Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông tràng vinh, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 66)

CHƯ NG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Giải pháp đề xuất

3.3.1. Giải pháp quản lý

a) Quy hoạch môi trường

Mục tiêu là để giảm lượng phát thải và để đảm bảo khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước sông Tràng Vinh. Cụ thể cần có các quy hoạch môi trường như sau:

Đối với các cơ sở phân tán

Các nội dung chính quyền địa phương cần thực hiện:

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở phân tán. - Xem xét khả năng tái sử dụng nước thải từ các cơ sở cho nhằm giảm lưu lượng nước cần xử lý và lưu lượng thải ra lưu vực sông.

- Có quy trình kiểm soát chặt chẽ quy trình công nghệ xử lý nước thải và việc xả thải đánh tránh tình trạng xả thải lén hoặc xả nước thải chưa đạt Quy chuẩn cho phép ra môi trường của các cơ sở phân tán.

Quy hoạch vùng đệm

Những khu vực vùng đệm hai bên bờ sông Tràng Vinh cần được quy hoạch để bảo vệ, giao đất, giao rừng cho dân trồng để bảo vệ nguồn nước. Vì qua khảo sát cho thấy vùng đệm hai bên bờ sông Tràng Vinh có diện tích khá rộng và cách xa khu dân cư nên quy hoạc tốt vùng đệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thực vật và động vật phát triển. Đây sẽ là bộ lọc tự nhiên lọc bớt các ô nhiễm khi tràn vào sông Tràng Vinh vào mùa mưa.

b) Quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý

Mục tiêu là để lồng ghép các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường lưu vực sông Tràng Vinh nhằm gia tăng hiệu quả quản lý, giảm thiểu phát thải. Việc

áp dụng quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý trong bảo vệ môi trường lưu vực sông Tràng Vinh là điều rất cần thiết.

Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh Quảng Ninh cần áp dụng một cách đồng bộ các chính sách và công cụ kinh tế phù hợp trong bảo vệ môi trường lưu vực sông Tràng Vinh như:

-Thuế môi trường.

-Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. -Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. -Tích lũy tiền bồi thường các sự cố môi trường.

-Các hình thức khuyến khích và chế tài tài chính về môi trường.

c) Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng

Mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông Tràng Vinh, từ đó biến nhận thức thành hành vi và thói quen bảo vệ môi trường.

Các nội dung cần thực hiện:

- Phổ biến Luật BVMT, Nghị định, thông tư, nghị quyết của các cấp ban ngành đến từng địa phương trong lưu vực.

- Tổ chức các hội thảo, các khóa tập huấn về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, nhãn môi trường, nhãn sinh thái.

- Triển khai các hoạt động truyền thông môi trường qua các chương trình cụ thể, ví dụ như: giáo dục môi trường lưu động, phát động các phong trào nhân các ngày vì môi trường...

Lồng ghép tiêu chí bảo vệ môi trường vào tiêu chí công nhận gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, cơ quan văn hóa trong lưu vực sông Tràng Vinh.

3.3.2. Giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải

a) Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng

Mục tiêu nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải đưa vào lưu vực sông Tràng Vinh đồng thời tiết kiệm được nguyên vật liệu sử dụng.

Các nội dung cần thực hiện:

- Điều tra, đánh giá hiện trạng áp dụng sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực sông Tràng Vinh.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ và thông tin môi trường áp dụng sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực sông Tràng Vinh.

- Duy trì thực hiện chương trình hỗ trợ và thông tin môi trường áp dụng sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực sông Tràng Vinh.

- Tổng kết và đánh giá định kỳ tình hình thực hiện sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng chất thải trong lưu vực sông Tràng Vinh.

b) Kiểm soát nguồn phát thải ô nhiễm

Mục tiêu nhằm kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt trong lưu vực sông Tràng Vinh. Cần thực hiện các việc sau:

Kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc lưu vực sông Tràng Vinh bằng cách:

- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở vào sông Tràng Vinh.

- Xây dựng và vận hành mạng lưới quan trắc nước thải tự động tại các cơ sở xả thải ra lưu vực. Lắp đặt đồng hồ đo lượng nước thải theo đúng Luật Tài nguyên nước. Các cơ sở thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo Luật Bảo vệ môi trường.

- Xây dựng mạng lưới quan trắc nước mặt tự động trên lưu vực sông Tràng Vinh

- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường đối với nước thải của các nhà máy trong lưu vực sông Tràng Vinh.

- Kiểm soát chất thải phát sinh từ hoạt động nông lâm nghiệp. Phổ biến cho bà con nông dân nhằm sử dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong danh mục độc hại bị nghiêm cấm hoặc hạn chế sử dụng. Phổ biến kỹ thuật sử dụng hiệu quả phân bón và thuốc trừ sâu nhằm tránh bị rửa trôi thất thoát gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai thực hiện nền nông, lâm nghiệp hữu cơ để tránh lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thải vào lưu vực.

