Lý thuyết chung về hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 27 - 33)

1.1. Cơ sở lý luận:

1.1.4. Lý thuyết chung về hội nhập kinh tế quốc tế

Thuật ngữ “hội nhập quốc” tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài (tiếng Anh là “international integration”, tiếng Pháp là “intégration internationale”). Đây là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những người theo trường phái thể chế chủ trương thúc đẩy sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù (Đức-Pháp) nhằm tránh nguy cơ tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu.

Trên thực tế cho đến nay, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm “hội nhập quốc tế”. Tựu chung, có ba cách tiếp cận chủ yếu sau:

Cách tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang, cho rằng hội nhập (integration) là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳ hay Thụy Sỹ. Để đánh giá sự liên kết, những người theo trường phái này quan tâm chủ yếu tới các khía cạnh luật định và thể chế.

Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W. Deutsch là trụ cột, xem hội nhập trước hết là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community). Theo Deutsch, có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất như kiểu Hoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên như kiểu Tây Âu. Như vậy, cách tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một quá trình vừa là một sản phẩm cuối cùng.

Cách tiếp cận thứ ba xem xét hội nhập dưới góc độ là hiện tượng/hành vi các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế của mỗi nước và mục tiêu theo đuổi.

Ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. Những năm gần đây, cụm từ “hội nhập quốc tế” (thậm chí nói ngắn gọn là “hội nhập”) được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và với hàm nghĩa rộng hơn hội nhập kinh tế quốc tế. Có một thực tiễn đáng lưu ý là trước khi thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế” được đưa vào sử dụng, trong

tiếng Việt đã xuất hiện các cụm từ “liên kết kinh tế quốc tế” và “nhất thể hóa

khái niệm mà tiếng Anh gọi là “international economic integration”. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là cách dùng với hàm ý chính trị và lịch sử khác nhau. Thuật ngữ “nhất thể hóa kinh tế quốc tế” được sử dụng chủ yếu trong bối cảnh hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) những năm 1970-1980.

Mặc dầu vậy, cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về khái niệm “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm chính sách ở Việt Nam. Từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính.

Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các

tổ chức quốc tế và khu vực.

Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham

gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế.

Với tư duy theo cách này, không ít người thậm chí đã đánh đồng hội nhập với hợp tác quốc tế. Cả hai cách hiểu trên về khái niệm “hội nhập quốc tế” đều không đầy đủ và thiếu chính xác.

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Như vậy, khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập

hình thành nên và củng cố các định chế/tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế. Những chủ thể quốc tế mới này có thể dưới dạng:

(i) hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn như tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN…),

(ii) hoặc là một tổ chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống như mô hình nhà nước liên bang, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Canada…),

(iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phần chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn như trường hợp EU hiện nay).

Các cam kết của Việt Nam về lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin khi gia nhập WTO:

Tổ chức Thương mại Thế giới là một tổ chức quốc tế điều phối thương mại toàn cầu có vai trò quan trọng bậc nhất hiện nay. Là thành viên của WTO, các nước sẽ được hưởng các định chế thương mại và một môi trường thương mại bình đẳng hơn. Đương nhiên, đi kèm với thuận lợi này là những thách thức lớn hơn khi hàng rào bảo hộ của quốc gia bị dỡ bỏ. Khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã tạo bước đột phá quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước, kỳ vọng sẽ làm thay đổi sâu sắc môi trường kinh tế và thương mại của mình cả trước mắt và lâu dài.

Trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT), Phụ lục về viễn thông của GATS là các cam kết về viễn thông mà các nước thành viên của WTO phải tuân thủ. Đó là: đối xử tối huệ quốc; minh bạch hóa các luật lệ, qui chế và các biện pháp hành chính; xây dựng một tiến trình điều tiết trong nước hợp lý, theo đó các biện pháp ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ đều phải được quản lý khách quan và không phân biệt đối xử; không được áp

dụng hạn chế về chi trả thanh toán trong các giao dịch quốc tế; công nhận các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn dựa trên các đàm phán thừa nhận chung; độc quyền và cung cấp dịch vụ phải được tiến hành với cách thức phù hợp với tối huệ quốc và các cam kết cụ thể không được lạm dụng vị thế độc quyền.

