3.3. Các giải pháp bảo đảm áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về
3.3.5. Hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước và các thiết
chế xã hội trong kiểm soát, phòng và chống tội phạm
Điều 4 BLHS năm 2015 đã quy định về trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm như sau:
“1. Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
2. Cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình.
3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.”
Chiến lược Quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ rõ quan điểm: “Phòng, chống tội phạm
là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các cơ quan chức năng làm nòng cốt, vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân... Tập trung lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp, chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh ngăn chặn tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; coi trọng công tác phòng ngừa xã hội từ cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Điều này thể hiện quan điểm kiểm soát, phòng và chống tội phạm không phải là nhiệm vụ của riêng Nhà nước, mà vai trò tham gia kiểm soát, phòng và chống tội phạm của các lực lượng xã hội và mọi công dân cũng vô cùng quan trọng; khẳng định sự cần thiết và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các thiết chế xã hộitrong kiểm soát, phòng và chống tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay “cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm ở nước ta bên cạnh những điểm tích cực cũng còn tồn tại hạn chế. Những hạn chế đó
nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến hệ thống hoạt động không nhịp nhàng, hiệu quả, làm giảm khả năng kiểm soát tội phạm” [56, tr.280].
Để hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội trong kiểm soát, phòng và chống tội phạm, có thể thực hiện một số giải pháp như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện một số quy định của BLHS theo hướng tăng cường dân chủ, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, tăng cường kiểm soát xã hội đối với tội phạm như:
+ Để phát huy tinh thần, trách nhiệm của công dân trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nên bổ sung quy định thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc trân trọng và bảo vệ họ - bổ sung nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 BLHS năm 2015: “Các hành vi cản trở, đe dọa hay xâm phạm đến quyền và lợi ích của công dân đều bị xử lý kịp thời, công minh theo đúng pháp luật. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ công dân khi họ tham gia đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm” [56, tr.286-288].
+ Bổ sung quy định về các trường hợp đương nhiên được coi là phòng vệ chính đáng, tương tự như quy định trong BLHS của một số nước trên thế giới (BLHS CHND Trung Hoa, BLHS Liên bang Nga) để phòng ngừa, chống các tội phạm xâm phạm tự do, an ninh cá nhân của con người như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dân, tội cướp tài sản, tội phạm về ma túy... [56, tr.289-290].
- Xây dựng khung Quy chế hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia kiểm soát tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội [56, tr.282-283]
Hiện nay nhiều địa phương trên cả nước đã có Quy chế tổ chức và hoạt động cho một số tổ chức xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa phương, ví dụ như: Quy chế tổ chức và hoạt động của câu lạc bộ phòng,
chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND tỉnh Bình Dương; Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng tại thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/3/2014 của UBND thành phố Hồ Chí Minh; Quy định về tổ chức và hoạt động của đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang; Quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 của UBND tỉnh Trà Vinh; Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành kèm theo Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ngày 26/11/2018 của UBND tỉnh Bến Tre; Quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 03/10/2018 của UBND tỉnh Bình Dương… Tuy nhiên, nhiều địa phương khác lại chưa có những quy chế này.
Vì vậy, cần xây dựng khung Quy chế hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia kiểm soát tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội (như các câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, đội dân phòng, đội tự quản,ban, tổ an ninh trật tự nông thôn, bảo vệ dân phố…). Ở mức độ chung, Quy chế sẽ quy định chung về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn; nguyên tắc, phương thức tổ chức hoạt động; quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân và đơn vị vũ trang nhân dân có thẩm quyền tại địa phương; chế độ, chính sách hỗ trợ; kinh phí bảo đảm cho hoạt động... của các lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm.
- Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư, vận động người phạm
tội ra tự thú, khai báo thành khẩn, truy bắt đối tượng phạm tội có lệnh truy nã; thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời, hỗ trợ để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng, nhân dân tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo sự chuyển biến rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội trong các khu dân cư, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cấp chính quyền địa phương [24, tr.250].
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc phòng vệ tấn công tội phạm, bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia công tác phòng, chống tội phạm. Có chính sách thoả đáng đối với các tập thể, cá nhân bị thương hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm. Có như vậy mới tạo được sự chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện, phát sinh, phát triển tội phạm để từng bước kiểm soát, làm giảm các loại tội phạm, nhất là tội phạm do các băng nhóm thực hiện gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học với tên gọi “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam” cho
phép tác giả đưa ra những kết luận như sau:
1. Từ sự nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự, cũng như trên cơ sở định nghĩa pháp lý của một số khái niệm riêng biệt trong luật hình sự Việt Nam (như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ…), tác giả luận văn cho rằng: Loại trừ TNHS là trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo quy định của BLHS hiện hành thì họ không phải chịu TNHS do có một trong những căn cứ được loại trừ TNHS.
