Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh của giáo viên trường TH Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La. Khóa luận Thắm 2020 - Copy (Trang 29 - 35)

Giáo viên Số lƣợng %

Giáo viên quản lý 3 10

Giáo viên chủ nhiệm 19 63,3

Giáo viên chuyên 8 26,7

Tổng 30 100,00

Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực ở trường TH-THCS Chiềng Cọ bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính. Các câu có nội dung xoay quanh về hiểu biết của giáo viên về: Khó khăn của giáo viên khi thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực, nhận thức của giáo viên về thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh tiểu học, trong đó bao gồm bản chất của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực và tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực.

2.2. Khó khăn của giáo viên khi thiết kế đề thi theo hƣớng phát huy năng lực

Để tìm hiểu khó khăn của giáo viên tiểu học chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy/Cô gặp những khó khăn khi thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh ở mức độ nào ?” chúng tôi yêu cầu giáo viên đánh dấu x vào bảng hỏi. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2.Khó khăn của giáo viên khi thiết kế đề thi theo hƣớng phát huy năng lực

Stt Các khó khăn của giáo viên khi thiết kế đề

thi theo hƣớng phát huy năng lực

Mức độ Khó khăn Bình thƣờng Không khó khăn SL % SL % SL %

1 Bản thân giáo viên chưa hiểu sâu sắc về thiết

kế đề thi theo hướng phát huy năng lực HS. 15 50% 8 26,67 7 23,33 2 Khó từ bỏ thói quen thiết kế đề thi theo hướng

cũ. 14 46,67 12 40,00 4 13,33

3

Khó khăn trong việc lựa chọn câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh.

18 60 10 33,33 2 6,77

4 Không hứng thú với việc thiết kế đề thi theo

5 Nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của

thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực. 3 10 25 83,33 2 6,67 6

Đề thi tập trung chủ yếu vào mục tiêu dạy kiến thức, chưa chú trọng nhiều đến năng lực người

học. 14 46,67 12 40 4 13,33

7 GV chưa phân biệt rõ các mức độ cần đánh giá

HS theo ma trận đề thi. 23 76,67 7 23,33 0 0 8 Đôi khi thiết kế còn mang tính áp đặt của

người ra đề. 17 56,67 12 40 1 3,33

9

Áp lực khi thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực, ôn luyện cho học sinh gặp nhiều khó khăn.

30 100,0 0 0 0 0

Khó khăn “Bản thân giáo viên chưa hiểu sâu sắc về thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh” có 50,0% giáo viên trả lời “khó khăn” 26,67% giáo viên “bình thường” vì thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh có những tiêu chí khác nhau từ mục tiêu chủ, ma trận đề thi, cách đặt câu hỏi, mức độ, độ khó của các câu hỏi, thời gian làm bài, quy ước chấm điểm đều rất khác nhau mà các giáo viên đã vận dụng kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng tập trung vào kiến thức đã lâu nên khi thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh còn có sự nhầm lẫn, tuy nhiên vẫn có 23,33% giáo viên “không khó khăn” cho thấy các giáo viên này đã vạch ra được những tiêu chí so sánh rõ ràng giữa hai cách thiết kế này với nhau để phân biệt được sự khác nhau từ đó không còn nhầm lẫn.

“Khó từ bỏ thói quen thiết kế đề thi theo hướng cũ” với khó khăn này có 46,67% giáo viên trả lời “khó khăn”, 40,0% giáo viên “bình thường”, và 13,33% giáo viên cảm thấy “không khó khăn” vì phần lớn giáo viên ở trường TH-THCS Chiềng Cọ đều đã dạy trên 15 năm, người công tác nhiều năm nhất đã hơn 35 năm nên giáo viên nơi đây còn khó khăn trong việc phân biệt cách thiết kế đề thi tập trung vào kiến thức và thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh nên khó từ bỏ thói quen thiết kế đề thi tập trung vào kiến thức.