- Cải thiện sơ bộ chất lượng nước thải trước khi thải ra sông Tràng Vinh bằng cách: triển khai xây dựng các vùng đệm trong lưu vực sông Tràng Vinh.

3.3.3. Giám sát môi trường

Một trong các nội dung giải pháp quan trọng mà tác giả muốn đề xuất cho nội dung giám sát môi trường nước sông Tràng Vinh là cần xây dựng mạng lưới quan trắc nước trên sông Tràng Vinh. Giải pháp này nhằm đáp ứng được nhu cầu số liệu cho giải pháp đánh khả năng tự làm sạch và quy định cấp phép xả thải hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào sông Tràng Vinh.

Để có được số liệu quan trắc nhằm đánh giá đầy đủ hơn về CLN sông Tràng Vinh theo thời gian, thì việc xây dựng mạng lưới quan trắc dọc sông Tràng Vinh là điều cần thiết và cần được triển khai ngay để phục vụ cho việc quy hoạch quanh lưu vực sông Tràng Vinh sau này.

Trong đề tài này, tác giả đề xuất giải pháp xây dựng mạng lưới quan trắc với các nội dung như sau:

Số trạm quan trắc đề xuất: Cần thiết kế xây dựng 4 trạm dọc theo dòng chính sông Tràng Vinh.

Vị trí các trạm quan trắc:

Bảng 3.29: Vị trí các trạm quan trắc đề xuất

Tên trạm

Khoảng tọa độ đề xuất (ĐV: mét)

Mục đích và nội dung quan trắc

Trạm TV-01 21033’56’’N; 107049’03”E

Đặt ở thượng nguồn: trạm này đóng vai trò trạm quan trắc kiểm soát nước thải từ các cơ sở xả thải thượng nguồn và kiểm soát sói mòn đất đá khu vực đầu nguồn.

Trạm TV-02 21033’15”N; 107049’19”E

Đặt ở trung nguồn nguồn: trạm này đóng vai trò trạm quan trắc kiểm soát nước thải từ các cơ sở xả thải trung nguồn và nước thải sinh hoạt khu dân cư.

Trạm VD-03 21032’30”N; 107049’40”E

Đặt ở đập nước Tràng Vinh: đánh giá CLN sông Tràng Vinh

Hình 3.20: Sơ đồ bố trí trạm quan trắc môi trường nước trên sông Tràng Vinh

TV1

TV2

Thông số quan trắc đề xuất

Như đã trình bày ở chương 2 về ưu điểm của việc nghiên cứu CLN và diễn biến CLN bằng chỉ số chất lượng nước WQI và kết quả đạt được của nội dung này trong chương 3 của luận văn, tác giả muốn đề xuất các thông số dưới đây:

Bảng 3.30: Các thông số quan trắc đề xuất

Mục đích đánh giá Thông số thƣờng dùng đánh giá

Thông số quan trắc đề xuất

Độ axit pH pH

Ô nhiễm hữu cơ DO, BOD, COD DO, BOD, COD, hệ thủy sinh

Ô nhiễm vô cơ Fe, Mn, các kim loại nặng, các anion vô cơ

Fe, Mn, Mg, Ca, Pb, Cd, As, Hg, SO4+2-, Cl-, F-,

NO2 - Ô nhiễm dinh dưỡng N-NH4

+ , P-PO4 3- N-NH4, N-NO3 -, Tổng N, P-PO43-, Tổng P, hàm lượng chlorophyll-a

Ô nhiễm dầu mỡ Dầu mỡ

Đánh giá tổng quát chất lượng nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và giải trí theo WQI pH, TSS, DO, BOD, COD, dầu mỡ, Tổng Coliform pH, TSS, DO, BOD, COD, dầu mỡ, N-NH4, P- PO4 3-, Tổng Coliform

Với các thông số được đề xuất trên đây có thể đánh giá đặc trưng ô nhiễm vật lý, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dầu mỡ, vi sinh theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Đồng thời cũng có thể xây dựng chuỗi số liệu chỉ số CLN để đánh giá diễn biến CLN tổng quát của sông Tràng Vinh theo thời gian và không gian.

Tần suất quan trắc: tối thiểu 3lần/tháng.

Cơ quan triển khai thực hiện xây dựng và quản lý mạng lƣới quan trắc: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh là hợp lý với chức năng và nhiệm vụ mà hiện nay cơ quan này vẫn đang đảm trách.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH 1. Kết luận

Nằm trên địa bàn thành phố Móng Cái, vùng cửa khẩu có nền kinh tế rất phát triển, nhất là các hoạt động du lịch, việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong đó có nguồn nước sông Tràng Vinh là vô cùng cần thiết. Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra rằng:

Hiện tại, chất lượng nước mặt sông Tràng Vinh chỉ có tổng chất rắn lơ lửng vượt giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) vào quý I hàng năm, còn các chỉ tiêu khác vẫn nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và giao thông thủy.

