Thực trạng kĩ năng thiết kế đề thi của giáoviên theo hướng phát huy năng lực học

Một phần của tài liệu Kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh của giáo viên trường TH Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La. Khóa luận Thắm 2020 - Copy (Trang 38)

2.2 .Khó khăn của giáoviên khi thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực

2.4. Thực trạng kĩ năng thiết kế đề thi của giáoviên theo hướng phát huy năng lực học

Kĩ năng thiết kế đề thi là việc vận dụng những kiến thức vào việc xây dựng các câu hỏi khi ra đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực, xuất phát từ thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kĩ năng thiết kế đề thi của giáo viên theo hướng phát huy năng lực học sinh với câu hỏi có nội dung sau: “Thầy/Cô đã sử dụng những kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh sau đây ở mức độ nào?”. Với 3 mức độ lựa chọn: 1.Thường xuyên; 2.Thỉnh thoảng; 3.Không bao giờ.

Bảng 2.5. Kĩ năng thiết kế đề thi theo hƣớng phát huy năng lực học sinh

STT Kĩ năng thiết kế đề kiểm tra

Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 KN xác định mục đích kiểm tra 30 100 0 0 0 0 2 KN xác định hình thức kiểm tra.. 30 100 0 0 0 0 3 KN thiết kế các câu hỏi phù hợp với

mức độ đánh giá NL của HS.

12 40 18 60 0 0

4 KN xây dựng barem điểm số 15 50 15 50 0 0

5 KN xác định tỉ trọng các mức độ đánh giá NL HS.

8 26,67 20 66,67 2 6,66 6 KN xây dựng các phương án trong

câu trắc nghiệm.

11 36,67 15 50 4 13,33 7 KN xác định các câu hỏi tự luận mở

để phát huy NLHS.

Kĩ năng xác định mục đích kiểm tra”, 100,0% giáo viên đều “thường xuyên” xác định mục đích kiểm tra. Vì đây là bước đầu tiên giáo viên phải thực hiện để thiết kế một đề thi, xác định rõ ràng được mục đích của đề thi là gì? Rồi mới tiến hành bước tiếp theo.

Kĩ năngxác định hình thức kiểm tra”, 100,0% giáo viên đều “thường xuyên” xác định hình thức kiểm tra. Có mục đích thiết kế một đề thi, tiếp theo phải xác định hình thức kiểm tra là tự luận hay trắc nghiệm hay phối kết hợp tự luận và trắc nghiệm đây là bước quá quen thuộc để thiết kế đề thi, giáo viên ở đây đã nắm được rất tốt 2 kĩ năng.

Kĩ năng thiết kế các câu hỏi phù hợp với mức độ đánh giá năng lực của học sinh”, 40,0% giáo viên đều “thường xuyên” thiết kế các câu hỏi phù hợp với mức độ đánh giá năng lực của học sinh. 60% giáo viên “thỉnh thoảng”, thầy T.V.P có chia sẻ: “Học sinh ở trường TH – THCS Chiềng Cọ chúng tôi về cơ bản đều là con em dân tộc thiểu số, tuy nằm trong khu vực thành phố nhưng điều kiện ở đây còn khó khăn do vậy năng lực của các em ở đây so với học sinh trong địa bàn trung tâm thành phố Sơn La có sự chênh lệch lớn, nên việc thiết kế đề thi của chúng tôi cũng có sự điều chỉnh so với yêu cầu để phù hợp hơn với năng lực học sinh”.

Kĩ năng y dựng barem điểm số”, 50,0% giáo viên đều “thường xuyên” xây dựng barem điểm số, 50% giáo viên còn lại “thỉnh thoảng”, đây là quy ước để giáo viên khi tiến hành thiết hành thiết kế đề thi giáo viên xác định đúng 4 mức độ đặt ra cho học sinh, học sinh thực hiện được đến đâu thì đánh giá năng lực các em đến đó. Barem điểm cùng ma trận đề thi và đề thi là một bộ giúp giáo viên phát huy năng lực học sinh tuy nhiên việc xây dựng barem điểm số ở trường TH-THCS Chiềng Cọ vẫn chưa được quan tâm sâu sắc.

