Giai đoạn trước 2007:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 53 - 63)

2.1. Thực trạng hoạt động của VNPT

2.1.1. Giai đoạn trước 2007:

Trong giai đoạn này, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (BCVTVN) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh các dịch vụ BCVT và công nghệ thông tin. Cơ cấu tổ chức gồm:

- Cơ quan Tổng Công ty là cơ quan quản lý, điều hành mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo quy hoạch, kế hoạch và nhiệm vụ Nhà nước giao. Cơ quan Tổng công ty gồm có: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, Văn phòng và các Ban chức năng, trong đó:

+ Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao; có Ban kiểm soát giúp Hội đồng Quản trị thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng quản trị.

+ Tổng giám đốc là đại diện trước pháp luật của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty;

+ Văn phòng Tổng công ty là cơ quan tổng hợp, đầu mối giúp việc, phục vụ sự quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc đối với mọi mặt hoạt động của Tổng công ty;

+ Các Ban chức năng là các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc quản lý, điều hành

và thừa lệnh Tổng giám đốc điều hành trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc.

- Các Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), Viễn thông quốc tế (VTI) là các công ty hạch toán phụ thuộc công ty mẹ - Tổng công ty BCVTVN, có nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông đường trục trong nước và quốc tế, cùng các đơn vị thành viên khác hình thành dây chuyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung cấp dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin, trong đó:

+ Công ty VTN có chức năng tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới, dịch vụ viễn thông đường dài trong nước, làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông các tỉnh trong cả nước với cửa ngõ quốc tế để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng công ty giao;

+ Công ty VTI có chức năng tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác mạng lưới, dịch vụ viễn thông quốc tế để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng công ty giao.

- Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) có vị trí quan trọng trong dây

chuyền vốn - tín dụng của Tổng công ty BCVTVN, là trung gian tài chính - cầu nối giữa Tổng công ty với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian khác.

Công ty PTF có chức năng huy động vốn, cho vay, đầu tư tài chính, thực hiện các hoạt động tư vấn và kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Thông tin Bưu điện là cơ quan ngôn luận của Tổng công ty

BCVTVN trước công luận và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trung tâm Thông tin Bưu điện có chức năng hoạt động báo chí trên các lĩnh vực phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản thông qua nhà xuất bản,

thông tin tuyên truyền, triển lãm và quảng cáo trong lĩnh vực chuyên ngành bưu chính - viễn thông.

Về cơ chế hoạt động:

- Cơ quan Tổng công ty:

+ Hội đồng quản trị Tổng công ty hoạt động theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức hoạt động và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị;

+ Ban Tổng Giám đốc điều hành hoạt động theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng công ty và các quy định khác của pháp luật;

+ Văn phòng Tổng công ty là đơn vị kế hoạch, được mở tài khoản tại Ngân hàng, được dùng con dấu riêng theo tên gọi “Văn phòng” để giao dịch;

+ Các Ban chức năng là cơ quan tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc ban hành các cơ chế, quy chế, định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức trong xây dựng chuyên ngành, các văn bản kỹ thuật nghiệp vụ khác... nhằm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; phê duyệt và giao các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên; thừa lệnh Tổng Giám đốc điều hành, hướng dẫn các đơn vị thành viên tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Các Công VTN, VTI là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu theo

mẫu dấu DNNN; được Tổng công ty giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao; được phân cấp ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh và phục vụ, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự... để hoàn thành các kế hoạch, nhiệm vụ được giao.

Các Công ty VTN, VTI là các Công ty chủ quản mạng lưới, dịch vụ, quan hệ với các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác trên nguyên tắc cùng tham gia kinh doanh dịch vụ và kết nối mạng, thực hiện thanh toán cước kết nối và phân chia doanh thu.

- Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt

động theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, Điều lệ tổ chức hoạt động do Hội đồng quản trị phê duyệt, sự điều hành của Tổng giám đốc và các quy định khác của pháp luật.

Các đơn vị thành viên sử dụng vốn của PTF theo nguyên tắc có vay, có trả theo lãi suất do Công ty Tài chính đề nghị, Tổng giám đốc phê duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị.

- Trung tâm Thông tin Bưu điện là đơn vị sự nghiệp, hoạt động theo

quy chế tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị phê duyệt, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty giao trên cơ sở định mức chi sự nghiệp được duyệt. Đơn vị hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi đối với hoạt động kinh doanh các dịch vụ khác ngoài nhiệm vụ được Tổng công ty giao.