Trong giai đoạn 2017 – 2020, chất lượng nước sông Tràng Vinh tương đối ổn định, chất lượng nước sông tương đối tốt, đảm bảo cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu và giao thông thủy, duy chỉ có tổng chất rắn lơ lửng trong nước sông vượt giới hạn cho phép so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A2) vào quý I hàng năm.

Dựa trên kết quả tính toán WQI của các mẫu nước sông Tràng Vinh từ

năm 2017 đến 2020 theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường cho thấy, giá trị WQI của nước sông dao động từ 84 – 99, chất lượng nước sông từ tốt đến rất tốt, đảm bảo phục vụ mục đích sinh hoạt, tưới tiêu và giao thông thủy.

Phương pháp tính toán WQI nước sông Tràng Vinh của Tổng cục Môi trường và phương pháp tính toán WQI theo mô hình mô hình NSF – WQI cải tiến áp dụng cho Tràng Vinh (Tràng Vinh – WQI) mà tác giả có sự điều chỉnh thông số Fe đều cho các kết quả diễn biến chất lượng nước giai đoạn 2017 – 2020 tương đối tương đồng, nhưng phương pháp Tràng Vinh- WQI được sử dụng để đánh giá chất lượng nước mặt ở những khu vực khai thác than – khoáng sản như Quảng Ninh phù hợp hơn vì nước thải từ quá trình khai thác và chế biến (tuyển khoáng, luyện kim) thường có hàm lượng Fe vượt quá quy chuẩn Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá chất lượng nước sông Tràng Vinh giai đoạn 2017 - 2020, tác giả đã đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Tràng Vinh gồm các nhóm giải pháp:

1. Nhóm giải pháp quản lý, gồm những giải pháp: + Quy hoạch môi trường

+ Quản lý môi trường bằng công cụ pháp lý

+ Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng 2. Giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải

+ Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn kết hợp với tái chế và tái sử dụng + Kiểm soát nguồn phát thải ô nhiễm

3. Giám sát môi trường

Đây là các nhóm giải pháp tương đối phù hợp để bảo vệ môi trường tài nguyên nước mặt tỉnh Quảng Ninh nói chung và nước sông Tràng Vinh nói riêng.

2. Kiến nghị

Để phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu theo hướng bền vững, kiến nghị: 1.Thành phố Móng Cái cần quy hoạch môi trường tổng thể.

2.Áp dụng các công cụ quản lý môi trường một cách đồng bộ, phù hợp để bảo vệ môi trường các lưu vực sông, trong đó có lưu vực sông Tràng Vinh.

3.Xử lý triệt để các nguồn thải trước khi xả thải ra lưu vực sông Tràng Vinh 4.Thiết lập hệ thống quan trắc tự động liên tục trên lưu vực sông Tràng Vinh. 5.Tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức cá nhân để nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là cơ sở khoa học, góp phần tư vấn cho các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng đúng đắn trong việc khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt và bảo vệ môi trường thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2015), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Quy hoạch phát triển và bảo vệ tài nguyên nước các lưu vực sông ven biển tỉnh Quảng Ninh.

3. Đài Khí tượng thủy văn Quảng Ninh (1991), Đặc điểm thủy văn và khai thác nguồn nước Quảng Ninh, Hạ Long, 264tr.

4. Hoàng Thu Hương, Đỗ Kiều Tú, Đặng Kim Chi (2010). Áp dụng chỉ số hóa học nhằm đánh giá chất lượng nước trong mối liên hệ với đặc tính sinh thái thủy vực. Tạp chí Hóa học 48: 268-272.

5. Lê Trình (2008), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng thành phố Hồ Chí Minh.

6. Niên giám thông kể tỉnh Quảng Ninh năm 2016, 2017, 2018, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2004), Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 5 năm từ 2010 – 2015.

9. Tôn Thất Lãng và cộng tác viên (2008), Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

10.Tổng Cục môi trường (2019), Ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước tại Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019.

11.Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh (2018), Tổng hợp điều kiện khí hậu, thủy văn 10 năm, 2018.

12.UBND thành phố Móng Cái (2013), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

13. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Báo cáo “Quy hoạc môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Quyết định số 1799/QĐ- UBND ngày 18/8/2014).

14. UBND thành phố Móng Cái (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019.

Tài liệu tiếng Anh

15.House, M.A and Newsome, D.H. (1989). The application of a water quality Index to river management. Water Science Technology 21: 1149-1159. 16.King Country (2007), Water Quality Index for Streams and River.

17.Linstone, H.A & Turoff M. (1975). The Delphi Method: techniques and applications Addison –Wesley, Reading, Mass.

18.Lohani, B.N. (1984). Environmental Quality Management. India: South

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng nước mặt sông tràng vinh, thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường​ (Trang 66)