- Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề: Chất lƣợng và số lƣợng lao động ảnh hƣởng tới định hƣớng và cách thức quản lý nhà nƣớc về
(Nguồn: thị trường lao động Hàn Quốc Cục QLLĐ ngoài nước 2005)
2.1.3 Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản
1.2.1.1. Thị trường lao động Nhật Bản
Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sƣờn đông của đại lục Âu-Á phía tây bắc Thái Bình Dƣơng. Nhật Bản có tổng diện tích đất đai vào khoảng 372.000km2 và trải dài 2.500km từ Bắc tới Nam. Đất nƣớc Nhật Bản bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku, và Kyushu cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác. Nhật Bản có những nét riêng về phong tục, tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa,… trong đó gia đình giữ một vai trò trọng yếu. Nhật Bản là nƣớc nghèo về tài nguyên trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhƣng với chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi giai đoạn (1945-1954) và phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản tiếp tục là một nƣớc có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật và tài chính. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành một trong những nƣớc công nghiệp hàng đầu thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Nền kinh tế Nhật Bản là một tổ hợp đang phát triển mạnh các ngành công nghiệp, thƣơng mại, tài chính, nông nghiệp và tất cả các yếu tố khác của một cơ cấu kinh tế hiện đại. Giống nhƣ các nƣớc công nghiệp khác, gần đây dân số Nhật Bản tăng chậm lại mặc dù tỷ lệ tử vong giảm liên tục. Sau khi lên đến mức cao nhất là 1,27% vào năm 1974, tốc độ tăng dân số giảm mạnh. Dự đoán dân số Nhật Bản sẽ đạt mức cao nhất là 129,5 triệu ngƣời vào năm 2010, sau đó sẽ giảm dần. Cơ cấu dân số hiện nay là cơ cấu
dân số già với tỷ lệ ngƣời từ 65 tuổi trở lên chiếm 16,2% dân số (35).
Hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với một số vấn đề xã hội có ảnh hƣởng xấu đến thị trƣờng lao động trong nƣớc đó là sự già hóa dân số do tỷ lệ ngƣời cao tuổi ngày càng tăng trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm. Điều này dẫn đến số lƣợng ngƣời tham gia lao động của Nhật Bản cũng trong chiều hƣớng giảm mạnh. Để đảm bảo cho sự phát trển và tăng trƣởng kinh tế, mỗi năm Nhật Bản cần một lƣợng lớn ngƣời tham gia lao động, nhƣng điều này trên thực tế nƣớc Nhật không thể đáp ứng đƣợc. Chính vì vây, chính phủ Nhật Bản đang tích cực tái cơ cấu lại nền kinh tế theo xu hƣớng tăng nhanh hàm lƣợng chất xám của những ngƣời tham gia lao động, giảm dần lao động giản đơn và cơ bắp. Thể hiện ở việc Nhật Bản đã di chuyển những nhà máy, những xí nghiệp có sử dụng nhiều lao động sang các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam…Bên cạnh đó Nhật Bản cũng tiếp nhận lao động của một số nƣớc có tay nghề sang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Nhật Bản từ lâu đã đƣợc coi là một quốc gia có chính sách “đóng cửa” đối với lao động nƣớc ngoài. Trong các quy định của pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cƣ, ngƣời nƣớc ngoài chỉ đƣợc vào Nhật Bản làm việc trong một số rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1991, Nhật Bản lại đƣa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nƣớc đang phát triển sang tu nghiệp nâng cao tay nhề. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lƣợc kinh tế Nhật Bản, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nƣớc đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lƣợng lao động bất hợp pháp tại các nƣớc này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Ngƣời lao động nƣớc ngoài ở đây chỉ đƣợc hƣởng quy chế “tu nghiệp sinh” (trainee) và hƣởng “trợ cấp tu nghiệp ” (trainee allowance) nhƣng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lƣơng của
ngƣời lao động ở một số thị trƣờng khác.
Bên cạnh sự thiếu hụt lao động do tốc độ tăng dân số giảm mạnh, còn có một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động là thái độ đối với công việc đang thay đổi. Ngày càng có nhiều ngƣời muốn thay đổi việc làm và tìm những cung cách làm việc linh hoạt hơn. Điều này có nghĩa là các công ty sẽ tiếp tục thiếu lao động và không ngừng phải tìm cách đáp ứng các yêu cầu của ngƣời lao động nhƣ tăng lƣơng, giảm giờ làm, cải thiện các điều kiện lao động.