Kĩ năng xác định tỉ trọng các mức độ đánh giá năng lực học sinh”, 26,67% giáo viên đều “thường xuyên” và 66,67% giáo viên “thỉnh thoảng” xác định tỉ trọng các câu hỏi theo 4 mức độ trong đề thi làm sao cho tỉ lệ câu hỏi: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao phù hợp với năng lực vốn có của học sinh nơi đây. Chỉ có 6,67% giáo viên “không bao giờ” xác định tỉ lệ này chứng tỏ còn một số ít giáo viên chưa có sự hiểu biết về mức độ của các câu hỏi trong đề thi.

Kĩ năng xây dựng các phương án trong câu trắc nghiệm”, 36,67% giáo viên “thường xuyên” và 50,0% giáo viên “thỉnh thoảng” xây dựng các phương án trong câu trắc nghiệm. Có 13,33% giáo viên “không bao giờ” xây dựng các phương án trong câu

Kĩ năng xác định các câu hỏi tự luận mở để phát huy năng lực học sinh”,

63,33% giáo viên đều “thường xuyên” và 23,34% giáo viên “thỉnh thoảng” xác định các câu hỏi tự luận mở để phát huy năng lực học sinh. Chỉ có 13,33% giáo viên “không bao giờ” xác định tỉ lệ này chứng tỏ còn một số ít giáo viên còn gặp khó khăn khi xác định các câu hỏi mở trong đề thi đề thi.

Qua việc khảo sát ba nhóm giáo viên (nhóm giáo viên quản lí, nhóm giáo viên chủ nhiệm và nhóm giáo viên chuyên), chúng tôi nhận thấy họ sử dụng các kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh khác nhau về mức độ, nhưng về cơ bản việc sử dụng các kĩ năng đều được thống nhất.

2.5. Một số biện pháp giúp nâng cao kĩ năng thiết kế đề thi theo hƣớng phát huy năng lực học sinh cho giáo viên trƣờng TH – THCS Chiềng Cọ, thành phố Sơn La

2.5.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh

a) Cơ sở xây dựng biện pháp

- Giúp giáo viên trường TH-THCS Chiềng Cọ khắc phục khó khăn “Bản thân giáo viên chưa hiểu sâu sắc về thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực” nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực.

- Giúp giáo viên áp dụng được các biện pháp mới vào thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả cao hơn.

- Thực tế điều tra cho thấy, giáo viên có nhận thức khá đa dạng về thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực. Tuy nhiên, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực, một số giáo viên còn chưa phân biệt rõ ràng cách thiết kế đề thi truyền thống và thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực. Chính vì vậy, việc giúp giáo viên nắm được và hiểu rõ về tầm quan trọng của thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực là rất cần thiết.

b) Nội dung biện pháp

- Thông qua các tiết kiểm tra, họp bàn về ra đề kiểm tra định kì, sinh hoạt chuyên đề, giáo viên tổ chức các cuộc họp cuối tuần, cuối tháng… để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Giáo viên phải là người chủ động, có ý thức tự trau dồi tìm hiểu, bồi dưỡng các thông tin về thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực. Thường xuyên theo dõi các

kênh truyền thông để nắm bắt kịp thời các thông tin về thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực. Hoặc tự tìm hiểu và tham khảo ở những trường khác về cách thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực thông qua báo, ti vi, internet,...

- Tăng cường vốn từ ngữ, kĩ năng đặt câu hỏi, rèn tư duy nhạy bén, khách quan trong thiết kế đề thi bằng cách đọc nhiều sách, báo,... về cách thiết kế này, khi các đồng nghiệp góp ý cần chú ý lắng nghe những ý kiến mới, viết lại những ý kiến đã biết được hoặc nghe được mà chưa hiểu rõ sau đó về tìm hiểu và và viết lại theo ý hiểu của bản thân và lấy đó làm cơ sở cho thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh.

- Giáo viên cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực và thiết kế đề thi theo hướng tập trung vào kiến thức bằng cách bám sát vào 4 mức độ thiết kế đề thi ví dụ như sau:

Ví dụ về các câu hỏi theo 4 mức độ để phát huy năng lực HS: - Mức 1: nhận biết là nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã học.

