Tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đông bắc á001 (Trang 67 - 69)

- Trình độ, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề: Chất lƣợng và số lƣợng lao động ảnh hƣởng tới định hƣớng và cách thức quản lý nhà nƣớc về

Đơn vị: ngườ

2.2.1.4. Tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao:

Sau thời gian làm việc ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động đã nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếp thu đƣợc công nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, từng bƣớc đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc khi lao động trở về. Điều này thể hiện rất rõ ở việc gần đây Việt Nam đƣa nhiều lao động sang Nhật Bản dƣới hình thức tu nghiệp sinh trong một số ngành nghề sản xuất công nghiệp. Số tu nghiệp sinh này trong thời gian làm việc ở Nhật Bản đã đƣợc các chủ doanh nghiệp đánh giá tốt. Sau khi về nƣớc, đa số lao động này đƣợc các doanh nghiệp Viêt Nam tiếp nhận trở lại làm việc và các doanh nghiệp cũng rất hài lòng về tay nghề của họ. Bằng thu nhập khi trở về nƣớc ngƣời lao động có vốn đầu từ tạo thêm việc làm, kinh doanh, mua phƣơng tiện sản xuất ở một số vùng nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, nhƣ ở xã Cƣơng Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và ở xã Thái Mỹ (Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh)…

Từ năm 1992 đến 2005, số lao động xuất khẩu làm việc ở các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc dƣới hình thức tu nghiệp sinh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc bồi dƣỡng tay nghề, khi về nƣớc có thể phục vụ trong các dây chuyền lắp ráp điện tử, điện lạnh. Đặc biệt, đối với trên 1.000 công nhân kỹ thuật Việt Nam đang làm việc tại khu công nghệ cao Tân Trúc của Đài Loan, trong đó có trên 500 công nhân đang làm việc tại 14 xí nghiệp điện tử, sau khi kết thúc hợp đồng lao động có thời hạn 2-3 năm trở về nƣớc là nguồn nhân lực có vốn kỹ thuật rất cơ bản về lĩnh vực điện tử, sẽ phục vụ cho nhu cầu phát triển trong nƣớc. Số lao động này sẽ dễ dàng đƣợc tiếp nhận vào các xí nghiệp do ngƣời Đài Loan đầu tƣ tại Việt Nam. Đối với số thuyền viên xuất khẩu lao động làm việc trên các tàu đánh cá thuộc công ty Hợp Tác Lao Động với nƣớc ngoài (LOD), Công ty Cung ứng lao động (LASCO) và một số công ty thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải, sau thời gian phục vụ trên tàu ở nƣớc ngoài trở về nƣớc là nguồn nhân lực có kỹ thuật máy, kỹ thuật hàng hải cao trong việc vận hành tàu cũng nhƣ tổ chức đánh bắt và bảo quản thủy hải

sản, hoặc có kinh nghiệm trong việc chở dầu, hóa chất. Đây chính là nguồn nhân lực góp phần phát triển đội ngũ sỹ quan, thủy thủ lành nghề của quốc gia trong 5 đến 10 năm tiếp theo.

Một bộ phận khác làm công việc giản đơn là giúp việc gia đình và khán hộ công cũng có thể nâng cao đƣợc trình độ. Sau một thời gian làm việc ở nƣớc ngoài, trình độ và nhận thức của lao động Việt Nam về xã hội, về quản lí gia đình, chăm sóc giáo dục con cái, chăm sóc ngƣời già, ngƣời bệnh, kiến thức về y tế... sẽ đƣợc nâng lên một trình độ mới.

Nhƣ vây, xuất khẩu lao động không những góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động mà còn góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ phát triển kinh tế trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đông bắc á001 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)