Chính vì vai trò quan trọng của viễn thông nên lĩnh vực dịch vụ viễn thông (DVVT) đã được điều chỉnh ngay khi có Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) thông qua Phụ lục về viễn thông. Phụ lục về viễn thông có 7 phần, tuy nhiên các nghĩa vụ chính tập trung vào việc cho phép thâm nhập và sử dụng các dịch vụ và mạng lưới truyền tải viễn thông công cộng được hiểu như là DVVT cơ bản. Các nội dung cơ bản của những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về lĩnh vực bưu chính - viễn thông (BCVT) có thể được tóm lược như sau:

Thứ nhất, về dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan: Việt Nam đã

cam kết mở cửa thị trường từ năm 2001 với việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ (BTA). Hiệp định này đã xóa bỏ hầu hết các hạn chế tiếp cận thị trường và cho phép công ty 100% vốn Mỹ hoạt động từ năm 2001.

Thứ hai, đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, Việt Nam đã cam kết cho

phép thành lập liên doanh 51% vốn đầu tư nước ngoài ngay khi gia nhập và cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài năm năm sau khi gia nhập. Để tạo điều kiện cho bưu chính Việt Nam phát triển ổn định sau khi tách khỏi lĩnh vực viễn thông, thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, Việt Nam đã đàm phán bảo lưu được một mảng dịch vụ chuyển phát nhanh dành riêng, có ý nghĩa thương mại, cho bưu chính Việt Nam kinh doanh. Đó là kinh doanh chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản, kể cả thông tin dưới dạng không đóng gói dán kín, bao gồm cả thông tin quảng cáo trực tiếp.

Hai tiêu chí xác định phạm vi dành riêng là: - Khối lượng dưới 2kg và giá cước:

- 10 lần giá cước một bức thư tiêu chuẩn gửi trong nước ở nấc khối lượng đầu tiên và thấp hơn 9 đô la Mỹ (9 USD) khi gửi quốc tế.

Đồng thời, phù hợp với định hướng xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, Việt Nam cũng đã cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ chuyển phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, kể cả bưu chính Việt Nam, đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh.

Thứ ba, về DVVT, trong lĩnh vực cung cấp DVVT có hạ tầng mạng

(nhà cung cấp dịch vụ sở hữu dung lượng truyền dẫn và băng tần) Việt Nam không có nhân nhượng thêm so với mức cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ.

Trong lĩnh vực DVVT cơ bản (như dịch vụ điện thoại cố định và di động, truyền số liệu, thuê kênh riêng,....), bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh;

Trong lĩnh vực cung cấp DVVT không có hạ tầng mạng (nhà cung cấp dịch vụ không sở hữu dung lượng truyền dẫn mà phải thuê lại của các nhà cung cấp có hạ tầng mạng): trong ba năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh và ba năm sau khi gia nhập, bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%.

Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và DVVT gia tăng giá trị (thư điện tử, truy nhập Internet...) bán kèm mà một số đối tác lớn có mối quan tâm đặc biệt, được cung cấp trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát: bên nước ngoài được tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO và được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định của

liên doanh.

Về cung cấp DVVT qua biên giới (DVVT quốc tế): đối với dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, nhà cung cấp DVVT ở nước ngoài phải thông qua thoả thuận thương mại với pháp nhân được thành lập tại Việt Nam và được cấp phép cung cấp DVVT quốc tế tại Việt Nam để tiếp cận khách hàng tại Việt Nam;

Đối với dịch vụ vệ tinh, Việt Nam cam kết ba năm sau khi gia nhập sẽ mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Nếu thoả mãn điều kiện cấp phép, họ có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Việt Nam cũng cam kết cho phép bên nước ngoài được kết nối dung lượng cáp quang biển của các tuyến cáp quang biển mà Việt Nam là thành viên, các trạm cập bờ của Việt Nam và bán dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp DVVT quốc tế có hạ tầng mạng được cấp phép tại Việt Nam. Sau bốn năm, kể từ khi gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam, bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ VPN và IXP quốc tế được cấp phép.

Về cam kết chuyển đổi Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn điều kiện họ đang được hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)