông số riêng biệt và chỉ các nhà khoa học hoặc các nhà chuyên môn mới hiểu được. Vì vậy, khó thông tin về tình hình CLN cho cộng đồng dân chúng, gây khó khăn khi các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp về bảo vệ, khai thác nguồn nước.
2.2.2.2. Phương pháp chỉ số chất lượng nước
-Phạm vi áp dụng:
Áp dụng phương pháp xây dựng WQI do Tổng cục Môi trường ban hành: Tính toán chỉ số chất lượng nước từ số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa.
-Các nguyên tắc xây dựng chỉ số chất lượng nước WQI
Bảo đảm tính phù hợp. Bảo đảm tính chính xác. Bảo đảm tính nhất quán. Bảo đảm tính liên tục. Bảo đảm tính sẵn có. Bảo đảm tính có thể so sánh. -Mục đích của việc sử dụng WQI
Đánh giá nhanh chất lượng nước.
Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước.
Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan.
Nâng cao nhận thức môi trường. -Các yêu cầu đối với việc tính toán WQI
WQI thông số được tính toán cho từng thông số quan trắc. Mỗi thông số sẽ xác định được một giá trị WQI cụ thể, từ đó tính toán WQI để đánh giá chất lượng nước của điểm quan trắc.
Thang đo giá trị WQI được chia thành các khoảng nhất định. Mỗi khoảng ứng với 1 mức đánh giá chất lượng nước nhất định.
-Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lục địa.
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ tram quan trắc môi trường nước lục địa (số liệu đã qua xử lý).
Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức.
Bước 3: Tính toán WQI.
Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước. -Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu quan trắc nước mặt lục địa theo đợt đối với quan trắc định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên tục.
Các thông số được sử dụng để tính WQI thường bao gồm: pH, TSS, độ đục, DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N – NH4, P – PO4, Coliform.
Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu.
-Bước 2: Tính toán WQI thông số
Tính toán WQI thông số như sau:
WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N – NH4, P – PO4, TSS, Độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
WQISI =
Trong đó:
+ BPi: nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 2.2 tương ứng với mức i.
+ BPi+1: nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 2.2 tương ứng với mức i+1.
+ qi: giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi + qi+1: giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 + Cp: giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.