Trong giai đoạn này, Tổng công ty BCVTVN hoạt động gần như độc quyền trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Các đối thủ cạnh tranh trong nước lúc này chỉ mới bước chân vào thị trường nên năng lực còn nhiều hạn chế; không cạnh tranh được với Tổng công ty BCVTVN; trong khi các đối thủ nước ngoài do chịu rào cản từ phía Chính phủ nên không được tham gia thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam. Lúc này, các chỉ tiêu về tài chính, tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty BCVTVN luôn đạt ở mức cao. Do vậy, Tổng công ty chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Đánh giá về mô hình tổ chức của Tổng công ty BCVTVN:

Từ năm 1995, VNPT được tổ chức, sắp xếp và hoạt động theo mô hình tổng công ty 91. Hoạt động theo mô hình này, VNPT đã tập trung được sức mạnh và quyền tự chủ hoạt động trong SXKD, vượt qua nhiều thách thức và khó khăn để bứt phá ra khỏi cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, có một giai đoạn tăng tốc ngoạn mục. Mô hình Tổng công ty 91 đã hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình trong những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21,

thực hiện chiến lược Hội nhập và Phát triển. Một số đánh giá cụ thể về mô hình tổ chức của VNPT trong giai đoạn này như sau:

Ưu điểm:

- Với vai trò là Tổng công ty 91, Tổng công ty BCVTVN đã tập hợp được các nguồn lực tài chính, đất đai, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật.... có quy mô lớn, đa dạng hoá và mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh, nhờ vậy đã thúc đẩy nhanh việc tập trung vốn và các nguồn lực phát triển nhanh, hiện đại mạng lưới bưu chính - viễn thông; nâng giá trị tài sản của Tổng công ty tăng hơn 20 lần sau 10 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao;

- Nhờ cơ chế quản lý tập trung, Tổng công ty có điều kiện hỗ trợ các đơn vị hạch toán phụ thuộc về vốn, công nghệ và khai thác dịch vụ, nhất là đối với các Bưu điện tỉnh chưa tự cân đối được thu chi; tạo thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của các đơn vị thuộc khối công nghiệp, thương mại, tư vấn - xây lắp; gắn kết với sự phát triển mạng lưới của Tổng công ty; có điều kiện đầu tư phát triển các dịch vụ nghiên cứu, đào tạo và y tế - chăm sóc sức khoẻ cho toàn thể cán bộ, công nhân viên ngành Bưu điện; phát huy truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa và các chính sách xã hội khác.

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm, cơ chế hoạt động hiện tại của Tổng công ty cũng đã bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục, đó là:

- Khối đơn vị hạch toán phụ thuộc quá lớn (77/96 đơn vị thành viên có doanh thu chiếm gần 80% tổng doanh thu) được quản lý, điều hành bởi cơ chế hạch toán tập trung cao tại Tổng công ty, thực chất là cơ chế kế hoạch hoá - hành chính, tạo tâm lý ỷ lại và sức ỳ lớn đối với các đơn vị thành viên, dẫn đến hạn chế tính năng động sáng tạo, giảm khả năng cạnh tranh của các đơn vị; đồng thời bộ máy của các cơ quan thuộc Tổng công

ty ngày càng nặng nề, nhưng bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động kém hiệu quả, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, bộc lộ nhiều kẻ hở, dễ phát sinh tiêu cực;

- Các công ty chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và các công ty VTN, VTI nói riêng là các đơn vị chủ quản mạng lưới, dịch vụ đường trục còn việc cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng chủ yếu do các Bưu điện tỉnh, thành phố thực hiện dẫn đến các công ty này chỉ chú trọng đến đầu tư mạng lưới mà ít chú ý đến quy trình cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ và các chính sách chăm sóc khách hàng. Đồng thời, các Bưu điện tỉnh, thành phố do chỉ kinh doanh theo phạm vi địa giới hành chính nên chưa chú trọng đến các khách hàng lớn có phạm vi hoạt động trên toàn quốc;

- Nhà nước giao vốn cho Tổng công ty, sau đó Tổng công ty giao lại vốn cho các đơn vị thành viên chỉ là hình thức vì trong thực tế, vốn nằm ở các đơn vị thành viên trước khi thành lập Tổng công ty. Do cơ chế giao vốn, Tổng công ty không thể sử dụng các công cụ hữu hiệu theo luật pháp để điều hoà vốn và sử dụng vốn tập trung một cách hiệu quả, nhất là đối với nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi;

- Hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích tồn tại đan xen, chưa tách bạch, nên chưa hạch toán được rõ và riêng theo từng dịch vụ, dẫn đến chưa phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra tư tưởng ỷ lại đối với các đơn vị và chưa tranh thủ được sự hỗ trợ của Nhà nước cho các hoạt động công ích.