Ví dụ: Một hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao tương ứng lần lượt là: 4cm

và 6cm. Diện tích hình tam giác đó là:

A. 24cm2 B. 12cm2 C. 48cm2 D. 20cm2

Lưu ý: yêu cầu học sinh thay đúng công thức tính diện tích của hình tam giác. - Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

Ví dụ: Tính diện tích của hình chữ nhật biết độ dài hai kích thước là: 19cm và 4dm?

A.76cm2 B. 38cm2 C. 380 cm2 D. 760cm2

Lưu ý: yêu cầu học sinh đổi hai kích thước về cùng một đơn vị đo, sau đó thay đúng vào công thức tính diện tính của hình chữ nhật.

- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

Ví dụ: Người ta trồng ngô trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 60m,

chiều dài bằng chiều rộng. Biết rằng trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 30kg ngô. Hỏi trên cả thửa ruộng người ta thu được bao nhiêu tạ ngô?

A. 18 tạ ngô B. 180 tạ ngô C. 1800 tạ ngô D. 30 tạ ngô Lưu ý: yêu cầu học sinh giải quyết bài toán thực tế quen thuộc. Học sinh phải tính được chiều dài của thửa ruộng, từ đó tính được diện tích của thửa ruộng và tìm được số tạ ngô thu hoạch được.

- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Ví dụ: Một hình thang có tổng độ dài hai đáy là 12cm. Biết rằng nếu tăng độ

dài đáy lớn lên 4cm thì diện tích hình tăng thêm 12 cm2. Tính diện tích của hình thang ban đầu.

Lưu ý: yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề là muốn tính được diện tích hình thang khi đã biết tổng độ dài hai đáy thì phải đi tìm chiều cao. Từ đó liên hệ chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của hình tam giác BEC.

2.5.2.Vận dụng sự linh hoạt và sáng tạo của giáo viên trong việc thiết kế đề thi

theo hướng phát huy năng lực phù hợp với trình độ học sinh

a) Cơ sở xây dựng biện pháp

- Sáng tạo là việc luôn được khuyến khích trong học tập cũng như trong công việc, tìm ra cái mới trên nền tảng cái sẵn có để có được lợi ích, sự thay đổi làm nên sự phát triển. Vì vậy sự thay đổi, sáng tạo trong thiết kế đề thi là rất cần thiết đòi hỏi người giáo viên luôn luôn đổi mới trong kĩ năng lựa chọn câu hỏi, thiết kế câu hỏi và mức độ của câu hỏi sao cho phù hợp với năng lực của học sinh.

- Từ thực trạng cho thấy giáo viên trường TH-THCS Chiềng Cọ đa số đều có tuổi nghề cao, nên việc đổi mới các câu hỏi trong thiết kế đề thi còn hạn chế. Vì vậy, việc khuyến khích giáo viên sáng tạo trong thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinhlà rất cần thiết.

- Học sinh trường TH-THCS Nà Ban đa số đều sinh ra trong những gia làm nông, thu nhập tương đối thấp và không ổn định. Có những học sinh năng động, sáng tạo, nhiều kĩ năng sống nhưng bên cạnh đó cũng có những em rụt rè, kém linh hoạt, kĩ năng sống còn chưa cao...Chính vì thế giáo viên nơi đây cũng cần có sự sáng tạo trong thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh sao cho phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh ở trường.

A B C D E 12cm2 4cm AB + CD = 12 cm

b) Nội dung thực hiện

- Khuyến khích giáo viên ra đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực sao cho phù hợp với trình độ của học sinh; đặc biệt áp dụng với học sinh cuối bậc tiểu học.

Ví dụ: Xây dựng đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc

nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng (trong trường hợp tương tự), vận dụng cao (trong trường hợp sáng tạo) để phân loại học sinh, phát huy hết năng lực vốn có của học sinh.

Ví dụ 1: Bài 5: Tình bạn (SGK Đạo đức lớp 5). Câu chuyện có nội dung:

Đôi bạn đang cùng nhau đi trong rừng, bỗng trước mắt họ xuất hiện một con gấu. Một người lập tức bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp. Còn người kia đứng lại. Sực nhớ ra rằng loài gấu thường không đụng đến xác chết bao giờ, anh ta liền ngã lăn ra đất giả vờ chết. Con gấu tiến lại gần. Anh ta nín thở. Gấu chỉ ngửi vào mặt anh rồi bỏ đi.