“Khó khăn trong việc lựa chọn câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh.” có 60,0% giáo viên trả lời “khó khăn” điều này cho thấy hơn một nửa số giáo viên ở đây chưa thể lựa chọn được cũng như thiết kế được các

câu hỏi phát huy được tính tích cực, khả năng vận dụng của học sinh. Nguyên nhân thứ nhất là do giáo viên đa số chưa hiểu sâu sắc về thiết kế đề thi theo phát huy năng lực, thứ hai khó từ bỏ thói quen thiết kế đề thi theo hướng cũ, thứ ba là quá trình để thiết kế một đề thi phát huy năng lực học sinh có chứa các câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh mất nhiều thời gian nên việc thiết kế đề ti có chứa các câu hỏi phát huy tính tích cực còn gặp nhiều khó khăn. Có 6,77% giáo viên trả lời “không khó khăn” và 33,33% giáo viên trả lời “bình thường” những giáo viên này đã biết cách thiết kế, lựa chọn các câu hỏi phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.

“Không hứng thú với việc thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực” có 43,33% giáo viên trả lời “khó khăn” và 56,67% giáo viên trả lời “bình thường” câu hỏi này cô H.T.T có chia sẻ: “Giáo viên chúng tôi chỉ làm theo yêu cầu được ban hành từ các cấp xuống, đi học lớp bồi dưỡng, tập huấn thời gian học nhanh, số lượng giáo viên tham gia nhiều, tập huấn đôi lúc cũng không đạt hiệu quả cao. Hơn nữa lượng thông tin cần nắm bắt lớn nên với chúng tôi để mà nói có hứng thú với thiết kế đề thi theo hướng mới là khó khăn vì thật ra chúng tôi chưa thật sự hiểu sâu sắc về việc thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực nên còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn, đặt câu hỏi cũng như ra đề thi trong quá trình thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực”.

Khó khăn “Nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực” chỉ có 6,67 % giáo viên trả lời “không khó khăn”, có 10% giáo viên trả lời “khó khăn” và 83,33% giáo viên “bình thường”. Đa số giáo viên trường TH – THCS Chiềng Cọ đã có nhận thức tương đối đầy đủ về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực, chỉ còn 3 giáo viên chiếm 10% vẫn còn cảm thấy khó khăn.

Khó khăn “Đề thi tập trung chủ yếu vào mục tiêu dạy kiến thức, chưa chú trọng nhiều đến năng lực người học” có 46,67% giáo viên trả lời “khó khăn”. Về khó khăn này cô T.T.K.O khối lớp 4 có chia sẻ: “Thời gian một tiết dạy của giáo viên tiểu học thường không nhiều chỉ từ 35 – 40 phút, kiến thức cần truyền tải cho học sinh trong khoảng thời gian ngắn như vậy tương đối dài nên việc xây dựng vấn đề thực tiễn cho tất cả học sinh giải quyết ngay trên lớp là không thể thực hiện thường xuyên, nên khi thiết kế đề thi giáo viên chúng tôi rất lo lắng học sinh không giải quyết được các câu hỏi phát huy năng lực nên việc đề thi thiên về các câu hỏi tập trung vào kiến thức nhiều hơn là khó tránh khỏi. Đặc biệt trường TH – THCS chiềng Cọ tuy là một trường nằm trong địa bàn thành phố Sơn La nhưng trường chủ yếu là con em dân tộc, hơn nữa còn rải rác nhiều điểm bản, điểm lẻ khác nhau nên chúng tôi cũng cần nhìn nhận

làm được”, ý kiến được đa số các thầy cô dạy tại các điểm lẻ, điểm bản chọn là khó khăn. Tuy nhiên, có 40,0% giáo viên trả lời “bình thường”, có 13,33% giáo viên trả lời “không khó khăn” vì trong quá trình học tập các giáo viên linh hoạt lồng ghép tình huống thực tiễn vào ngay trong bài học để học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng của bản thân học được vào giải quyết vấn đề.

“Giáo viên chưa phân biệt rõ các mức độ cần đánh giá học sinh theo ma trận đề thi” có đến 76,67% giáo viên trả lời “khó khăn” và có 23,33% giáo viên trả lời “bình thường” vì việc thiết kế các câu hỏi theo 4 mức độ của ma trận đề thi: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao nhất là mức 3 và mức 4 còn gây nhiều sự nhầm lẫn cho giáo viên trường TH – THCS Chiềng Cọ.

Khó khăn “Đôi khi thiết kế còn mang tính áp đặt của người ra đề”có 56,67% giáo viên trả lời “khó khăn” theo thầy Q.V.Q: “Ở trường TH-THCS Chiềng Cọ việc thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh được áp dụng một vài năm trở lại đây nhưng giáo viên ở trường đa số đều là các thầy cô có tuổi nghề đã lâu năm do vậy việc áp dụng và thực hiện đổi mới đa phần còn chưa đạt hiệu quả tốt. Như các em đã biết mỗi giáo viên có một cách dạy, nên khi thiết kế đề thi mỗi giáo viên cũng có phong cách khác nhau, đây là sự sáng tạo riêng của mỗi người nhưng đôi khi giáo viên chỉ sáng tạo hơn đi chút lại thành ra giáo viên mình áp đặt cái tôi vào sản phẩm thiết kế cho học sinh. Vì vậy, việc thiết kế đề thi theo hướng mới này cần được rèn luyện nhiều ngay cả giáo viên lâu năm như chúng tôi cũng khó tránh những sai sót”. Có 40% giáo viên “bình thường” và 3,33% giáo viên trả lời “không khó khăn” vì bên cạnh đó cũng có nhiều giáo viên năng động, sáng tạo, tự mày mò và tham khảo nhiều đề thi theo hướng mới.

“Áp lực khi thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực, ôn luyện cho học sinh gặp nhiều khó khăn” 100,0% giáo viên trả lời “khó khăn”, có rất nhiều thầy cô chia sẻ về khó khăn nêu trên, đa số đều cùng một ý kiến như sau: “Để thiết kế được đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh, cần phải bao quát kiến thức ở phạm vi rộng, học sinh phải có sự hiểu biết tổng thể và liên kết được các bài, các kiến thức đã học lại với nhau. Hơn nữa đề thi đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic, giải quyết được các tình huống cụ thể ứng dụng vào đời sống thì mới coi như thực hiện được 4 mức của một đề thi phát huy năng lực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cả học sinh và chúng tôi, với học sinh số lượng kiến thức cần ôn lớn, thi cử áp lực, với giáo viên khi ôn luyện cho học sinh rất khó khăn, nhiều bài, nhiều chương và nhiều môn học, áp lực từ phía phụ huynh nếu học sinh bị điểm thấp,…”

Nhìn chung, các giáo viên cũng nhận thức khá rõ về các khó khăn mà họ gặp phải thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh. Có lẽ đây là những vấn đề “nổi bật” của việc thực hiện thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực. Đặc biệt từ khi thay đổi hình thức dạy, hình thức thiết kế câu hỏi trong đề thi và các mức độ để đánh giá năng lực học sinh tiểu học...khối lượng công việc của giáo viên nhiều hơn, họ vất vả hơn nên gặp khó khăn nhiều hơn cũng là điều dễ hiểu.

2.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về thiết kế đề thi theo hƣớng phát huy năng lực học sinh tiểu học

2.3.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh tiểu học

Nhằm khảo sát nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh của giáo viên trường TH-THCS Chiềng Cọ, TP Sơn La, tỉnh Sơn La. Khóa luận sử dụng câu hỏi có nội dung sau: “Theo Thầy/Cô, thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh của giáo viên có tầm quan trọng như thế nào?” Với 3 phương án lựa chọn: 1.Quan trọng; 2.Bình thường; 3.Không quan trọng. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3.Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo

hƣớng phát huy năng lực học sinh tiểu học

STT Tầm quan trọng Mức độ Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng SL % SL % SL %

1 GV thiết kế đề thi theo hướng phát huy NLHS bằng việc sử dụng hợp lí các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, câu hỏi ứng dụng với mức độ khác nhau để tăng cường khả năng tư duy, kích thích sự sáng tạo của HS.

30 100 0 0 0 0

2 Giúp HS hứng thú, khơi gợi tính tò mò. 10 33,33 15 50 5 16,67 3 Giúp HS hình thành khả năng tự nhận xét

đúng bản thân, thúc đẩy các em tự học, rèn luyện để tiến bộ.

8 26,67 14 46,66 8 26,67 4 Phát huy được hết năng lực vốn có của HS. 2 10 21 70 7 20

Ý kiến “Giáo viên thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh bằng việc sử dụng hợp lí các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, câu hỏi ứng dụng với mức độ khác nhau để tăng cường khả năng tư duy, kích thích sự sáng tạo của học sinh” thì có đến 100% trả lời quan trọng. Như vậy, tất cả giáo viên đều hiểu tầm quan trọng khi tiến hành thiết kế đề thi theo hướng mới là giúp giáo viên, sử dụng hợp lí các câu hỏi kiểm travới mức độ khác nhau tăng cường khả năng tư duy của học sinh. Sở dĩ ai cũng hiểu được điều này bởi lẽ, năm học 2019 - 2020, là năm thứ 4 các thầy cô tiếp tục phát triển thiết kế đề thi theo tinh thần của Thông tư 22/2016/BGDĐT. Giáo viên hiểu được rằng: thiết kế đề thi tập trung vào việc phát huy năng lực học sinh chứ không phải kiểm tra xem học sinh nhớ được bao nhiêu kiến thức sau mỗi bài học như trước nữa.

Có 33,33% giáo viên trả lời “quan trọng” với ý kiến “Giúp học sinh hứng thú, khơi gợi tính tò mò”, có đến 50,0% giáo viên trả lời “bình thường” và 16,67% giáo viên cho là “không quan trọng”, đây là mục tiêu chính của thiết kế đề thi giúp học sinh có hứng thú nhiều hơn, có cơ hội sáng tạo nhiều hơn khi sử dụng các kiến thức đã được học để áp dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên ở trường TH-THCS Chiềng Cọ giáo viên đa phần vẫn chưa thực hiện được mục tiêu này do giáo viên vẫn còn suy nghĩ thi cử chắc chắn học sinh phải chú ý, phụ huynh cũng phải đôn đốc các em nên việc tạo được hứng thú trong đề thi hay không đôi khi không quan trọng bằng các em làm được bài hay không? Nên mục tiêu này không được chú trọng.

Với ý kiến “Giúp học sinh hình thành khả năng tự nhận xét đúng bản thân, thúc đẩy các em tự học, rèn luyện để tiến bộ”. Có 8/30 giáo viên (26,67%) cho là “quan trọng”, có 14/30 giáo viên (56,66%) cho là “bình thường”, còn lại giáo viên cho là “không quan trọng”. Trong quá trình phỏng vấn, cô H.T.T giáo viên khối lớp 1 có chia sẻ: “việc giúp các em hình thành khả năng tự nhận xét bản thân và tự nhận xét lẫn nhau là một việc làm nhà trường đã và đang thực hiện, đây là một mục tiêu quan trọng giúp các em định hướng, phát huy năng lực của mình, tuy nhiên ở các lớp nhỏ việc cho các em tự đánh giá và đánh giá các bạn còn gặp khó khăn ví dụ như lớp 1, lớp 2 các em còn quá nhỏ nên đa phần đều do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nhận xét, điều chỉnh cách học lại cho các em nên tầm quan trọng này không được đề cao ở các lớp nhỏ, nhưng ở các lớp lớn hơn như 3,4,5 thực hiện tương đối tốt”.

Ý kiến “Phát huy được hết năng lực vốn có của học sinh” chỉ có 10,0% giáo viên cho là “quan trọng”, 70,0% giáo viên cho là “bình thường”, 20,0% cho là “không quan trọng”. Các giáo viên đều hiểu được tầm quan trọng của việc phát huy năng lực học sinh để cùng nhau thiết kế đề thi, tuy nhiên giáo viên gặp khó khăn trong việc truyền tải, triển khai với học sinh để có thể phát huy hoàn toàn khả năng của các em. Cô N.T.T Phó hiệu trưởng nhà trường có chia sẻ: “số học sinh của mỗi lớp tương đối đông, nên để quan tâm nhiều tới mỗi em là điều khó đối với giáo viên chúng tôi, với các môn chuyên như âm

Một phần của tài liệu Kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh của giáo viên trường TH Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La. Khóa luận Thắm 2020 - Copy (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)