THIẾT BỊ SẤY
12.2.2. Các thiết bị siêu lọc dạng môđun
Hiện nay trong thực tế ở các nước có xu hướng thảo ra những thiết bị dạng môđun về công nghệ màng lọc. Việc ứng dụng các thiết bị siêu lọc dạng môđun sẽ cho phép làm dễ dàng việc thao tác và giảm nhân công.
Hình 12.6. Máy siêu lọc:
1- Thùng chứa dung dịch ban đầu; 2- Bộ lọc vi khuẩn; 3- Bơm nạp dung dịch; 4- Bộ chống rung; 5- Bộ lọc sơ bộ; 6- Bơm tuần hoàn; 7- Bộ trao đổi nhiệt; 8- Khối vi lọc; 9- Thùng chứa chất lọc; 10- Thùng chứa chất cô; 11- Bơm; 12 - Thùng chứa nước tiệt trùng
Trong mỗi mức, chất lỏng được cô qua ba bộ liên tục.
Ở mức đầu có ba dòng song song nhau, mức hai − hai và ở mức ba − một. Dung dịch từ mức đầu váo mức hai và sau đó vào mức ba, các chất thấp phân tử được lọc liên tục. Hệ phân bổ dòng như thế cho phép đạt tốc độ chuyển động của chất lỏng trong các rãnh đến 2 m/s, giảm bớt sức cản thuỷ lực và tiêu thụ năng lượng tối thiểu.
Hình 12.7. Máy vi lọc Vào khí quyển Nước tiệt trùng 3 4 5 4 11 Chất lọc Dung dịch ban đầu Chất cô Vào khí quyển 12 Chất sát trùng 6 Vào khí quyển Hơi Nước Hơi Vào khí quyển Dung dịch enzim Chất lọc Chất cô Nước
Máy vi lọc gồm 20 ÷ 25 bộ lọc và 20 ÷ 24 màng xenluloza axetat. Có thể sử dụng polystrirol, thuỷ tinh hữu cơ... làm bản trụ.
Paronit (caosu amiăng), caosu và relin có bề dày khác nhau được sử dụng làm lớp đệm.
Máy siêu lọc có các ưu điểm sau: độ kín, sự gia cố an toàn các bộ lọc và các đệm phân cách và một lượng chi tiết không đáng kể tháo được.
Nhược điểm là khối lượng lao động lắp ráp và tháo dỡ máy lớn.
Máy siêu lọc (hình 12.6) hoạt động như sau: dung dịch tiệt trùng ban đầu từ thùng chứa 1 qua bộ lọc vi khuẩn 2 và bộ lọc sơ bộ 5 rồi dùng bơm 3 đẩy vào vòng tuần hoàn kín. Vòng tuần hoàn gồm bơm tuần hoàn 6, bộ trao đổi nhiệt 7 và bốn bộ siêu lọc 8. Sau khi bơm, dung dịch được phân bổ thành hai dòng song song. Mỗi dòng chảy qua hai bộ lọc nối liên tiếp nhau, và sau đó chúng kết hợp lại thành dòng chung để vào bộ trao đổi nhiệt. Áp suất làm việc trong hệ được điều chỉnh bằng van. Nhiệt độ của dung dịch được giữ ổn định trong giới hạn 100C nhờ bộ trao đổi nhiệt. Chất thấm chứa các dung dịch các chất thấp phân tử vào thùng chứa 9, còn chất cô sau khi tuần hoàn nhiều lần đến một mức nhất định thì đưa vào thùng thu nhận chất cô 10. Việc nối liên tiếp các đường song song của các bộ vi lọc cho phép thay đổi các thiết bị trong qúa trình hoạt động và làm thuận tiện cho thao tác. Để ngăn ngừa sự xâm nhập các vi sinh vật lạ vào hệ siêu lọc, thường trang bị thêm bơm tuần hoàn có đệm hai mặt mút. Bơm tuần hoàn 11 đẩy nước tiệt trùng từ thùng chứa vào đệm. Sau các bơm thường lắp các bộ chống rung để san bằng xung động của dung dịch. Trên các đường xả chất cô và chất thấm lắp đặt các lưu lượng kế kiểu con quay, còn đoạn thông ra ngoài không khí có các bộ lọc vi khuẩn.
Khi kết thúc quá trình các bộ vi lọc, các thùng chứa đều được rửa bằng nước và xác định hàm lượng enzim trong nước rửa. Enzim được trích ra từ nước rửa trong chu kỳ cô tiếp theo.
Dùng dung dịch 1% monocloamin hay chất sát trùng khác để tiệt trùng thiết bị trong thời gian 15 ÷ 20 phút, sau đó rửa bằng nước tiệt trùng trong vòng 30 ÷ 40 phút, tiếp theo chu kỳ công nghệ được lặp lại.
Thiết bị vi lọc tự động liên tục có năng suất cao (hình 12.7) được sử dụng trong sản xuất lớn các loại chế phẩm enzim và các chế phẩm hoạt hoá sinh học khác.
Thiết bị gồm 18 bộ vi lọc 4 với diện tích bề mặt hoạt động 180 m2. Các bộ được nhóm hoá thành ba mức cô nối nhau liên tục. Mỗi mức là một vòng tuần hoàn kín, ngoài các bộ vi lọc tham gia vào vòng tuần hoàn còn có bơm 2 và bộ trao đổi nhiệt 3.
bán thấm. Dưới áp suất, chất lỏng được đẩy vào bó sợi từ một đầu vỏ, còn chất vi lọc thoát ra từ hai đầu cuối của bó sợi.
Thiết bị có năng suất từ 5 đến 1000 m3/ngày.
Hình 12.4. Thiết bị dùng màng lọc trên cơ sở của các sợi rỗng:
1- Vòng hãm; 2- Bản ; 3- Lưới che chắn; 4- Các sợi rỗng; 5- Bản bằng nhựa epoxit; 6- Đĩa đỡ; 7,10- Đáy; 8- Ống phân phối được đột lỗ; 9- Vỏ bằng sợi thuỷ tinh.