2. Loại trừ TNHS có các đặc điểm cơ bản là: Phải được quy định trong luật hình sự; loại trừ TNHS là trường hợp một người đã có hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng không thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm, qua đó, xác định rõ ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm; một số hành vi gây thiệt hại cho xã hội được loại trừ TNHS là các hành vi có ích, có lợi cho xã hội, được Nhà nước động viên, khuyến khích; đối tượng được loại trừ TNHS là người không phạm tội.
3. Chế định loại trừ TNHS trong luật hình sự Việt Nam hiện hành đóng vai trò quan trọng trong lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự, tạo điều kiện tăng cường pháp chế và thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta; góp phần xác định ranh giới giữa hành vi bị coi là tội phạm và không phải là tội phạm; góp phần nâng cao trình độ pháp lý cho những người làm công tác bảo vệ pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện quyền chính đáng của mình, thực hiện công bằng xã hội.
4. Nghiên cứu những trường hợp loại trừ TNHS trong lịch sử lập pháp Việt Nam cho thấy quy định về chế định này xuất hiện khá sớm trong các Nghị định của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết của TANDTC từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Với những ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa chính trị - xã hội của chế định này, các nhà làm luật đã có một loạt các quy định điều chỉnh về mặt lập pháp những trường hợp này ngay từ BLHS Việt Nam đầu tiên (BLHS năm 1985). Chế định này tiếp tục được kế thừa, phát triển trong Phần chung của các BLHS sau này.
5. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, những trường hợp loại trừ TNHS được quy định trong luật hình sự của nhiều quốc gia, tuy nhiên, mỗi nước quy định khác nhau về tên gọi, số lượng phạm vi và nội dung quy định về những trường hợp này. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh quy định tương tự của BLHS các nước cho phép chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về quy định của BLHS Việt Nam và từ đó có thể tham khảo những điểm tiến bộ, hợp lý, đưa ra các ý tưởng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nói chung và quy định của BLHS về chế định này.
6. Tác giả đã nghiên cứu nội dung quy định cụ thể của BLHS năm 2015 về 07 trường hợp loại trừ TNHS, trong đó làm rõ những điều kiện và phạm vi của từng trường hợp. Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng những trường hợp loại trừ TNHS. Việc BLHS năm 2015 chính thức quy định những trường hợp loại trừ TNHS thành một chương thống nhất với 07 trường hợp cụ thể là phù hợp với thực tiễn xét xử đặt ra, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, khẳng định được nguyên tắc tiến bộ của pháp luật hình sự trong xu thế hội nhập tư pháp hình sự và góp phần xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
7. Phân tích quy định của BLHS năm 2015, tác giả đã đánh giá, nhận định một số điểm tồn tại, bất cập trong quy định của BLHS cũng như thực tiễn áp dụng chế định loại trừ TNHS. Đó là chưa có khái niệm pháp lý chung về những trường hợp loại trừ TNHS; chưa thống nhất khi sử dụng thuật ngữ quy định về bản chất và hậu quả pháp lý của các trường hợp loại trừ TNHS; sự thiếu vắng các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết áp dụng luật; tồn tại, bất cập về kỹ thuật lập pháp trong một số điều luật; tồn tại, bất cập trong thực tiễn áp dụng một số trường hợp loại trừ TNHS cụ thể. Đồng thời chỉ ra một số nguyên nhân của những tồn tại, bất cập.
8. Dựa trên các cơ sở về lý luận, thực tiễn và lập pháp, tác giả đã đề xuất 08 kiến nghị cụ thể tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về những trường hợp loại trừ TNHS và 05 giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng quy định của BLHS về những trường hợp này trong thực tiễn, cụ thể là: Tăng cường công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về những trường hợp loại trừ TNHS; Chú trọng việc tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định về những trường hợp loại trừ TNHS; Chú trọng nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên môn về giám định pháp y tâm thần; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vũ khí, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội, an ninh trật tự; Hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội trong kiểm soát, phòng và chống tội phạm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt
1. Bộ Tư pháp (2016), Tài liệu hội nghị Quán triệt, phổ biến Bộ luật Hình
sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
2. Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Phần chung), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản
trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
5. Lê Văn Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh (Lý luận, Lời giải
mẫu và 500 bài tập), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Văn Cảm (biên soạn) (2018), Nhận thức khoa học về Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hoá lần thứ ba (sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Chí (1999), “Về chế định loại trừ TNHS”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
"MIR" Matxcơva và Nxb Y học Hà Nội, Hà Nội.
12. Nguyễn Hương Giang (2001), Tình thế cấp thiết trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
13. Đinh Bích Hà (2007), BLHS của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân