Làng/thôn lựa chọn phỏng vấn và đặc điểm của vị trí khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học bò sát (reptilia) tại khu di sản thiên nhiên văn hóa thế giới tràng an, tỉnh ninh bình​ (Trang 26 - 31)

Khu

vực Tên thôn/xã

Đặc điểm tuyến khảo sát Điểm Dạng sinh cảnh chính

Tràng An

Ninh Xuân Hang Bói Rừng trên núi đá

Trảng cây bụi trên núi đá Ninh Xuân Hang Trống Rừng trên núi đá

Trảng cây bụi trên núi đá Gia Sinh hang Trâu Bái

Đính

Khu canh tác nông nghiệp, Dân cƣ

Ninh Xuân Cổng Tam Quan Rừng trên núi đá ,

Trảng cây bụi trên núi đá Trƣờng Yên Tuyệt Tịnh Cốc Khu canh tác nông nghiệp Tam

Cốc-

Xã Sơn Hà Động Thiên Hà Rừng trên núi đá hang Luồn

Bích

Động Xã Ninh Hải Chùa Bích Động

Rừng trên núi đá

Trảng cây bụi trên núi đá Xã Ninh Hải Thung Nham Rừng trên núi đá

Xã Ninh Hải Hang Chợ Khu canh tác nông nghiệp Xã Ninh Hải Thung Nắng Khu canh tác nông nghiệp

Xã Ninh Hải Đền Thái Vi Khu canh tác nông nghiệp, dân cƣ

Hoa Lƣ

Xã Ninh Hòa Núi Mã Yên Rừng trên núi đá Xã Ninh Hòa Núi Mã Mây Rừng trên núi đá Xã Ninh Hòa Đền Đinh Lê Rừng trên núi đá

Ghi chú dạng sinh cảnh: SC1: Rừng trên núi đá SC2: Trảng cây bụi trên núi đá

SC3: Khu canh tác nông nghiệp SC4: Khu dân cƣ

Các tuyến điều tra: điểm điều tra sẽ đƣợc xây dựng trên các khu Danh thắng Tràng An. Khu Tam Cốc - Bích Động và khu rừng đặc dụng Hoa Lƣ (đền Đinh Lê). Vì là điều tra các loài bò sát nên ta chú ý tập trung tại các hang động, vách đá hay thung lũng. Mổi điểm điều tra là một khu vực cụ thể. Đƣợc tiến hành trong 2 đợt

- Đợt 1 từ ngày 8 đến ngày 20 tháng 05 năm 2017 tại khu vực động Thiên Hà, hang Luồn, chùa Bích Động, Thung Nham, hang Chợ, Thung Nắng, đền Thái Vi, Núi Mã Yên, đền Trần, Hang Trống, hang Bói, cổng Tam Quan.

- Đợt 2 từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 6 năm 2017 tại khu vực đền Trần, hang Bói, hang Trống, chùa Bái Đính, hang Trâu Bái Đính, Tuyệt Tịnh Cốc, động Thiên Hà, động Thiên Thanh, hang Ông Quận.

3.4.2. Phương pháp điều tra bò sát và kiến thức bản địa liên quan đến chúng

3.4.2.1. Kế thừa tài liệu:

Kế thừa dữ liệu bản đồ do phòng Ban quản lý khu danh thắng cung cấp, kết hợp với thông tin từ tài liệu: “Kế hoạch quản lý Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn 2016-2020 định hướng đến 2030- để phân chia khu vực và thiết kế điểm điều tra; để biên tập các loại bản đồ.

Kế thừa số liệu trong các báo cáo điều tra động thực vật ở khu danh thắng Tràng An từ khi đƣợc thành lập đến nay.

3.4.2.2. Phỏng vấn người dân địa phương:

Trong mỗi thôn/làng, sau khi phỏng vấn thành phần loài Bò sát sẽ chọn đƣợc một số thợ săn nhiều kinh nghiệm. Trao đổi với các thợ săn đó về hoạt động săn bắt, sử dụng và bảo vệ các loài Bò sát tại địa phƣơng hiện nay cũng nhƣ trƣớc kia để từ đó phát hiện kiến thức bản địa liên quan.

3.4.2.3. Khảo sát thực địa:

Tổ chức công tác điều tra theo nhóm, mỗi nhóm đƣợc trang bị đầy đủ máy định vị GPS, ống nhòm, máy ảnh, dụng cụ bắt bò sát, dụng cụ đo lƣờng, dụng cụ làm mẫu và, sách định loại bò sát ngoài thực địa. Triển khai công tác điều tra bò sát vào mùa hè (tháng 5-6/2017), đúng vào thời kỳ Bò sát hoạt động mạnh nhất trong năm. Ngoài điều tra ban ngày (tập trung vào 9h00- 11h00), còn tiến hành soi đèn vào ban đêm (19h00-22h00).

Ghi nhận về các loài bò sát đƣợc thu thập qua quan sát trực tiếp bằng mắt thƣờng hoặc ống nhòm trên mặt đất, trên thân-cành- lá cây, dƣới nƣớc để phát hiện cá thể loài qua hình dạng, màu sắc, cách di chuyển. Một số loài để lại dấu vết trên đƣờng đi hay gần cửa hang nhƣ vết trƣờn bò, phân, xác lột của Kỳ đà, Rùa, Trăn, Rắn, dấu hiệu qua tiếng kêu nhƣ Tắc kè, Thạch sùng. Cơ quan cảm giác của bò sát chƣa phát triển nên khả năng phát hiện kẻ thù (tính nhạy cảm) của chúng kém so với chim và thú; điều đó giúp chúng ta có

thể đến gần để quan sát hoặc bắt giữ. Tuy nhiên khả năng ẩn nấp, ngụy trang lẩn trốn của bò sát rất tốt, nên đầu tiên chúng ta phải đánh động để phát hiện ra vị trí chúng đang ẩn nấp. Mặt khác, bò sát cũng nhanh quên, sau khi chúng chạy trốn, nếu xung quanh yên tĩnh thì chỉ 5-10 phút sau chúng sẽ xuất hiện trở lại.

Bởi vậy, chúng tôi dùng gậy khua động, vạch tìm bò sát trong hang đất, khe đá, hốc cây, tán lá. Sau khi phát hiện bò sát thì ghi nhận chi tiết về tọa độ, dạng sinh cảnh, số lƣợng cá thể và dự kiến định danh loài. Tiến hành thu mẫu vật chuẩn của loài (con trƣởng thành), mang về lán tiếp tục nghiên cứu kỹ để định loại chính xác.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

3.4.3.1. Phương pháp xử lý mẫu vật:

Mẫu vật thu đƣợc thƣờng đựng trong túi vải. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, mẫu vật đại diện cho các loài thƣờng đƣợc giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.

Mẫu vật đƣợc gây mê trong vòng 24 giờ bằng miếng bông thấm etyl axe-tat. Mẫu cơ hoặc mẫu gan dùng để phân tích sinh học phân tử (ADN) đƣợc lƣu giữ trong cồn 95% và đƣợc cách ly foóc môn.

Sau khi gây mê, mẫu vật đƣợc đeo nhãn có đánh số ký hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nƣớc, chữ viết trên nhãn không bị tan trong cồn.

Để mẫu có hình dạng dễ phân tích hoặc quan sát sau này cần cố định mẫu. Sắp xếp mẫu vật theo hình dạng mong muốn, sau đó phủ vải màn hoặc giấy thấm lên trên, ngâm trong cồn 80–90% trong vòng 8–10 tiếng. Đối với mẫu bò sát cỡ lớn, cần tiêm cồn 80% vào bụng và cơ của con vật để tránh thối hỏng mẫu.

Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu đƣợc chuyển sang ngâm trong cồn 70%.

3.4.3.2. Phương pháp phân tích hình thái và định danh mẫu vật:

Phương pháp phân tích hình thái mẫu vật: các chỉ số hình thái sử dụng theo Nguyen et al. (2010), Bourret (1943), Manthey & Grossmann (1997) cho các loài thằn lằn, và theo David et al. (2012), Manthey & Grossmann (1997) cho các loài rắn. Các chỉ số về hình thái đƣợc đo bằng thƣớc kẹp điện tử (Etopoo digital caliper) với sai số: ± 0,01 mm. Số vẩy đƣợc đếm dƣới kính hiển vi điện tử (Leica S6E). Một số chỉ số chính đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng sinh học bò sát (reptilia) tại khu di sản thiên nhiên văn hóa thế giới tràng an, tỉnh ninh bình​ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)