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ xã hội thông tin với xu thế hội tụ công nghệ, hội nhập và cạnh tranh ngày càng sâu rộng, việc tiếp tục duy trì mô hình Tổng công ty 91 và chế độ kế hoạch hóa trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng tỏ ra không phù hợp, bất cập, việc quản lý tập trung theo mô hình Tổng công ty 91 của VNPT gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy,

việc chuyển đổi mô hình thành Tập đoàn là một xu thế tất yếu để tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của mô hình Tổng công ty trong bối cảnh mới, xây dựng một tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường. Tại Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (tháng 8/2001) đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm (2001-2005), trong đó nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình quản lý, sớm hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong đó có BCVT - CNTT.

Với chủ trương nhằm xây dựng VNPT trở thành doanh nghiệp hàng đầu có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực trong đó BCVT và CNTT làm chủ đạo, VNPT từng bước chuyển đổi sang mô hình tập đoàn kinh tế, việc tổ chức quản lý giữa VNPT với các công ty, đơn vị thành viên được thực hiện theo mô hình công ty mẹ-công ty con, việc này sẽ giúp VNPT khắc phục những bất cập và tồn tại của mô hình Tổng công ty, tạo cơ hội để VNPT tăng cường tích tụ vốn để đẩy mạnh đầu tư; hình thành cơ chế phân cấp mạnh cho các công ty con nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, từ đó phát huy nội lực của mỗi đơn vị; thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong đó sở hữu nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong các đơn vị chủ lực của tập đoàn. Chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế sẽ giúp VNPT và các công ty thành viên gắn kết chặt chẽ hoạt động SXKD với nghiên cứu KHCN, đào tạo, phát triển nhân lực. Đây là những cơ sở và động lực để VNPT tăng cường tiềm lực, nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo dựng những lợi thế thúc đẩy sự phát triển.

Việc xây dựng TĐKT không có nghĩa là phủ định mô hình Tổng công ty 91 mà phải làm cho những thế mạnh, ưu điểm của mô hình này tiếp tục được phát huy tốt hơn nữa trong bối cảnh mới đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế của mô hình cũ. Bởi vậy, chuyển đổi phải theo một lộ trình khoa học, vừa nghiên cứu vừa thực hiện từng bước, vừa làm vừa đúc rút kinh

nghiệm để hoàn thiện. Trước hết phải tiếp tục hoàn thiện mô hình Tổng công ty, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tách Bưu chính và Viễn thông, từng bước đa dạng hóa hình thức sở hữu, cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong quá trình đó, yếu tố con người giữ vai trò hết sức quan trọng.

Quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức, từng bước chuyển đổi VNPT sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế thực chất là sắp xếp và cơ cấu lại hoạt động SXKD. Theo đó VNPT từng bước tách bưu chính ra hạch toán kinh doanh độc lập; sáp nhập, giải thể, phân bố lại hệ thống tổ chức; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của các đơn vị một cách phù hợp; tạo cơ chế để các đơn vị trực thuộc có thể chủ động, nhanh chóng điều chỉnh bộ máy thích ứng với quá trình đổi mới công nghệ và phát triển dịch vụ; thực hiện cổ phần hóa và thành lập các công ty cổ phần; từng bước hình thành mô hình công ty mẹ - công ty con. Sự chuyển đổi này cũng phân định rõ mối quan hệ giữa hoạt động SXKD và hoạt động công ích; phân định rõ vốn, tài sản, quan hệ giữa các đơn vị; phân định quyền lợi, nghĩa vụ của VNPT và các đơn vị thành viên.

* Xây dựng mô hình tập đoàn kinh tế

Thực hiện Nghị Quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (Khoá IX) và Chương trình hành động của Chính phủ; Căn cứ phê duyệt phương án tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới mô hình tổ chức hoạt động của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)