Khi gấu đã đi khỏi, anh bạn nấp trên cây liền tụt xuống và hỏi: - Gấu nó ghé vào tai cậu nói gì đấy?

Anh kia liền đáp:

- Gấu nói với tớ rằng: “Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nguy để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ!” Theo LÉP TÔN – XTÔI Qua câu chuyện này giáo viên có thể đưa ra câu hỏi tình huống để học sinh trải nghiệm đóng vai và xử lí tình huống theo các cách khác nhau để phát huy khả năng giải quyết tình huống và sáng tạo của các em.

Ví dụ 2: (Toán lớp 1): Sau khi học xong phép toán phép trừ trong phạm vi 5,

thay vì việc ra đề thi truyền thống để đo khả năng ghi nhớ của học sinh thì giáo viên cần phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Chúng tôi có sự so sánh như sau:

Ra đề thi theo hƣớng tập trung vào kiến thức

Ra đề thi theo hƣớng phát huy năng lực

Câu hỏi: Một chuồng ngựa có 5 con, bác chăn ngựa đến dắt đi 5 con (hoặc 4/3/2/1 con). Hỏi chuồng ngựa còn mấy con. Trả lời: Học sinh chỉ có thể trả lời 1 trong 5 phép tính:

5 – 0 = 5

Câu hỏi: Một chuồng ngựa có 5 con, bác chăn ngựa đến mở cửa chuồng. Em hãy viết tất cả các phép trừ có thể có trong bài toán nêu trên

Trả lời: Học sinh được thỏa sức viết các phép tính theo “tư duy”, “năng lực”

5 – 1 = 4 5 – 2 = 3 5 – 3 = 2 5 – 4 = 1 5 – 5 = 0

của mình, với tình huống đó học sinh có năng lực tốt sẽ viết được các phép tính

5 – 0 = 5; 5 – 1 = 4; 5 – 2 = 3; 5 – 3 = 2 5 – 4 = 1; 5 – 5 = 0 và học sinh có thể giải thích bằng nhiều lí do khác nhau theo tư duy và năng lực vận dụng của trẻ. Chẳng hạn, 5 – 5 = 0 giáo viên hỏi: “tại sao em lại viết được phép tính này?” học sinh có thể trả lời: “vì không có con ngựa nào ra khỏi chuồng do bác chăn ngựa đã vứt một bó cỏ vào trong chuồng” hoặc học sinh có thể trả lời: “con ngựa đó đã thuần”.

Ví dụ 3 ( Toán 4): Khi thiết kế đề thi toán của học sinh lớp 4 về mảng nội dung:

chu vi và diện tích của hình vuông. Với cách ra đề truyền thống và ra đề theo hướng phát huy năng lực của người học thì giáo viên sẽ có thể làm như sau (chúng tôi đưa đề vào trong bảng để so sánh 2 cách ra đề khác nhau):

Ra đề thi theo hƣớng tập trung vào kiến thức

Ra đề thi theo hƣớng phát huy năng lực

Đề bài: Cho một hình vuông có cạnh 5cm 1/ Hãy tính chu vi của hình vuông?

2/ Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh?

Trả lời: Học sinh sẽ áp dụng công thức tính chu vi và diện tích để giải bài toán trên.

Chu vi hình vuông đó là: (5 + 5) x 2 = 20 (cm) Diện tích hình vuông đó là:

5 x 5 = 25 (cm2 )

Đề bài: Cho hình vuông có cạnh 5cm. Hãy viết ít nhất hai hiểu biết của em về hình vuông nói trên?

Trả lời: Học sinh có năng lực tốt sẽ biết được hai hiểu biết về hình vuông đó là chu vi và diện tích, từ đó học sinh viết được phép tính:

Chu vi hình vuông đó là: (5 + 5) x 2 = 20 (cm) Diện tích hình vuông đó là:

Nhận xét:

Kiểu thiết kế đề thi này học sinh chỉ hình thành kĩ năng thực hành trong những tình huống giống mẫu, tương tự, lặp đi lặp lại. Đó là dạng đề “đóng”.

Nhận xét:

Cách ra đề thi này là theo hướng “mở” để đo năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Đây chính là thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh.

Một phần của tài liệu Kĩ năng thiết kế đề thi theo hướng phát huy năng lực học sinh của giáo viên trường TH Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La. Khóa luận Thắm 2020 - Copy (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)