Nhật Bản có chủ trƣơng bảo hộ thị trƣờng lao động trong nƣớc, chỉ khuyến khích các lao động nƣớc ngoài có kỹ năng và chuyên môn cao. Nhƣng thực tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu lao động nƣớc ngoài, đặc biệt là trong khu vực 3D. Luật kiểm tra về nhập cƣ và ngƣời di dân năm 1990 có quy định rõ không tuyển dụng lao động nƣớc ngoài chƣa qua đào tạo, vì vậy cũng giống nhƣ Hàn Quốc, lao động vào Nhật Bản thông qua hình thức tu nghiệp sinh hoặc thực tập sinh theo “Chƣơng trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh tại Nhật Bản”. Chƣơng trình này bắt đầu từ năm 1981 để đáp ứng sự thiếu nhân công trong ngành công nghiệp. Từ năm 1993, tu nghiệp sinh nƣớc ngoài hoàn thành thời hạn tu nghiệp đƣợc chuyển sang thực tập kỹ thuật để nâng cao kỹ năng kiến thức theo hợp đồng lao động ở công ty nơi mà họ tu nghiệp. Những năm qua, hàng năm Nhật Bản nhận khoảng 45.000 tu nghiệp sinh nƣớc ngoài vào tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ trong một số ngành sản xuất. Thời hạn tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản từ 2 đến 3 năm tùy theo từng nghề. Tham gia chƣơng trình này chủ yếu là các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Việt Nam và một số nƣớc khác. Theo điều tra về việc làm của lao động nƣớc ngoài năm 1999, số tu nghiệp sinh hiện có tại Nhật Bản là gần 50.000 ngƣời, phần lớn tu nghiệp sinh làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo (khoảng 82%).
Bản
Do quy định của luật pháp Nhật Bản không cho phép nhập khẩu lao động nên lao động sang làm việc tại Nhật Bản thông qua chƣơng trình đào tạo dƣới danh nghĩa là tu nghiệp sinh, hoặc thực tập sinh. Tham gia chƣơng trình tu nghiệp sinh là điều kiện bắt buộc để có thể tham gia chƣơng trình thực tập kỹ thuật.
Đặc điểm của chƣơng trình tu nghiệp:
- Tu nghiệp sinh lƣu trú tại Nhật Bản với mục đích là học tập kỹ năng chuyên môn chứ không phải với mục đích làm việc, do đó vào bất kỳ thời điểm nào ngoài giờ tu nghiệp hay trong ngày nghỉ, tu nghiệp sinh không đƣợc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có thể coi là làm việc. Luật quản lý xuất nhập khẩu lao động Nhật Bản cũng quy định tu nghiệp sinh không đƣợc phép tham gia lao động đƣợc trả lƣơng cũng nhƣ không đƣợc phép nhận lƣơng.
- Kết thúc quá trình tu nghiệp, tu nghiệp sinh có thể đƣợc xem xét cho chuyển tiếp sang chƣơng trình thực tập kỹ thuật nếu đƣợc đánh giá tốt về kỹ thuật, tƣ cách sinh hoạt, khi đó thực tập sinh sẽ ký hợp đồng đào tạo thực tập kỹ thuật với doanh nghiệp tiếp nhận thực tập sinh. Trong giai đoạn này, thực tập sinh đƣợc nhận lƣơng theo thỏa thuận trong hợp đồng, đƣợc phép làm việc ngoài giờ.
Việc tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài vào Nhật Bản có thể theo một trong các hình thức sau
- Chƣơng trình tu nghiệp do công ty Nhật Bản trực tiếp thực hiện. Hình thức này thƣờng áp dụng cho công ty “mẹ” nhận tu nghiệp sinh là ngƣời làm trong công ty “con” ở nƣớc ngoài; Các công ty Nhật Bản nhận tu nghiệp sinh làm việc ở các công ty có vốn đầu tƣ của mình ở nƣớc ngoài; công ty có quan hệ kinh doanh với nƣớc ngoài nhận tu nghiệp sinh là nhân viên của công ty đối tác.
ty hội viên của phòng thƣơng mại và công nghiệp, hiệp hội các xí nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã làm công tác trung gian tuyển chọn tu nghiệp sinh cho công ty có nhu cầu ở Nhật Bản.
