- Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề: Chất lƣợng và số lƣợng lao động ảnh hƣởng tới định hƣớng và cách thức quản lý nhà nƣớc về
Đơn vị: ngườ
2.2.1.2 Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động
Mức thu nhập của ngƣời lao động tại các thị trƣờng Đông Bắc Á cao hơn so với các khu vực khác. Bình quân hàng tháng (kể cả làm thêm giờ), một ngƣời Việt Nam đi làm việc ở thị trƣờng Đông Bắc Á có thu nhập khoảng 450 USD. Trừ tiền bảo hiểm xã hội (khoảng 4 USD/tháng) và tiền phí dịch vụ nộp cho tổ chức kinh tế (khoảng 40 USD/tháng) và trừ chi phí sinh hoạt tháng, sau hợp đồng 2 năm ngƣời lao động có thể tích lũy đƣợc 8.000 – 9.000 USD tƣơng đƣơng với 124 triệu đến 139 triệu đồngViệt Nam theo tỷ giá 1USD = 15.500 đồng. Đối với lao động giúp việc gia đình và khán hộ công, nếu đƣợc gia hạn hợp đồng thêm một năm nữa thì sau ba năm làm việc tại Đài Loan, họ có thu nhập trung bình từ 10.000 – 12.000 USD. Đây là khoản tiền không nhỏ để ngƣời lao động có thể cải thiện điều kiện sống của gia đình mình và tạo việc làm khi về nƣớc. Lao động làm việc trong các lĩnh vực khác có thu nhập còn cao hơn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử, thu nhập có thể lên tới 600 – 800 USD/tháng(33).
Với mức thu nhập nói trên, ngƣời lao động không những cải thiện đƣợc đời sống của bản thân mình mà còn có thể giúp đỡ gia đình về mặt kinh tế, đặc biệt là những hộ gia đình ở nông thông có ngƣời thân đi xuất khẩu lao động. Cũng nhờ nguồn thu nhập từ xuất khẩu lao động, kết hợp với kinh nghiệm đúc kết đƣợc khi làm việc ở nƣớc ngoài nhiều lao động sau khi về nƣớc đã trở thành nhà đầu tƣ, chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho một bộ phận lao động khác, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.