- Chƣơng trình tu nghiệp đƣợc thực hiện với sự giới thiệu của Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản. Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) là tổ chức phi Chính phủ, không trực tiếp tiếp nhận tu nghiệp sinh mà chỉ thực hiện một số hoạt động nhƣ trao đổi thông tin với Chính phủ các nƣớc có nhu cầu đào tạo lao động tại Nhật Bản và cung cấp các thông tin này cho các doanh nghiệp, các tổ chức tiếp nhận lao động của Nhật Bản; chỉ dẫn và giúp đỡ các thủ tục nhập cảnh và lƣu trú tại Nhật Bản cho tu nghiệp sinh; giới thiệu kế hoạch tuyển sinh cho các khóa đào tạo, cung cấp các thông tin liên quan....
- Các trƣờng hợp khác: bao gồm các trƣờng hợp tiếp nhận của cơ quan Chính phủ, đoàn thể đặc biệt theo quy định của Bộ Tƣ pháp.
Mô hình nhận tu nghiệp sinh Việt Nam phổ biến hiện nay là chƣơng trình tu nghiệp đƣợc thực hiện thông qua một tổ chức nhận, với sự giới thiệu của JITCO.
Theo thông tin từ Cục Quản Lý Lao động Ngoài nƣớc, nhu cầu lao động tại Nhật Bản sẽ đòi hỏi khá lớn trong thời gian tới, các ngành nghề nhƣ kỹ sƣ máy tính, đầu bếp đang có cơ hội rất lớn đƣợc tuyển dụng tại Nhật Bản. Một điểm mới đáng khích lệ ở thị trƣờng này là Nhật Bản đang xem xét thay đổi hình thức nhận tu nghệp sinh bằng con đƣờng nhập khẩu lao động Việt Nam.
* Ký kết hợp đồng: Trong giai đoạn tu nghiệp, hợp đồng tu nghiệp là hợp đồng đào tạo ký kết giữa cơ quan gửi tu nghiệp sinh và cơ quan nhận tu nghiệp sinh.
Trình tự tiến hành cụ thể:
động với nƣớc ngoài) và Cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO) ký bổ sung Bản ghi nhớ.
- Tổ chức nhận tu nghiệp sinh thông qua JITCO nộp đơn xin nhận tu nghiệp sinh tới cho tổ chức gửi tu nghiệp sinh.
- Tổ chức gửi tu nghiệp sinh lựa chọn tu nghiệp sinh dự tuyển, thông báo về danh sách tu nghiệp sinh đƣợc chọn.
- Tổ chức nhận tu nghiệp sinh tiến hành phỏng vấn trực tiếp, sau đó ra quyết định nhận tu nghiệp sinh. Bên phía tổ chức gửi tu nghiệp sinh cũng ra quyết định gửi tu nghiệp sinh
- Ký kết hợp đồng đào tạo giữa tổ chức gửi và tổ chức nhận tu nghiệp sinh.
Trong giai đoạn thực tập kỹ thuật, thực tập sinh trực tiếp ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp nhận thực tập sinh.
Hiện nay ở Việt Nam có gần 30 công ty cung ứng tu nghiệp sinh và lao động sang Nhật Bản.
* Cơ cấu ngành nghề: Việc đƣa lao động Việt Nam đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật ở Nhật Bản bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 1992 theo chƣơng trình “phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài vào tu nghiệp ở Nhật Bản”. Qua hơn mƣời năm thực hiện, hơn 15.000 tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại các xí nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, Phần lớn trong lĩnh vực dệt, may, điện tử, chế biến, cơ khí và xây dựng. Các ngành nghề đƣợc nhận tu nghiệp sinh bao gồm 53 nghề, gồm có 14 nghề trong lĩnh vực cơ khí và kim loại, 6 nghề trong lĩnh vực dệt may, 20 nghề trong lĩnh vực xây dựng và 9 nghề khác trong lĩnh vực hàn, đánh cá bằng tàu thuyền, vận hành kéo sợi và dệt vải....Ngoài ra, các ngành đƣợc phép đƣa vào chƣơng trình thực tập kỹ thuật: bao gồm 55 nghề gồm 53 nghề nêu trên và 2 nghề là sử dụng thiết bị xây dựng và uốn nắp đồ hộp(36).